Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Ryunosuke Satoro đã từng nói: “Riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng ta là đại dương.”

Đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xa xưa đến này, người dân Việt Nam vẫn luôn gắn bó keo sơn, cùng nhau vượt qua hoạn nạn cũng như đau thương mất mát. Vì vậy, trong văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm nhằm ca ngợi và dạy bảo về truyền thống tốt đẹp này. Câu chuyện bó đũa là một ví dụ điển hình nhất

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Vài nét về tác phẩm

Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. 

Lời khẳng định cho sức mạnh của sự đoàn kết

Ca dao xưa có câu:

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Thật vậy, đoàn kết không chỉ là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, mà còn là lời răn dạy của cha ông để lại. Trong câu chuyện, từng chiếc đũa tượng trưng cho từng cá nhân riêng lẻ. Ta có thể thấy một cây đũa thì vô cùng yếu ớt, có thể dễ dàng bẻ gãy mà không tốn chút sức lực nào. Cũng tương tự khi cá nhân đứng tách biệt ra khỏi cộng đồng, sức mạnh của nó cũng rất nhỏ bé tựa như nến trước gió, có thể thổi tắt đi bất cứ lúc nào. Ngược lại, bó đũa tượng trưng cho tập thể, các cá nhân liên kết sức mạnh với nhau tạo thành một khối vững chắc, lấy điểm yếu của người khác làm điểm mạnh cho mình, dựa vào nhau mà tiến tới nên bó đũa không thể nào dễ dàng bị bẻ gãy, cũng như khi có tinh thần đoàn kết thì không dễ dàng bị đánh bại.

Sự đoàn kết là nguồn gốc cho sức mạnh to lớn của con người, người xưa có câu “ Muốn đi nhanh thì đi một mình. Nhưng muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Điều đó chứng tỏ muốn đạt được thành công lớn, vững bền thì không thẻ thiếu sự giúp sức của người khác. Ta không thể nào sống mà tách biệt ra khỏi cộng đồng, cũng không thể nào tồn tại độc lập. Bất cứ ai cũng cần sự giúp đỡ của người khác, biết sống vì nhau, nương tựa vào nhau ta mới trở nên hoàn hảo. Đoàn kết là một phẩm chất quan trọng cần có, đó cũng là một thước đo giá trị, phẩm chất đạo đức của con người. Câu chuyện bó đũa đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thâng đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô đọc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy. Phải biết đoàn kết khi sống chung với nhau thì mới có một cuộc sống tốt đẹp ý nghĩa được.

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Bài học về giá trị của tình  thân

Tình anh em là cơ sở cho tình đoàn kết phát triển. Đầu tiên là phải đoàn kết trong phạm vi nhỏ hẹp là gia đình, sau đó mới mở rộng ra toàn dân tộc. Ông cha ta cũng đã từng nói: “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, ý muốn khẳng định vai trò của tình thân trong gia đình. Ta có thể thấy, nếu như trong gia đình xuất hiện những bất đồng, tranh chấp thì không thể nào phát triển được, gia đình đó sẽ sớm lụi bại. Đó là lý do vì sao, khi học được bài học của cha về tình đoàn kết, những người trong gia đình đã biết sống đùm bọc yêu thương lẫn nhau, cùng nhau gánh vác cũng như san sẻ những khó khăn. Vì vậy mà họ trở nên vững mạnh và giàu có.

Sự vững mạnh phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, những điều quen thuộc nhất. Sức mạnh nội tâm đôi khi lớn hơn rất nhiều so với những điều kiện thuận lợi khác có được từ bên ngoài.  Gia đình là nơi tốt nhất để ta nuôi dưỡng tâm hồn con người, cũng là nơi hoàn hảo nhất để ta có được những bài học đầu tiên. Gia đình có vững chắc thì ta mới có được những bước đi đúng đắn. Bởi vậy mà người cha luôn mong muốn những đứa con của mình thành công nhưng vẫn không quên đi giá trị thực sự của tình cảm gia đình.

Thực tế đã chứng minh tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau là cội nguồn của sức mạnh to lớn, là phẩm chất quý giá ta cần gìn giữ. Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tình thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Với sức mạnh to lớn ấy, đất nước ta đã nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm trong hào hùng, dân tộc ta đã từng chiến thắng cả những nạn đói tàn khốc nhất. Đó là những dẫn chứng thiết thực nhất, chính xác nhất. 

Lên án mạnh mẽ những kẻ sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân

Bên cạnh ý nghĩa giáo dục, câu chuyện cũng có giá trị phê phán cao. Nhìn nhận lại một cách khách quan, ta không khó có thể nhìn thấy những cá nhân vì tiền bạc của cải mà bất chấp cả tình thân, những trường hợp như tranh giành đất đai, chị em đấu đá nhau vì thừa kế... khiến ta buộc phải suy ngẫm. Đó là hiện tượng ta cần phải loại bỏ, bởi không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của cá nhân, mà còn kéo lùi sự phát triển của toàn xã hội.

Như vậy câu chuyện bó đũa là bào học đáng quý về tình đoàn kết, một lần nữa khẳng định giá trị to lớn của tình đoàn kết trong cuộc sống - Đoàn kết chính là sức mạnh.

Thảo Nguyên

Người xưa có câu: 

“Sông sâu tĩnh lặng

Lúa chín cúi đầu”

Câu nói trên ý muốn nói, vẻ đẹp của con người nằm ở sự khiêm tốn, nhún nhường luôn nỗ lực vươn lên. Tự tin vào bản thân là một điều tốt, nhưng thái quá lại hóa thành tự phụ chủ quan. Câu chuyện Rùa và Thỏ là một trong những câu chuyện dạy ta biết thế nào là tự tin vừa đủ cũng như dạy ta cách chiến thắng những người có lợi thế tự nhiên.

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Tóm lược truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ

Ngảy xửa ngày xưa, có chú thỏ và rùa đã tranh cãi với nhau xem ai nhanh hơn. Sau một hồi cãi nhau thì chúng đã quyết định chạy đua để giải quyết những tranh luận trên, nếu ai về đích trước thì người đó sẽ là người chiến thắng và được công nhận là người chạy nhanh nhất. Chúng đã bàn bạc và đồng ý với lộ trình sẽ chạy qua. Cuối cùng cuộc thi chạy giữa thỏ và rùa cũng bắt đầu.

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Bắt đầu cuộc đua thỏ xuất phát thật nhanh chạy thục mạng như tên bắn về phía đích, sau khi chạy một khoảng khá xa thỏ nghĩ rằng mình đã bỏ xa rùa, thỏ nghĩ thầm trong đầu: “Còn lâu rùa mới đuổi kịp ta, cậu ta rất chậm chạp, thôi thì mình cứ tranh thủ nghỉ ngơi cái đã.” Thỏ cứ thế mà tung tăng dạo quanh hái hoa bắt bướm trong tâm thế rất vui vẻ không hề lo lắng gì, thỏ ta thản nhiên nhìn trời, nhìn đất ngắm mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, khoan khái nhịp chân. Đến khi mệt rồi thì thỏ vào ngồi bệch xuống một gốc cây gần đó để nghỉ mệt.

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Trong khi đó rùa vẫn chăm chỉ cố gắng bước từng bước nặng nhọc hì hục dần dần tiếng về đích phía trước. Thỏ nằm khoan thai ở gốc cây rồi ngủ quên. Rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh dậy. Thỏ ta còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu dùng hết sức chạy thật nhanh trở lại nhưng đã quá muộn.

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Ý nghĩa giáo dục rút ra câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ

Bài học về sự chủ quan có thể dẫn tới thất bại

Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng (Walter Scott)

Thật vậy, trong cuộc sống, ta từng chứng kiến rất nhiều người được trao cho khả năng đặc biệt, tài năng hơn người song lại nhanh chóng bước vào con đường sai lầm vì u mê trong chiến thắng, coi thường người khác. Thỏ trong câu chuyện là một ví dụ. Thỏ tượng trưng cho sự nhanh nhẹn tháo vát, cho tài năng thiên bẩm không cần luyện tập cũng có thể hơn hẳn rất nhiều người. Song nó cũng tượng trưng cho tính tự phụ của con người. Vì quá tự tin coi thường đối thủ mà dẫn tới thua cuộc một cách đau đớn.

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Tự tin là một đức tính tốt của con người, song nếu tự tin thái quá sẽ thành chủ quan, khinh địch. Những người tài giỏi nhưng lười biếng, khoe khoang, “dục tốc bất đạt” thì dễ dàng bị ngủ quên trong vọng tưởng của bản thân, kéo bản thân đi lùi về phía sau, thua cả những kẻ yếu thế hơn mình rất nhiều.

Câu chuyện để lại cho chúng ta lời khuyên, nhanh nhưng chủ quan thì chắc chắn sẽ thua cuộc. Cần phải có sự tỉnh táo và không ngừng vươn lên, cũng như cần có một tâm hồn khiêm nhường luôn biết phấn đấu, không nên tự cao tự đại cũng như khoe khoang.

Bài học về đức tính kiên trì, “chậm mà chắc”

Rùa trong câu chuyện tượng trưng cho tính ổn định của mỗi người. Rùa không có những lợi thế tự nhiên, không có tài năng đặc biệt nhưng Rùa hơn những con vật khác ở đức tính kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc và luôn tin vào bản thân mình. Rùa biết rất rõ mình chạy chậm hơn thỏ nên đã nỗ lực hơn thỏ rất nhiều, cuối cùng đã chiến thắng cuộc đua. Điều này chứng tỏ một điều, chậm nhưng ổn định sẽ dành chiến thắng.

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Cuộc sống này không bao giờ là công bằng, luôn luôn có những người được tự nhiên ưu ái, và vì vậy sẽ có một bộ phận khác thuộc bên yếu thế. Song “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Mọi vĩ nhân đều bắt đầu từ những bước đi chậm chạp như Rùa, song họ biết tin vào bản thân, biết nỗ lực không biết bỏ cuộc nên cuối cùng chắc chắn họ sẽ dành được thành quả xứng đáng.

Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. Và tất nhiên lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác. Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị hủy hoại vởi chính sự lười nhác, kiêu ngạo, khoe khoang, mặt khác, điềm tĩnh, nhiệt huyết và bền chí có thể chiến thắng lười biếng. Các thành ngữ “chậm mà chắc” hay “tính kiên trì chiến thắng” là để động viên, khích lệ tinh thần những người làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

Bài học về sự dũng cảm dám đương đầu với thử thách

Cuộc thi giữa Rùa và Thỏ là cuộc thi không cân sức, rõ ràng chúng ta đều biết, Rùa chạy chậm hơn Thỏ rất nhiều và chính Rùa cũng hiểu được điều đó. Song, Rùa đã không quan tâm đến sự mất cân bằng của cuộc thi mà vẫn chấp nhận lời thách đấu của Thỏ. Bởi đây là cơ hội nó được khẳng định bản thân và nỗ lực để dành chiến thắng.

Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì bài học rút ra tự câu chuyện

Đừng bao giờ sợ hãi chướng ngại vật quá lớn, bởi vật cản lớn nhất trên con đường dẫn đến thành công chính là bản thân mỗi người. Vượt qua được mặc cảm và tự ti của bản thân, bạn đã là người chiến thắng. Hãy nhớ rằng cần phải có sự dũng cảm để chiến đấu với những kẻ mạnh hơn mình, họ có thể có tài năng thiên bẩm, song mỗi người đều được thượng đế cho cơ hội để trau dồi bản thân, chỉ cần có ý chí nghị lực, cũng như khát khao được khẳng định bản thân, thì mọi khó khăn cũng sẽ bị ta xô đổ. Cũng như Rùa đã làm được điều không tưởng là chiến thắng thắng Thỏ.

Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại, không tự cao tự đại, không làm việc bất cẩn, thiếu kỉ luật. Truyện tưởng đã quá xa và không còn lạ gì, nhưng đến nay vẫn có không ít điều khiến chúng ta phải suy ngẫm

Thảo Nguyên