Chi phí hạng mục chung lớn hơn trong dự toán năm 2024

Phân tích gợi ý một số nội dung của chi phí hạng mục chung để không bị lúng túng khi lập dự toán, giá dự thầu, hoặc quyết toán chi phí này khi có yêu cầu giải trình, diễn giải chi tiết:

Theo khoản đ, mục 2, điều 8 của Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: “…Chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình…“

Chi phí hạng mục chung lớn hơn trong dự toán năm 2024

Chi phí hạng mục chung lớn hơn trong dự toán năm 2024

Như vậy:

Chi phí hạng mục chung gồm:

  1. Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường: Chi phí này hiện tại vẫn đang thường được xác định bằng tỉ lệ % (theo thông tư 04/2010/TT-BXD)
  1. Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, nội bộ công trường: Chi phí ăn ở; chi phí cầu phà, bến bãi; chi phí di chuyển thiết bị thi công; di chuyển nhân công lao động;…
  1. Chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có):

+ Chi phí mua bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ; dày bảo hộ; mũ bảo hộ; dây lưng an toàn; găng tay bảo hộ; kính bảo hộ; khẩu trang bảo hộ; các dụng cụ phòng cháy chữa cháy; các thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe cho người lao động….

+ Chi phí mua lưới an toàn, giàn giáo an toàn, ….

+ Chi phí huấn luyện giảng dạy an toàn lao động cho người lao động

+ Chi phí cho nhân viên hướng dẫn điều khiển giao thông; các thiết bị cảnh báo an toàn giao thông: đèn, còi tín hiệu; dây

  1. Chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh: Chi phí Thu dọn vệ sinh hàng ngày; Chi phí vận chuyển, xử lý phế thải; Chi phí xử lý chống ồn, chống bụi; chi phí.
  1. Chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình: tùy vào đặc điểm của từng địa điểm công trình để tính: hoàn trả hệ thống cây xanh; vỉa hè; cầu, cống, rãnh; di chuyển đường cáp, ống ngầm;…
  1. Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu: Khối lượng: dựa vào số lượng các thí nghiệm phải làm; Đơn giá: dựa vào báo giá và hợp đồng của các phòng LAS để tính..
  1. Và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình: Hút bùn, bơm nước,… không thường xuyên.

\===================================================================

Khi quyết toán chi phí hạng mục chung không cần yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư cung cấp chứng từ

Kính gửi Bộ Tài chính!

Trước khi Thông tư 06/TT/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ban hành, chi phí lán trại tạm và trực tiếp phí khác được cấu thành vào trong đơn giá xây dựng, khi thẩm tra quyết toán chỉ cần đối chiếu đơn giá trong bảng tính quyết toán A-B với đơn giá trong bảng tính giá trị hợp đồng. Từ khi Thông tư 06/TT/2016/TT-BXD ban hành thì: Chi phí lán trại tạm và trực tiếp phí khác được tách riêng đưa vào chi phí hạng mục chung bao gồm:

  1. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công (được xác định trên định mức đã quy định hoặc dự toán chi phí),
  2. Chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế (được xác định trên định mức đã quy định)
  3. Chi phí hạng Mục chung còn lại (được xác định bằng cách lập dự toán hoặc dự tính chi phí).

Vậy khi lập dự toán, đơn vị đã tính:

  1. Chi phí hạng mục chung theo định mức quy định đối với chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công và
  2. Chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế hoặc có dự tính chi phí hạng Mục chung còn lại và đã được phê duyệt theo thẩm quyền.

Xin hỏi: Khi thẩm tra quyết toán thì chi phí hạng mục chung này được quyết toán như thế nào? Tính toán theo định mức đã quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD nói trên giá trị xây lắp đã thẩm tra hoặc theo dự toán đã được duyệt hay cần hồ sơ gì? Có phải chi tiết vật liệu, nhân công, máy cấu thành nên giá trị của các công việc trong từng chi phí của hạng mục chung không? Hay hồ sơ chi tiết gì mới quyết toán được chi phí này? (Trong quyết toán A-B, đơn vị tính dựa trên định mức và dự tính chi phí dự toán được duyệt theo giá trị xây lắp quyết toán A-B). (30/06/2017)

Giải đáp:

Tại khoản 5 Điều 8, Thông tư số 06/2016/TT-BXD có hướng dẫn như sau:

Tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành có quy định:

Như vậy, trường hợp chi phí hạng mục chung được lập thiết kế, dự toán riêng cho hạng mục hoặc được tính bằng giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật, hồ sơ quyết toán thực hiện theo quy định, cơ quan thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra như gói thầu độc lập và theo hợp đồng đã ký kết.

Trường hợp chi phí chung được tính theo tỷ lệ % gói thầu xây dựng chính (không lập thiết kế, dự toán riêng); tiến hành thẩm tra việc áp dụng tỷ lệ (%) trên cơ sở kết quả thẩm tra gói thầu xây dựng chính.

Kết luận: Như vậy Bộ Tài chính đã trả lời rõ: tính theo tỷ lệ % là được, khi quyết toán các cơ quan quyết toán không cần yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư cung cấp chứng từ để quyết toán chi phí hạng mục chung này.