Cắt amidan bao nhiêu tiền 2023

Chị Hồng Lan [34 tuổi, ở quận Bình Thủy] cứ khoảng 2 tháng lại phải trải qua một đợt đau họng, nóng sốt. Qua thăm khám, bác sĩ tai mũi họng chẩn đoán chị bị viêm amidan, có chỉ định cắt. Tuy nhiên, chị Lan băn khoăn không biết amidan ở tình trạng nào mới cần phẫu thuật cắt bỏ, vì tâm lý, mỗi bộ phận trong cơ thể đều có chức năng riêng của nó; đồng thời, việc cắt amidan cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong quá trình trong và sau phẫu thuật, cũng như liệu sau khi cắt amidan, tình trạng viêm nhiễm vùng hầu họng của chị có được cải thiện?


Cán bộ y tế BV Trường Đại học Y dược Cần Thơ nội soi vùng hầu họng cho bệnh nhân. Ảnh: HẢI TIẾN

Trước thắc mắc của chị Hồng Lan, Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Triều Việt, Phó Trưởng Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ cho biết, những triệu chứng điển hình của amidan trong giai đoạn cấp tính là bệnh nhân nuốt đau hoặc không nuốt được, sốt cao lên đến 39-40 độ. Kiểm tra lâm sàng, thấy amidan sung huyết đỏ rực và trong một số trường hợp nặng, sẽ thấy bề mặt amidan phủ lớp mủ trắng.

Bác sĩ Nguyễn Triều Việt cho biết, chỉ định cắt amidan áp dụng đối với người bị viêm sốt, đau họng, phải can thiệp điều trị nội khoa, thường khoảng 5 đến 6 lần trong một năm và xảy ra trong hai năm liên tiếp. Chỉ định cắt cũng được áp dụng với trường hợp amidan quá phát không đều, có một bên rất to, hoặc quá phát cả hai bên gây tắc nghẽn đường thở, khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng, ngáy nhiều, gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong cuộc sống. Ngoài ra, trong hốc amidan có chứa hợp chất dạng viên sỏi, cục mủ, gây hôi miệng, ảnh hưởng quá trình giao tiếp của người bệnh. Trẻ em thường được chỉ định cắt amidan do quá phát ở độ III, độ IV, gây tắc nghẽn đường thở. Tình trạng viêm amidan quá phát ở trẻ, cùng với viêm VA, bé sẽ phải thở đường miệng, gây các bệnh lý về hô hấp, ngoài ra còn làm biến dạng khuôn sọ mặt của trẻ.

Trước khi có chỉ định cắt, bác sĩ khám lâm sàng thực tế, đánh giá mức độ tình trạng viêm của amidan hoặc tình trạng quá phát, xơ teo hay hốc mủ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có chỉ định phù hợp. Đối với tình trạng viêm amidan, ban đầu thường được điều trị nội khoa. Khi nào tình trạng viêm lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, khiến người bệnh suy giảm sức khỏe, năng suất lao động, tốn kém nhiều chi phí điều trị thì mới có chỉ định cắt.

Nhiều người cho rằng, tạo hóa sinh ra, bộ phận nào của cơ thể cũng có chức năng riêng, hữu ích. Với amidan, được so sánh như “những người lính gác cổng”, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào bên trong cơ thể. Theo bác sĩ Nguyễn Triều Việt, thường sau tuổi dậy thì, chức năng bảo vệ của amidan không còn nhiều, nó chỉ như ổ chứa vi trùng, hốc mủ. Do vậy, nếu tình trạng viêm tái diễn, hay có tình trạng tắc nghẽn đường thở, thì nên có chỉ định cắt. Khi cắt amidan thì hết tình trạng viêm của amidan nhưng tình trạng viêm vùng hầu họng có thể vẫn xảy ra. Bác sĩ cho biết thêm, việc phẫu thuật cắt amidan cũng như các phẫu thuật khác, đều có nguy cơ tai biến, biến chứng. Tai biến thường gặp trong cắt amidan là chảy máu trong giai đoạn 24 giờ sau phẫu thuật, và từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 14 sau phẫu thuật. Một số ít trường hợp chảy máu nhiều cần phải nhập viện theo dõi và có thể phải khâu cầm máu.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn nói chuyện bình thường. Lưu ý là trong giai đoạn 2 tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn từng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

HẢI TIẾN

08:59, 19/08/2018

Amidan là tổ chức bạch huyết trong vòng Waldeyer miễn dịch có tác dụng bảo vệ vùng hàm hầu họng chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn…

Amidan bị viêm nhiễm là bệnh thường gặp và được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm khi viêm cấp tính. Tuy nhiên, nếu điều trị tích cực, đúng phác đồ, đúng liều lượng kháng sinh… mà vẫn bị viêm amidan thì bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ amidan.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cho rằng đưa trẻ đi cắt amidan sẽ giúp trẻ ít bị mắc bệnh và nhanh lớn hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, amidan chính là cơ quan phòng vệ hữu hiệu nhất trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì thế, nếu cơ thể tăng cân đều đặn, phát triển bình thường, amidan trắng hồng, trơn láng và không bị viêm mãn tính thì không nên tự ý cắt amidan. Chỉ cắt amidan khi có chỉ định của bác sĩ. 

Bác sĩ Đinh Quang Biên, Trưởng Khoa Tai – Mũi – Họng [Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên] cho biết: Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan khi amidan bị viêm mãn tính tái phát trên 5 lần/năm. Khi bệnh nhân bị amidan gây viêm nhiễm vùng mũi họng hoặc nếu amidan gây biến chứng tại chỗ như áp xe, viêm tấy, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch tháo mủ, điều trị ổn định rồi cắt amidan. Ngoài ra, nếu amidan quá to gây cản trở đường ăn, đường thở và là nguyên nhân gây nhiễm trùng xa như viêm thận, viêm khớp, viêm tai, viêm tim… thì bệnh nhân cũng được chỉ định cắt amiđan.

Bác sĩ Đinh Quang Biên, Trưởng Khoa Tai – Mũi – Họng [Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên] thăm khám bệnh nhân vừa cắt amidan. Ảnh: Q. Nhật

Tuy nhiên, không phải độ tuổi nào cũng được phép phẫu thuật cắt bỏ amidan, chỉ cắt amidan cho bệnh nhân từ 5 - 55 tuổi. Bởi, đối với trẻ dưới 5 tuổi nếu cắt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch và amidan có khả năng phát triển tiếp; những bệnh nhân trên 40 tuổi cũng cần thật thận trọng khi cắt amidan vì đây là đối tượng dễ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tăng huyết áp, chưa kể ở tuổi này amidan hay bị xơ hóa, nếu tiến hành cắt có thể khiến bệnh nhân mất nhiều máu, gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, những đối tượng mắc phải các bệnh cấp tính như các bệnh về máu, bệnh suy tim, suy gan, suy thận, đái tháo đường, lao hoặc bệnh nhân đang hành kinh… đều không được chỉ định cắt bỏ amidan.

Trước khi tiến hành cắt amidan, bệnh nhân sẽ được khám tổng quát, làm các xét nghiệm về máu, chụp X-quang tim phổi, đo điện tim... để bảo đảm sức khỏe tốt nhất. Đồng thời, bệnh nhân bắt buộc phải nhịn ăn uống trước 6 tiếng và phải chuẩn bị tâm lý tốt để phẫu thuật. 

Theo bác sĩ Biên, có rất nhiều phương pháp tiến hành cắt bỏ amidan bao gồm phương pháp bóc tách cắt amidan bằng thòng lọng; cắt amidan bằng Sluder điện hoặc Sluder thường; cắt amidan bằng dao điện, dao lưỡng cực, bằng dao siêu âm hoặc bằng sóng radio điện từ. Hiện hai phương pháp cắt amidan tốt nhất là bóc tách cắt amidan bằng thòng lọng và cắt bằng sóng radio điện từ. Tuy nhiên, phương pháp cắt bằng sóng radio điện từ chi phí cao, còn các phương pháp khác có nhược điểm lâu lành, dễ chảy máu tái phát và bệnh nhân đau lâu.  “Để phòng tránh amidan bị viêm mãn tính dẫn tới việc phải phẫu thuật cắt bỏ, người dân nên giữ ấm cổ, hạn chế uống nước đá, rượu bia, cần vệ sinh nhà cửa và môi trường sinh hoạt sạch sẽ, thông thoáng. Khi bị viêm amidan thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh tình trạng gây ra biến chứng”, bác sĩ Biên khuyến cáo.

Sau khi cắt amidan, bệnh nhân phải theo dõi xem có chảy máu hay không, nếu chảy máu phải nhổ ra, không được nuốt và tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng để được xử lý kịp thời. Trong một tuần đầu sau khi cắt, bệnh nhân phải ăn đồ mềm, nguội như uống sữa, ăn cháo, bún, phở; tuyệt đối kiêng các chất nóng, chua, cay, đồng thời không nên ho khạc, không nên lao động, hoạt động mạnh.

Chủ Đề