Câu trúc chung của một chương trình Pascal thường có những phần sau

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cấu trúc chung của một chương trình gồm mấy phần?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về chương trình và ngôn ngữ lập trình là tài liệu học tập môn Tin học 8 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Cấu trúc chung của một chương trình gồm mấy phần?

- Cấu trúc chung của một chương trình gồm 2 phần:

+ Phần khai báo:cú pháp: program ;

VD:program vi_du;

Khai báo thư viện:Cú pháp: Uses ;

VD:uses crt;

+ Phần thân chương trình (bắt buộc phải có):Dãy lệnh trong phạm vị được xác định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc tạo thành thân chương trình.

VD:Begin

[]

End.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về chương trình và ngôn ngữ lập trình nhé!

Kiến thức tham khảo về chương trình và ngôn ngữ lập trình

1. Chương trình máy tính là gì?

- Chương trình máy tính là một tập hợp các hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của một máy tính. Một máy tính đòi hỏi các chương trình phải hoạt động và thường thực hiện các lệnh chương trình ở bộ phận xử lý trung tâm. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình.

- Một số ví dụ về các chương trình máy tính:

+Một trình duyệt web như Mozilla Firefox và Apple Safari có thể được sử dụng để xem các trang web trêninternet.

+Một bộ phần mềm văn phòng có thể được sử dụng để viết các tài liệu hoặc bảng tính.

+Trò chơi video là những chương trình máy tính.

- Một chương trình máy tính được lưu như một tập tin trên ổ cứng máy tính. Khi người dùng chạy các chương trình, các tập tin được đọc bởi máy tính và các bộ xử lý đọc dữ liệu trong tập tin như là một danh sách các hướng dẫn. Sau đó, các máy tính làm những gì chương trình cho phép nó làm.

- Một chương trình máy tính được viết bởi một lập trình viên. Các lập trình viên phải viết một chương trình mà máy tính có thể đọc được, vì vậy các chương trình đó phải được viết bằng một ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn như BASIC, C, Java. Một khi nó được viết, các lập trình viên sử dụng một trình biên dịch để biến nó thành một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được.

- Ngoài ra còn có các chương trình xấu hay còn được gọi làphần mềm độc hại, được viết bởi những người muốn làm những điều xấu với máy tính của người dùng. Một số phần mềm gián điệp cố gắng để ăn cắp thông tin từ máy tính. Một số cố gắng để làm hỏng các dữ liệu được lưu trữ trên ổ đĩa cứng. Một số khác lại đưa người dùng đến các trang web bán hàng hoặc có thể là virus máy tính.

2. Chức năng của chương trình

- Chương trình máy tính có nhiều chức năng khác nhau, được phân loại rõ ràng theo từng chức năng riêng, chức năng chính của các chương trình máy tính chính là ứng dụng và hệ thống lại.

+ Đối với tính năng hệ thống thì sẽ bao gồm những hệ điều hành, các hệ điều hành này có sự tương tác giữa các phần cứng của máy tính với các phần mềm của máy tính.

- Mục đích của chức năng hệ thống máy tính chính là để cung cấp một một trường hoạt động có tính hiệu quả cao, tính chất đơn giản và dễ dàng là điều mà các chương trình hệ thống hướng tới.

- Bên cạnh những hệ điều hành thuộc vào chức năng hệ thống thì còn có cả các chương trình nhúng, khởi động máy tính. Chắc năng hệ thống sẽ giúp cho người dùng có được giao diện ưng ý.

+ Đối với chương trình máy tính ứng dụng thì đó chính là chương trình mà được các lập trình viên thiết kế với mục đích là để nhóm lại những phần chức năng, để có thể phối hợp giữa những nhiệm vụ của máy tính và những hoạt động mang đến những lợi ích thiết thực cho người sử dụng.

- Chúng ta có thể lấy ví dụ về chức năng ứng dụng của máy tính như sau: bộ xử lý từ, ứng dụng dùng cho kế toán, bảng tính, trình duyệt website, máy nghe âm thanh...

- Ngoài chức năng ứng dụng và hệ thống thì chương trình máy tính còn mang tính chất tiện ích cao, các chương trình máy tính được thiết kế nhằm hỗ trợ cho việc quản lý các hệ thống máy tính và có thể lập trình máy tính một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.

- Chúng ta có thể điểm qua một vài chương trình máy tính mang tính tiện ích cao được phát minh ra nhằm bảo vệ máy tính và giúp máy tính quản lý tốt hơn như: Anti virus, sao lưu thông tin trên máy tính, nén các loại dữ liệu...

3. Ngôn ngữ lập trình

- Ngôn ngữ lập trình( tên tiếng anh làprogramming language)là một tập con của ngôn ngữ máy tính, được ký hiệu theo một quy tắc riêng nhằm mục đích mô tả những tính toán mà con người và máy tính đều có thể đọc hiểu. Như vậy, một ngôn ngữ lập trình cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

+Miêu tả rõ ràng, đầy đủ các tiến trình.

+Dễ hiểu, dễ sử dụng đối với lập trình viên.

4. Thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình

- Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có hai thành phần cơ bản: bảng chữ cái, các quy tắc để viết các câu lệnh.

a. Bảng chữ cái: Là tập các kí hiệu dùng để viết chương trình.

-Các ngôn ngữ lập trình thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán (+,-,*,/,…), dấu đóng, mở ngoặc, dấu nháy… Nói chung, hầu hết các kí tự có trên bàn phím máy tính đều có mặt trong bảng chữ cái của mọi ngôn ngữ lập trình.

b. Các quy tắc để viết các câu lệnh

- Mỗi câu lệnh trong chương trình gồm các từ và các kí hiệu được viết theo một quy tắc nhất định. Các quy tắc này quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng. Chẳng hạn, các từ được cách nhau bởi một hoặc nhiều dấu cách, một số câu lệnh được kết thúc bằng dấu chấm phẩy,… Mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau thì sẽ có một quy tắc riêng của nó. Nếu câu lệnh bị viết sai quy tắc, chương trình sẽ nhận biết và thông báo lỗi.

- Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa riêng xác định các thao tác mà máy tính cần thực hiện.

Câu hỏi: Cấu trúc của chương trình pascal gồm những phần nào?

A.Phần thân, phần cuối.

B. Phần khai báo, phần thân, phần cuối.

C. Phần khai báo, phần thân.

D. Phần đầu, phần thân, phần cuối.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về cấu trúc của chương trình Pascal nhé!

1. Các dạng câu lệnh trong chương trình Pascal

Câu lệnh if…then…

Nếu thì

If then

Nếu điều kiện true thì biểu thức sẽ được thực hiện, còn nếu điều kiện false thì biểu thức sẽ không được thực hiện.

Câu lệnh if… then…. được dùng trong trường hợp để so sánh các phép toán hoặc các phép toán có điều kiện.

Ví dụ:So sánh hai số a, b

Nếu a>b thì in số a ra màn hình

If a>0 then writeln (‘a la so lon hon’);

Câu lệnh for…do…

Câu lệnh for…do…. nghĩa là lặp với số lần biết trước, nếu ta biết được số lần lặp lại của một dãy số, một tổng,… thì ta sẽ sử dụng for…do….

For:= to do

Trong đó:

Biến có kiểu số nguyên integerGiá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu và là kiểu số nguyên.Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn (một lệnh) hay lệnh ghép (nhiều lệnh)

Ví dụ: Tính tổng từ 1 tới 10 bằng Pascal

Câu lệnh while…do…

Câu lệnh while… do… nghĩa là lặp với số lần chưa biết trước và phụ thuộc vào một điều kiện cụ thể và chỉ dừng lại khi điều kiện đó sai.

Trong Pascal câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước là:

while do ;

Ví dụ: Tính S là tổng các số tự nhiên sao cho số S nhỏ nhất để S > 1000

2. Tìm hiểu cách viết chương trình pascal

Cấu trúc chung:

<>

Phần thân nhất thiết phải cóPhần khai báo có thể có hoặc không

Ta quy ước:

Các diễn giải bằng ngôn ngữ tự nhiên được đặt giữa cặp dấu .Các thành phần của chương trình có thể có hoặc không được đặt dấu < và >

Phần khai báo bao gồm:

Khai báo tên chương trình.

Program ;

Tên chương trình: là tên do người lập trình đặt ra theo đúng quy định về tên. Phần khai báo này có thể có hoặc không.

Ví dụ: Program vidu1;

Hay Program UCLN;

Khai báo thư viện.

Uses ;

Đối với pascal thì thư viện crt thường được sử dụng nhất, đây là thư viện các chương trình có sẵn để làm việc với màn hình và bàn phím.

Ví dụ: Uses crt;

Khai báo hằng

Const n = giá trị hằng;

Là khai báo thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình.

Ví dụ: Const n = 10;

Hay Const bt = ‘bai tap’;

Khai báo biến.

Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải được đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lý. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm khai báo được gọi là biến đơn.

Ví dụ: Var i: integer;

Phần thân chương trình

Begin

<>

End.

Trong đó:

Begin: bắt đầu (tên dành riêng)End: kết thúc (tên dành riêng)

3. Những cấu trúc trong chương trình pascal lớp 11

Cấu trúc rẽ nhánh

Cấu trúc rẽ nhánh có dạng:

Dạng thiếu: If then (đã được học ở lớp 8)Dạng đủ If then else

Ở dạng đủ câu lệnh được hiểu như sau: Nếu đúng thì được thực hiện, ngược lại thì được thực hiện.

Ví dụ: Nếu x

Đưa vào ngôn ngữ pascal là:

If x

Writeln (‘So tien phai tra la ’, x*300, ‘dong’)

else

Writeln (‘So tien phai tra la ’, x*280, ‘dong’);

Cấu trúc lặp

Trong cấu trúc lặp có 2 dạng:

Lặp dạng tiến:

For:= to do ;

Ví dụ:

For i:=1 to 5 do writeln(‘i= ’,i);

Ta được kết quả như sau:

Dạng lặp lùi

For := to do ;

For i:=10 downto 1 do if sqrt(i)>2 then s:=s+i;

Ta được kết quả như sau:

4. Các kiểu quản lý dữ liệu trong chương trình pascal lớp 11

Kiểu mảng

Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu.

Có 2 cách để khai báo mảng:

Khai báo trực tiếp

Var : arrayof

Chú ý: Kiểu chỉ số thường là một đoạn số nguyên liên tục: \(\left < n_1.. n_2 \right >\)

Ví dụ: Khai báo biến mảng lưu giữ giá trị nhiệt độ 7 ngày trong tuần

Var Day: array <1..7> of real;

Khai báo gián tiếp

Type = arrayof ;

Var : ;

Ví dụ: Khai báo biến mảng có tên C với kiểu dữ liệu là kiểu mảng có tên kiểu là kmang

TYPE kmang = array<1..7> of real;

Var C : kmang;

Kiểu xâu

Xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII.

Khai báo xâu:

Var : string<độ dài lớn nhất của xâu>

Ví dụ: Nhập vào họ tên học sinh từ bàn phím

Var hoten : string<30>

Các thao tác xử lý xâu:

Phép ghép xâu: kí hiệu là “+” được sử dụng để ghép nhiều xâu thành một xâuPhép so sánh: =,,,>=

Ta quy ước:

Xâu A = B nếu chúng giống hệ nhau

Ví dụ: ‘Tin hoc’ = ‘Tin hoc’

Xau A > B nếu ký tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái sang phải trong xâu A có mã ASCII lớn hơn.

Ví dụ: ‘Ha Noi’ > ‘Ha Nam’ (Do O có mã thập phân lớn hơn A trong bảng mã ASCII)

Nếu A và B là các xâu có độ dài khác nhau và A là đoạn đầu của B thì A

Ví dụ: ‘Thanh pho’

Một số thủ tục chuẩn xử lý xâu

Thủ tục delete(st, vt, n)

Ý nghĩa: xóa ký tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí vt

Trong đó:

st: giá trị của xâu.

vt: vị trí cần xóa.

n: số kí tự cần xóa.

Ví dụ:

Thủ tục insert(S1, S2, vt)

Ý nghĩa: Chèn xâu S1 vào xâu S2, bắt đầu ở vị trí vt.

Ví dụ:

Hàm copy(S, vt, n)

Ý nghĩa: Tạo xâu gồm n kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S. Cho giá trị là một xâu ký tự được lấy trong xâu S.

Ví dụ:

Hàm length(S)

Ý nghĩa: Trả về giá trị là độ dài của xâu S. Kết quả trả về là một số nguyên

Ví dụ:

Hàm pos(S1,S2)

Ý nghĩa: Trả về kết quả vị trí của xâu S1 trong xâu S2. Kết quả trả về là một số nguyên.

Ví dụ:

Hàm upcase(S)

Ý nghĩa: Trả về kết quả viết in hoa 1 chữ cái có trong S.

Ví dụ:

Lưu ý:Kiểu mảng với phần tử thuộc kiểu char khác với kiểu xâu (khai báo bằng từ khóa string) nên không thể áp dụng các thao tác (phép toán, hàm, thủ tục) của xâu cho mảng.