Câu trúc của mỗi bài học trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 gồm 4 hoạt động là

Về vấn đề này, phóng viên Báo QĐND đã phỏng vấnPGS, TS Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập NXB Giáo dụcViệt Nam [NXBGDVN].

Phóng viên [PV]:Ông có thể cho biết quá trình biên soạn cùng những ưu điểm màSGK GDQPAN 10đạt được?

PGS, TS Nguyễn Văn Tùng:Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc biên soạn SGK mới theo Chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] 2018 cũng như tầm quan trọng của môn GDQPAN, NXBGDVN thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành biên soạn cuốn sách theo đúng quy trình của Bộ GD&ĐT đã quy định. Đội ngũ tác giả đều là những cán bộ, giảng viên công tác ở các trường hàng đầu của quân đội và công an. Khi biên soạn SGK, đội ngũ tác giả luôn tuân thủ định hướng đổi mới GDPT với trọng tâm là chuyển nền giáo dục từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh; bám sát Chương trình GDPT môn GDQPAN cũng như các tiêu chuẩn SGK mới của Bộ GD&ĐT.

Các bài học trong sách thể hiện rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng lực của học sinh. Cấu trúc sách được sắp xếp theo trình tự khoa học, dễ sử dụng. Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật trong sách, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Hình thức trình bày sách cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình. Tranh, ảnh, bảng biểu, hình vẽ trong sách chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ và phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh.

PGS, TS Nguyễn Văn Tùng.

PV:Được biết, SGK GDQPAN của NXBGDVN tiếp tục phát triển, đổi mới các hoạt động học tập giúp giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học. Ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?

PGS, TS Nguyễn Văn Tùng:SGK GDQPAN 10 của NXBGDVN giúp giáo viên vận dụng sáng tạo hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, tạo điều kiện, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập. Sách không áp đặt một cách cứng nhắc, máy móc mà gợi ý giúp nhà trường và giáo viên tổ chức các hoạt động học tập một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường, lớp và nhận thức của học sinh.

Đối với nội dung lý thuyết, giáo viên có thể vận dụng phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề... tạo tình huống có vấn đề, giúp học sinh chủ động, vận dụng kiến thức liên môn, sự hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Các hoạt động học tập tạo cơ hội, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng và vận dụng kiến thức đã học về công tác QPAN vào thực tiễn cuộc sống.

Đối với nội dung thực hành, giáo viên có thể vận dụng phương pháp làm mẫu; giảng dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến ứng dụng; tổ chức luyện tập từ tự nghiên cứu, tập chậm, tập phân đoạn, tập tổng hợp cho đến khi thành thạo các kỹ năng, kỹ xảo quân sự cần thiết. Qua đó, tạo hình ảnh trực quan, sinh động về kỹ thuật thực hiện các thao tác, động tác hình thành giúp học sinh dễ dàng luyện tập tuần tự để hình thành những kỹ năng quân sự cần thiết.

Bìa cuốn sách.

PV:“Cuốn sách có nhiều điểm mới cả về nội dung, cách thức thể hiện, phương pháp dạy học...”. Để đạt được kết quả trên, NXBGDVN đã có những lộ trình, bước đi cụ thể thế nào, thưa ông?

PGS, TS Nguyễn Văn Tùng:Sách GDQPAN 10 của NXBGDVN được biên soạn theo quy trình chặt chẽ, khoa học tương tự SGK các môn học khác. Bên cạnh việc kế thừa những ưu điểm của SGK hiện hành, sáchGDQPAN 10phát triển, đổi mới các hoạt động học tập; tiếp cận và khai thác các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Sách lựa chọn những vấn đề cơ bản vừa phù hợp với phạm vi toàn quốc, vừa gần gũi với đời sống, gắn với truyền thống địa phương, phù hợp với vùng miền như phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ; đấu tranh phòng, chống ma túy; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hay những vấn đề về an ninh mạng, an ninh biên giới... Sách cũng sử dụng các câu lệnh, yêu cầu, câu hỏi trong SGK ở những nội dung trọng tâm nhằm phát huy tính tự giác, chủ động của học sinh.

PV:Trân trọng cảm ơn ông!

MINH DUY[thực hiện]

Tác giả sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 của NXB Giáo dục Việt Nam giới thiệu sách với các giáo viên

Hai cuốn sách được lựa chọn gồm sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 của 2 nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam do PGS.TS Nghiêm Viết Hải là tổng chủ biên, PGS.TS Đoàn Chí Kiên là chủ biên, cùng các tác giả Ngô Gia Bắc, Hoàng Quốc Huy, Mai Đức Kiên, Hoàng Việt Long, Vũ Văn Ninh, Doãn Văn Nghĩa.

Sách của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm do GS.TS Nguyễn Thiện Minh là tổng chủ biên, PGS TS Lê Hoài Nam là chủ biên cùng các tác giả Nguyễn Đức Hạnh, Phí Văn Hạnh, Nguyễn Ngọc Huynh, Uông Thiện Hoàng, Hoàng Lê Nam, Vũ Thị Nga, Nguyễn Văn Tình, Phạm Hữu Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn, Lương Hồng Sinh.

Theo đại diện Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh [Bộ GD&ĐT], sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được đưa vào sử dụng từ năm học 2022-2023 ở các trường phổ thông trên cả nước.

Trong đó, sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh của Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm có cấu trúc bài học được biên soạn theo mô hình hoạt động, gồm 4 loại hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.

Các nội dung dạy học không thiết kế theo từng tiết mà được biên soạn theo tổng số tiết của bài học nhằm tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh dạy và học linh hoạt, phù hợp với trình độ của học sinh từng lớp, từng trường, từng địa phương. Các bài học có nhiều dạng câu hỏi, bài tập vận dụng, xử lý tình huống… giúp giáo viên đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chương trình, đồng thời đánh giá được quá trình học tập của học sinh.

Giới thiệu Sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh

Sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển, đổi mới các hoạt động học tập giúp giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học. Sách cũng vận dụng sáng tạo hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm; tạo điều kiện, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập.

Cuốn sách có nhiều điểm mới cả về nội dung, cách thức thể hiện, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá kết quả và hình thức mĩ thuật, bổ sung thêm một số vấn đề cho phù hợp với thực tiễn công tác Quốc phòng và An ninh hiện nay như: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam; bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; một số hiểu biết về an ninh mạng…

Sách thiết kế nhiều hoạt động phong phú, đa dạng giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực chung và đặc thù, như: Năng lực nhận thức các vấn đề quốc phòng, an ninh; năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống, vận dụng sáng tạo hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm; tạo điều kiện, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập.

Giáo viên có thể linh hoạt vận dụng các hình thức đánh giá, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, trắc nghiệm, kiểm tra thực hành với tổ chức hội thao, hội thi. Sách thiết kế một cách tổng thể, nhất quán và khoa học, được in bốn màu, tạo sự hấp dẫn, hiện đại, giàu tiện ích và dễ dàng sử dụng cho mỗi học sinh và giáo viên.

Sách giáo khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh 10 kế thừa những ưu điểm của sách giáo khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh hiện hành, đồng thời tiếp tục phát triển, đổi mới các hoạt động học tập giúp giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học. Ngoài phiên bản sách giấy, hai cuốn sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh còn có phiên bản điện tử, giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu sách.

Ngày hỏi:13/12/2017

Nội dung chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 bao gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?  

  • Nội dung chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 được quy định tại Mục V Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

    V. NỘI DUNG GIÁO DỤC

    1. Nội dung khái quát

    Mạch nội dung môn học được cấu trúc theo 05 chủ đề đó là: một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh; điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh; chiến thuật bộ binh; một số hiểu biết về phòng thủ dân sự; kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân.

    Chủ đề

    Nội dung

    Lớp 10

    Lớp 11

    Lớp 12

    1. Một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh

    1. Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

    *

    2. Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

    *

    3. Ma túy, tác hại của ma túy

    *

    4. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

    *

    5. Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

    *

    6. Một số hiểu biết về an ninh mạng

    *

    7. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    *

    8. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

    *

    9. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

    *

    10. Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

    *

    11. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

    *

    12. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975

    *

    13. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam

    *

    14. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam

    *

    15. Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

    *

    16. Truyền thống và nghệ thuật danh giặc giữ nước của địa phương

    *

    2. Điều lệnh đội ngũ

    1. Một số nội dung Điều lệnh quản lý bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân

    *

    2. Đội ngũ từng người không có súng

    *

    3. Đội ngũ tiểu đội

    *

    3. Kĩ thuật chiến đấu bộ binh

    1. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

    *

    2. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

    *

    3. Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK

    *

    4. Chạy vũ trang

    *

    4. Chiến thuật bộ binh

    1. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

    *

    2. Lợi dụng địa hình, địa vật

    *

    3. Nhìn nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

    *

    4. Tìm và giữ phương hướng

    *

    5. Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu

    *

    5. Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự, kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

    1. Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

    *

    2. Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

    *

    3. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

    *

    2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp

    Lớp 10:

    Nội dung dạy học

    Thời gian

    Yêu cầu cần đạt

    Tổng số tiết

    Lí thuyết

    Thực hành

    Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

    2

    2

    - Nêu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ;

    - Từ những truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam qua mỗi giai đoạn.

    Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

    2

    2

    - Phân tích và trình bày được những nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân;

    - Tích cực, chủ động thực hiện được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quốc phòng và an ninh.

    - Qua nghiên cứu về nội dung luật, có định hướng nghề nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an phấn đấu được ở lại phục vụ Quân đội, Công an lâu dài cũng như đăng ký thi vào các học viện, nhà trường Quân đội và Công an.

    Ma túy, tác hại của ma túy

    2

    2

    - Nêu được quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy;

    - Phân tích được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện;

    - Chủ động, tích cực vận động người thân, cộng đồng trong việc đấu tranh phòng, chống ma túy.

    Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

    2

    2

    - Trình bày được một số nội dung cơ bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông;

    - Tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và tham gia giao thông an toàn, biết tuyên truyền vận động mọi người và chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

    Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

    2

    2

    - Nêu được tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn xã hội;

    - Nêu được nhiệm vụ của công dân trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội;

    - Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội;

    - Tích cực chủ động thực hiện trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

    Một số hiểu biết về an ninh mạng

    2

    2

    - Nêu được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng; nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng;

    - Bảo mật được thông tin cá nhân, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng...

    Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

    3

    2

    1

    - Phân tích được tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai và cháy nổ;

    - Nhận diện được một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, vật liệu nổ; nguy cơ xảy ra mất an toàn do thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ gây ra;

    - Biết cách phòng, tránh và hướng dẫn phòng, tránh tác hại của bom, mìn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ.

    Một số nội dung Điều lệnh quản lý bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân

    2

    2

    - Nêu được một số nội dung chính trong Điều lệnh quản lý bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân;

    - Biết vận dụng những kiến thức được học vào cuộc sống.

    Đội ngũ từng người không có súng

    4

    4

    - Nêu được các động tác đội ngũ từng người không có súng;

    - Thực hiện được một số động tác điều lệnh đội ngũ cá nhân chính xác, nhanh, mạnh, đẹp, thống nhất.

    Đội ngũ tiểu đội

    3

    3

    - Nêu được thứ tự động tác tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội để vận dụng trong các hoạt động chung của nhà trường;

    - Biết cách điều khiển, tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội.

    Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

    3

    3

    - Nêu được ý nghĩa, tác dụng các tư thế, động tác kĩ thuật cơ bản vận động trong chiến đấu của cá nhân.

    - Thực hành được các động tác kĩ thuật vận động trong chiến đấu và bước đầu biết vận dụng phù hợp với các loại địa hình, địa vật và trong các tình huống cụ thể.

    Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

    4

    4

    - Nắm được kiến thức cơ bản, ban đầu về các tai nạn thông thường, về các kĩ thuật cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, sơ cứu bỏng, hô hấp nhân tạo, kĩ thuật băng bó vết thương và chuyển thương;

    - Biết cách sơ cứu ban đầu các tai nạn thông thường;

    - Làm được các động tác cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo; biết băng bó vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ, biết cách chuyển thương.

    Kiểm tra

    4

    2

    2

    Cộng

    35

    18

    17

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Video liên quan

Chủ Đề