Cách xử lý bản quyền

Lời ngỏ

Doanh nghiệp xã hội hướng nghiệp Sông An tôn trọng và tuân thủ các điều luật quy định về bản quyền và Luật sở hữu trí tuệ do Việt Nam và thế giới ban hành. Sông An hiểu rằng để sáng tạo nên tài sản trí tuệ đòi hỏi sự nỗ lực và công sức của rất nhiều thành viên và sự quy tụ của các công trình nghiên cứu khác nhau theo từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Do đó, từng cá nhân trong Sông An luôn cố gắng từng ngày để tìm hiểu và theo sát các quy định bản quyền không chỉ ở Việt Nam mà còn cả các nước phát triển khác. Đồng thời, trong quá trình cung ứng sản phẩm đến các học viên, thân chủ, đối tác, Sông An mang trong mình cả trách nhiệm nâng cao nhận thức về bản quyền không chỉ để bảo vệ thành quả của anh/chị/em trong tổ chức, mà còn cả những đơn vị trong và ngoài ngành nghề khác. Sông An tin rằng thấu hiểu và tôn trọng bản quyền cũng là cách để mỗi cá nhân thể hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức trong công việc của mình.

Hoàn tất mẫu đơn xin phép sử dụng tài sản trí tuệ Sông An:

Giới thiệu về Bản quyền/Quyền tác giả

Bản quyền [Copyright] là quyền của người chủ sở hữu bản quyền khi họ sáng tạo ra một tài sản trí tuệ. Khi người chủ sở hữu tạo nên sản phẩm, họ có quyền cho người khác được phép:

  1. Sao chép – sao chép bản giấy hoặc điện tử, bao gồm tải, cắt và dán văn bản/âm thanh/hình ảnh, v.v…
  2. Phân phối bản sao chép – chia sẻ hoặc bán các bản sao chép, bao gồm qua email, gửi các tài liệu điện tử hoặc cho phép người khác tải các tài liệu của mình từ trang mạng.
  3. Trình bày sản phẩm đến cộng đồng – trình bày vở kịch, nhạc, trưng bày tranh, đăng hình ảnh lên trang mạng xã hội hoặc tường thuật buổi diễn lên Youtube.
  4. Tạo ra tác phẩm phái sinh – ví dụ, chuyển thể sách thành phim ảnh hoặc từ phim ảnh thành đồ chơi, vật dụng, trắc nghiệm, v.v…

Về cơ bản, nếu liên quan tới sáng tạo và được viết ra, ghi âm/ghi hình hoặc lưu trữ, tác phẩm đều được bảo hộ bởi quyền tác giả.

Doanh nghiệp Xã hội Hướng nghiệp Sông An trình bày về các quy định liên quan tới bản quyền dành cho các nhóm đối tượng khác nhau trong tổ chức và thể hiện trên các văn bản [như hợp đồng, nội quy, tài liệu…] nhằm mục đích thống nhất và truyền thông rõ ràng các quy định này đến các đối tượng liên quan.

Quy định chung 

Nội dung các chương trình đào tạo, quy trình chuyên môn và biểu mẫu [ví dụ như tư vấn/tham vấn/giám sát cá nhân theo hình thức trực tiếp và từ xa] của Sông An phải chịu giới hạn về việc sử dụng, tái tạo và truyền thông. Người tiếp cận các nội dung này/Người tham gia các chương trình do Sông An tổ chức thực hiện có trách nhiệm tuân thủ các giới hạn cụ thể như sau:

  1. Toàn bộ nội dung các chương trình đào tạo của Sông An bao gồm nhưng không giới hạn: Các bài giảng khóa học; Các buổi thực hành/hội thảo; Video clip; Sản phẩm truyền thông; Ấn phẩm; Tài liệu khóa học; Các bài trắc nghiệm; Chương trình của tác giả nghiên cứu, phát triển, soạn thảo, chuẩn hóa và thích ứng; Các quy trình, biểu mẫu; Các tài liệu được chuyển nhượng, nhượng quyền từ nhiều đơn vị đều thuộc quyền sở hữu của Sông An hoặc bên thứ ba cấp phép cho Sông An sử dụng và truyền tải
  2. Không có nội dung nào được hiểu là cho, tặng hay chuyển giao dưới bất kỳ hình thức nào một cách công khai hay ngầm định khi chưa có sự cho phép trước của Sông An bằng văn bản.
  3. Bất kỳ việc sử dụng những nội dung này vì mục đích công cộng hay thương mại mà chưa được sự chấp thuận trước của Sông An bằng văn bản bao gồm nhưng không giới hạn: Các hành động sao chép; Tái bản toàn bộ hoặc từng phần; Tải dữ liệu; Truyền dữ liệu; Phân phối/Chia sẻ cho bên thứ ba khác; Đăng ký; Bán; Xuất bản; Sửa đổi hay tái tạo nội dung và hình ảnh theo bất kỳ cách thức nào; Trình bày công khai, phân phát hay có các hình thức sử dụng nội dung khác, thì Sông An có quyền yêu cầu người sử dụng chấm dứt việc sử dụng và bồi thường các thiệt hại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  4. Các bài viết/công cụ trắc nghiệm [hay gọi chung là tài sản trí tuệ] do Sông An phát triển có thể được sử dụng trong các dịch vụ có thu phí của cá nhân hoặc tổ chức, trong đó tài sản trí tuệ của Sông An được nói rõ với khách hàng/thân chủ/học viên là hoàn toàn miễn phí.
  5. Các video được đăng tải trên Youtube của Sông An ở chế độ cộng đồng [Public] thì các anh chị [học viên] có thể chia sẻ thoải mái, mà không cần xin phép. Tuy nhiên, với các video mà Sông An gửi riêng anh chị ở chế độ hạn chế người xem [Unlisted] thì anh chị [học viên] vui lòng xin phép trước khi chia sẻ.

Quy định dành cho học viên

  1. Học viên cam kết bảo mật những thông tin riêng tư/cá nhân và câu chuyện của những học viên khác được chia sẻ trong khoá học. 
  2. Học viên tuyệt đối KHÔNG ghi âm [kể cả ghi âm bằng điện thoại di động], quay phim, chụp hình trong tất cả các hoạt động học tập của lớp [trừ khi được sự cho phép của giảng viên].
  3. Khi sử dụng các hình ảnh, trắc nghiệm, băng ghi hình trong khóa học, học viên cần phải gửi email xin phép đến Sông An và được Sông An chấp thuận trước khi sử dụng cho các mục đích thương mại.

Quy định dành cho các tổ chức/đối tác trong việc sử dụng công cụ do Hướng nghiệp Sông An soạn thảo và phát hành 

Để triển khai công tác chuyển giao công cụ, Sông An và đối tác [tên đối tác] cùng xác nhận đồng thuận qua các điều sau qua Biên bản ghi nhớ [MOU]:

Hướng Nghiệp Sông An đồng thuận cấp quyền sử dụng cho phép các đối tác [tổ chức] sử dụng tài sản trí tuệ với mục đích PHI THƯƠNG MẠI và KHÔNG PHÁI SINH tác phẩm qua Biên bản ghi nhớ [MOU]. Khi giới thiệu bộ sản phẩm đến khách hàng, đối tác cam kết trích dẫn đầy đủ, rõ ràng, chính xác về các nội dung sản phẩm trí tuệ của Sông An, kèm lời xác nhận rằng “Công cụ hoàn toàn được chia sẻ hoàn toàn miễn phí bởi Sông An, nhằm hướng đến phục vụ đông đảo cộng đồng và không nhằm bất cứ mục tiêu lợi nhuận nào.” 

Điều này có nghĩa, chúng tôi không thu phí thuộc về quyền trí tuệ sản phẩm. Ngoài ra, mỗi 6 tháng, Sông An yêu cầu đối tác gửi dữ liệu người dùng khi sử dụng công cụ về phương án lựa chọn cho mỗi câu mô tả và các thông tin không định danh [như tuổi tác, giới tính, tỉnh thành cư ngụ, năm sinh] về cho Sông An để chúng tôi có thể sử dụng dữ liệu đó cho mục đích nâng cao chất lượng và điều chỉnh báo cáo chỉ số của công cụ.

Đăng ký Xin phép sử dụng tài sản trí tuệ: tại đây

Sử dụng hợp lý [Fair use] và mục đích giáo dục

Sông An cho phép các cá nhân quyền sử dụng hợp lý [trình bày một vài đoạn kèm trích dẫn đầy đủ: Họ tên tác giả, Năm, Nơi xuất bản thông tin] và phải đảm bảo cả với mục đích giáo dục/nghiên cứu.

Sử dụng hợp lý với mục đích giáo dục áp dụng cho việc sử dụng các tài sản trí tuệ của tổ chức trong các đơn vị giáo dục. 

Các cơ sở giáo dục bao gồm trường học từ mầm non đến lớp 12, cao đẳng và đại học; ngoài ra thư viện, bảo tàng, bệnh viện và các tổ chức phi lợi nhuận đều được xem là các cơ sở giáo dục khi tất cả tham gia vào các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu với các mục đích giáo dục.

“Các mục đích giáo dục” bao gồm:

  • Các giáo viên giảng dạy theo giáo án hoặc không thu phí cho học sinh tại các cơ sở giáo dục phi lợi nhuận
  • Các nhà nghiên cứu khám phá về các chủ đề/lĩnh vực không nhằm mục đích thương mại và có những đóng góp cho cộng đồng
  • Các diễn giả trình bày các khám phá tại các hội nghị, buổi diễn thuyết không thu phí.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Sông An tại để được giải đáp.

Quy định với tài sản sáng tạo [Creative commons]

Trên các tài sản trí tuệ của mỗi đơn vị đều sẽ thể hiện các cách thức mà tác giả cho phép cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng. Các quy định khi sử dụng được gọi là Quy định với tài sản sáng tạo [Creative Commons]. Hai bảng mô tả bên dưới thể hiện 4 điều kiện theo quy định bản quyền/quyền tác giả và 6 cách thức cho phép sử dụng do tác giả quy định.

Điều kiện quy định

Khi sử dụng quy định tài sản sáng tạo, tác giả chọn một nhóm các điều kiện sau để áp dụng trên tác phẩm của mình.

Ký hiệu Tên gọi Viết tắt Mô tả
Attribution
Ghi công
[by] Người nhận được giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa theo tác phẩm gốc với điều kiện là họ phải ghi công tác giả hoặc người trao giấy phép theo cách họ yêu cầu.
ShareAlike
Chia sẻ tương tự
[sa] Người nhận giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày, trình diễn và điều chỉnh tác phẩm của bạn, cũng như họ muốn phân phối bất kỳ tác phẩm phái sinh nào. Họ buộc phải dùng lại giấy phép y hệt như giấy phép đã cấp cho tác phẩm gốc.
NonCommercial
Phi thương mại
[nc] Người nhận giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày, và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc chỉ với mục đích phi thương mại.
* Creative Commons làm rõ định nghĩa về phi thương mại [NonCommercial] có nghĩa là “các hoạt động không chủ ý hướng đến lợi ích thương mại hoặc bù đắp tài chính”
“NonCommercial means not primarily intended for or directed towards commercial advantage or monetary compensation.”
NoDerivatives
Không cho phép tác phẩm phái sinh
[nd] Người nhận giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn nhưng phải đúng nguyên văn, nguyên bản tác phẩm, không được phép có tác phẩm phái sinh từ nó.

Bảng cấp phép sử dụng sản phẩm của HNSA

Quy định cho phép sử dụng với từng nhóm sản phẩm

Quy định với tài sản sáng tạo đưa ra 6 cách thức cho phép dựa theo 4 điều kiện ở trên, bao gồm:

Tiếng Anh Mã CC Tên gọi Viết tắt

Attribution
Attribution ShareAlike
Attribution-NoDerivs
Attribution-NonCommercial
Attribution-NonCommercial-ShareAlike
Attribution-NonCommercial-NoDerivs

CC BY
CC BY-SA
CC BY-ND
CC BY-NC
CC BY-NC-SA
CC BY-NC-ND

Attribution Ghi công [by]
ShareAlike Chia sẻ tương tự [sa]
NonCommercial Phi thương mại [nc]
NoDerivatives Không cho phép tác phẩm phái sinh [nd]

Công thức chung khi ghi cấp phép sử dụng:

CẤU TRÚC: Tác giả [năm xuất bản]. [Tên sản phẩm trí tuệ]. Cấp phép [[Mô tả cấp phép]] cho Tổ chức kèm Logo cấp phép CC. Dòng mô tả

VÍ DỤ: Phoenix Ho, Khuong Le, Uyen Dang [2020]. Công cụ sở thích nghề nghiệp theo Holland. Cấp phép [CC BY-NC-ND] cho Doanh nghiệp Xã hội Hướng nghiệp Sông An

This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License.

TT

Loại tài sản trí tuệ
[Ghi rõ các thành phần chi tiết trong từng mục]

Cách thức cho phép

Ghi chú

[by] [sa] [nc] [nd]
1 Tài liệu giảng dạy và tham khảo cho học viên được tạo ra bởi HNSA hoặc được trao quyền cho HNSA sử dụng X X X
1.1. Các mô hình lý thuyết được tạo ra bởi HNSA X X X Ví dụ: Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp
1.2. Các mô hình lý thuyết dịch từ tiếng nước ngoài, được cho phép bởi tác giả, được dịch bởi HNSA và được tác giả trao quyền sử dụng X X X Ví dụ: Mô hình mật mã Holland
1.3. Các bài trình bày [slides] dành cho học viên X X X Ví dụ: Bài trình bày / bản in tài liệu khóa học Chuyên viên hướng nghiệp
1.4. Giáo án và tài liệu được soạn bởi các chuyên viên trong các chương trình thực tập hướng nghiệp X X X Ví dụ: …
2 Đoạn phim/phim trình chiếu trong lớp học và chia sẻ trên các kênh truyền thông X X X
2.1 Do hướng nghiệp HNSA tạo ra X X X Ví dụ: …
2.2 Do các cá nhân/tổ chức khác trao quyền cho HNSA X X X Ví dụ: …
3 Các bài đăng cung cấp thông tin do tổ chức soạn thảo và đăng tải [bài viết trên các trang mạng xã hội, trên website] X X X
3.1 Do hướng nghiệp HNSA tạo ra X X X Ví dụ: bài đăng về mật mã Holland và tổ hợp giữa các mật mã
3.2 Do các cá nhân/tổ chức khác trao quyền cho HNSA X X X Ví dụ: HNSA tạo bản dịch từ bài đăng giới thiệu MBTI và đăng tải trên trang mạng
4 Các công cụ trắc nghiệm X X X Ví dụ: Công cụ Sở thích nghề nghiệp theo Holland [dành cho cá nhân trên 23 tuổi]
5 Các văn bản/công cụ sử dụng trong các công tác chuyên môn đặc thù X X X Ví dụ: Biểu mẫu và văn bản cam kết dành cho khách hàng / thân chủ tham gia dịch vụ tư vấn, đào tạo và giám sát
6 Bộ nhận diện thương hiệu của HNSA X X X Ví dụ: hình ảnh thương hiệu Logo

HÀNH ĐỘNG CỦA TÔI VỚI TỪNG BIỂU TƯỢNG CẤP PHÉP

Hoàn tất mẫu đơn xin phép sử dụng tài sản trí tuệ HNSA: tại đây

Với các tài sản trí tuệ có biểu tượng bên dưới, Tôi cần phải:
Ghi công [BY]: Đây là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các loại giấy phép CC. Giấy phép loại này cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho cả mục đích phi thương mại lẫn thương mại, miễn là phải thừa nhận sự ghi công theo yêu cầu của tác giả [sử dụng với sự xác nhận đồng ý của tác giả]. 1. Liên hệ tác giả hoặc HNSA theo mẫu đơn xin phép sử dụng tài sản trí tuệ]
2. Thực hiện theo cam kết đã thỏa thuận với tác giả hoặc đơn vị cấp phép đúng theo nội dung và mục đích sử dụng [trong đơn xin phép].
Ghi công [BY] – Chia sẻ tương tự [SA]: Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công [BY] nhưng yêu cầu tác phẩm phái sinh phải được cấp phép theo những điều kiện giống như trong tác phẩm gốc. 1. Liên hệ tác giả hoặc HNSA theo mẫu đơn xin phép sử dụng tài sản trí tuệ]
2. Thực hiện theo cam kết đã thỏa thuận với tác giả hoặc HNSA cấp phép đúng theo nội dung và mục đích sử dụng [trong đơn xin phép].
3. Khi hoàn thành sản phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc, người sử dụng cần phải gửi sản phẩm phái sinh đó đến tác giả và chủ sở hữu để được xin cấp phép.
Ghi công [BY] – Không phái sinh [ND]: Chỉ cho phép sao chụp, chia sẻ tác phẩm ở dạng nguyên vẹn [không được thay đổi hình thức và nội dung tác phẩm gốc] cho mục đích phi thương mại lẫn thương mại. 1. Liên hệ tác giả hoặc HNSA theo mẫu đơn xin phép sử dụng tài sản trí tuệ]
2. Thực hiện theo cam kết đã thỏa thuận với tác giả hoặc đơn vị cấp phép đúng theo nội dung và mục đích sử dụng [trong đơn xin phép].
3. Người sử dụng không được phép phái sinh sản phẩm.
Ghi công [BY] – Phi thương mại [NC]: Chỉ cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho mục đích phi thương mại. 1. Liên hệ tác giả hoặc HNSA theo mẫu đơn xin phép sử dụng tài sản trí tuệ]
2. Thực hiện theo cam kết đã thỏa thuận với tác giả hoặc đơn vị cấp phép đúng theo nội dung và mục đích sử dụng [trong đơn xin phép].
3. Các sản phẩm trong mục này đều phải đáp ứng mục đích phi thương mại.
Ghi công [BY] – Phi thương mại [NC] – Chia sẻ tương tự [SA]: Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công [BY] – Chia sẻ tương tự [SA] nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi thương mại. 1. Liên hệ tác giả hoặc HNSA theo mẫu đơn xin phép sử dụng tài sản trí tuệ]
2. Thực hiện theo cam kết đã thỏa thuận với tác giả hoặc đơn vị cấp phép đúng theo nội dung và mục đích sử dụng [trong đơn xin phép].
3. Các sản phẩm trong mục này đều phải đáp ứng mục đích phi thương mại.
4. Khi hoàn thành sản phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc, người sử dụng cần phải gửi sản phẩm phái sinh đó đến tác giả để được xin cấp phép.
Ghi công [BY] – Phi thương mại [NC] – Không phái sinh [ND]: Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công [BY] – Không phái sinh [ND] nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi thương mại. 1. Liên hệ tác giả hoặc HNSA theo mẫu đơn xin phép sử dụng tài sản trí tuệ]
2. Thực hiện theo cam kết đã thỏa thuận với tác giả hoặc đơn vị cấp phép đúng theo nội dung và mục đích sử dụng [trong đơn xin phép].
3. Các sản phẩm trong mục này đều phải đáp ứng mục đích phi thương mại.
4. Người sử dụng không được phép phái sinh sản phẩm.

MẪU XIN PHÉP SỬ DỤNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ

I. Cá nhân/tổ chức xin phép sử dụng Họ Tên: Nguyễn Văn A Email: ĐT: 0909 123 456
Địa chỉ:
II. Cá nhân/tổ chức cấp phép Họ Tên: Doanh nghiệp Xã hội Hướng nghiệp Sông An Email: ĐT: 033 515 7272
[gọi tắt là HNSA] Địa chỉ: 16A Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
III. Mô tả nội dung xin phép sử dụng
Loại tài sản trí tuệ
[theo Bảng cấp phép sử dụng sản phẩm của HNSA]
Tài liệu giảng dạy và tham khảo cho học viên được tạo ra bởi HNSA hoặc được trao quyền cho HNSA sử dụng

Đoạn phim/phim trình chiếu trong lớp học và chia sẻ trên các kênh truyền thông

Các bài đăng cung cấp thông tin do tổ chức soạn thảo và đăng tải [bài viết trên các trang mạng xã hội, trên website]

Các công cụ trắc nghiệm

Các văn bản/công cụ sử dụng trong các công tác chuyên môn đặc thù

Bộ nhận diện thương hiệu của HNSA

Tên gọi cụ thể
của tài sản trí tuệ
Mục đích sử dụng
[nêu cụ thể]
IV. Xác nhận của người xin phép
Tôi xin cam đoan rằng mọi yêu cầu và thông tin đều chính xác, đồng thời cam kết sử dụng và đảm bảo các cam kết về bản quyền theo yêu cầu của đơn vị cấp phép.
TP.HCM Ngày … tháng … năm ……… Ký tên

Trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA

Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?

Trích dẫn tài liệu tham khảo [referencing] là một phương pháp dùng để xác định nơi mà anh chị thu thập thông tin và ý tưởng cho các tác phẩm của mình. 

Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ [The American Psychological Association – APA] cung cấp định dạng chuẩn để đảm bảo việc trích dẫn tài liệu tham khảo được chính xác, đầy đủ và hữu ích cho người đọc. APA đòi hỏi 2 thành tố: trích dẫn văn bản và liệt kê danh sách tài liệu tham khảo.

Những quy tắc và hướng dẫn phong cách APA trong tài liệu này được rút ra từ quyển sách “Publication Manual of the American Psychological Association” [Hướng dẫn việc công bố tác phẩm của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ].

Khi nào cần và không cần trích dẫn?

Trích dẫn khi Không cần trích dẫn khi
Những ý tưởng, kết luận, thông tin, từ ngữ hoặc dữ liệu từ một ai đó thu thập/phát ngôn
Những thông tin đã được điều chỉnh [thay đổi ngữ pháp hoặc từ ngữ nhưng vẫn giữ nguyên nghĩa] hoặc tóm tắt lại
Thông tin phổ thông
[vd: 9 hành tinh trong hệ mặt trời]
Các câu nói phổ biến
[vd: “dã tràng xe cát/lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”]
Các ý kiến hoặc kết luận từ chính bản thân người nói/viết

Vì sao việc trích dẫn tài liệu tham khảo lại quan trọng?

Trích dẫn tài liệu tham khảo là cần thiết để:
– Tránh đạo văn
– Xác minh trích dẫn
– Cho phép người đọc theo dõi và truy cập nguồn trích dẫn

Nếu anh chị trích dẫn hoặc diễn giải tác phẩm hay ý tưởng của người khác, anh chị phải thừa nhận tác giả và nguồn. Nếu anh chị không làm điều đó, anh chị có thể bị cáo buộc tội đạo văn.

Các bước tiến hành trích dẫn tài liệu tham khảo

  1. Chuẩn bị tài liệu tham khảo, ghi lại đầy đủ các chi tiết của thư mục, bao gồm cả [những] số trang mà thông tin được lấy ra.
  2. Đặt trích dẫn vào nơi thích hợp trong văn bản của tài liệu. Việc này gọi là trích dẫn văn bản [xem các ví dụ bên dưới].
  3. Cung cấp danh sách các tài liệu tham khảo ở phía dưới cùng của tài liệu [xem ví dụ bên dưới].

Cách trích dẫn nội dung

a] Sách

  1. Một tác giả: Dillard, A. [1989]. The writing life. New York: HarperPerennial.
  2. Hai tác giả: Strunk, W., Jr., & White, E. B. [1979]. The elements of style [3rd ed.]. New York: Macmillan.
  3. Nhiều tác giả: Smith, A. B., Taylor et al [1997]. Tiếp cận và những vấn đề hậu ly hôn khác: Một nghiên cứu định tính dưới góc nhìn của trẻ em, phụ huynh và luật sư. Dunedin, New Zealand: Trung tâm các vấn đề về Trẻ em.

b] Bài nghiên cứu
Yagelski, R. P. [1995]. The role of classroom context in the revision strategies of student writers. Research in the Teaching of English, 29, 216–238.

c] Trang mạng
Taylor, T. [1998, September 1]. Basic CGOS style. Retrieved March 26, 2000, from //www.columbia.edu/cu/cup/cgos/idx_basic.html.

LƯU Ý: Ngày đầu tiên [vd: 1998, September 1] là ngày cập nhật/bản quyền mới nhất [nếu có thể] và ngày sau đó là ngày mình truy cập vào trang tin [vd: March 26, 2000]

d] Minh họa [hình vẽ, đồ thị, biểu đồ, bản vẽ, hình chụp]
Figure X. / Hình X đi kèm với hình ảnh tùy theo nguồn gốc của hình ảnh.

  1. Từ sách: Adair, J. [2006]. Lãnh đạo và động cơ: Nguyên tắc 50-50 và tám nguyên tắc then chốt để thúc đẩy người khác. London, England: Kogan Page.
  2. Từ bài báo tạp chí: Escobar, A. [1999]. Insight 2 tháng 4 năm 1997: Tất cả các tháp thực phẩm được tạo ra đều ngang nhau? Tổng quan về Kinh tế và Dinh dưỡng Gia đình, 12[30], 75-77. Truy xuất từ cơ sở dữ liệu ProQuest.
  3. Từ trang web: UKHealthCare. [2011]. Hiệp hội cấy ghép tim Vương quốc Anh: Giải phẫu tim. Truy xuất từ //ukhealthcare.uky.edu/transplant/heart/anatomy.asp

e] Hình ảnh [nguyên gốc hoặc chỉnh sửa]

  1. Nguyên gốc:
    [Tiêu đề / Đoạn mô tả]. Tái bản từ Tên trang web, của Tên tổ chức [hoặc tên tác giả], YYYY, Truy xuất từ //URL. Bản quyền YYYY với Tên của người giữ bản quyền.
 [Ghi chú: Hình nguyên gốc chỉ giảm kích thước]

Trong bài: Hình 1. Những chiếc bánh quy. Tái bản từ Unsplash [Cervera, 2020]

Cuối bài – Tham khảo: Hình 1. Những chiếc bánh quy. Tái bản từ Unsplash, của Sara Cervera, 2020, Truy xuất từ //unsplash.com/photos/KXnjNvoC0wc. Bản quyền dựa trên thỏa thuận của Unsplash và tác giả.

  1. Chỉnh sửa:
    [Tiêu đề / Đoạn mô tả]. Chỉnh sửa từ Tên trang web, của Tên tổ chức [hoặc tên tác giả], YYYY, Truy xuất từ //URL. Bản quyền YYYY với Tên của người giữ bản quyền.
[Ghi chú: Hình đã qua chỉnh sửa – crop / thu gọn và chỉnh màu]

Trong bài: Hình 1. Những chiếc bánh quy. Chỉnh sửa từ Unsplash [Cervera, 2020]

Cuối bài – Tham khảo: Hình 1. Những chiếc bánh quy. Chỉnh sửa từ Unsplash, của Sara Cervera, 2020, Truy xuất từ //unsplash.com/photos/KXnjNvoC0wc. Bản quyền dựa trên thỏa thuận của Unsplash và tác giả.

f] Đoạn phim, đoạn băng ghi hình
Bellofolletti. [2009, ngày 8 tháng 4]. Bắt gặp ma trên camera giám sát [Tập tin Video]. Truy xuất từ //www.youtube.com/watch?v=D

Quy trình xử lý vi phạm bản quyền

Quy trình xử lý hành vi xâm phạm theo luật pháp Việt Nam

Các bước Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Hướng hành động Phân tích vi phạm Cảnh báo riêng tư Cảnh báo công khai Pháp lý
Thời gian Sau 7 ngày phát hiện sai phạm Sau 10 ngày phát hiện sai phạm  Sau 15 ngày phát hiện sai phạm [chưa nhận được phản hồi sau bước 2] Sau 20 ngày phát hiện sai phạm
Tài liệu/cách thức xử lý Phân tích hành vi sai phạm Thư cảnh báo riêng Thư cảnh báo công khai Tờ khai pháp lý và thủ tục tòa án

Bước 1: Phân tích hành vi xâm phạm

Khi phát hiện có hành vi có dấu hiệu vi phạm bản quyền tác giả của mình, các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả sẽ tiến hành phân tích hành vi xâm phạm.

Cách thức thực hiện

Họ tên Email/SĐT

⬜ Xác nhận là người đại diện cho đơn vị sở hữu bản quyền của tài sản trí tuệ

Người viết đơn
I. Thông tin chung Tên Email/SĐT Địa chỉ
Đơn vị sở hữu:
Đơn vị có dấu hiệu vi phạm
II. Mô tả nội dung vi phạm
Tên gọi
Thời gian đăng bài
Mục đích sử dụng Sử dụng hợp lý:
⬜ dùng cho các mục đích phi thương mại
⬜ dùng trong các ấn phẩm nghiên cứu, giáo dục, bình luận
⬜ dùng bản gốc để tạo ra sản phẩm mới với thông điệp và mục đích khác
Nếu các mục trên đều Không, vui lòng điền rõ các vi phạm
Các vi phạm ⬜ Không thực hiện trích dẫn [dù đó là các ý kiến, kết luận, thông tin, từ ngữ hoặc dữ liệu từ người khác hoặc diễn tả lại/tóm tắt lại thông tin] và kèm theo ít nhất một mục trong bảng IV.
Nêu rõ những bằng chứng vi phạm điều trên [hình ảnh chụp toàn màn hình]:
– Thông tin vi phạm – Bằng chứng – So sánh với bản gốc
– Thông tin vi phạm – Bằng chứng – So sánh với bản gốc
– Thông tin vi phạm – Bằng chứng – So sánh với bản gốc
III. Mô tả nội dung bản gốc
Tên gọi
Loại tài sản trí tuệ
Đường dẫn
/ Thông tin ấn bản
Thời gian đăng bài
IV. Phân loại hành vi vi phạm theo Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp a] Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; đ] Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp i] Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
V. Yêu cầu của đơn vị dành cho bên vi phạm theo Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả [Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan ban hành năm 2013]
1. Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người biểu diễn;
2. Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
3. Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số;
4. Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Sau khi cảnh báo riêng và công khai không hiệu quả Phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân hoặc tổ chức
VI. Xác nhận của đơn vị yêu cầu
Tôi xin cam đoan rằng mọi yêu cầu và thông tin đều chính xác, đồng thời là chủ sở hữu bản quyền hoặc người được ủy quyền thay mặt chủ sở hữu bản quyền.
Ký tên

Bước 2: Gửi thư cảnh báo riêng cho đơn vị vi phạm

Sau khi đã xác minh, phân tích và thu thập được các chứng cứ về hành vi vi phạm, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm sẽ gửi thư cảnh báo tới bên xâm phạm quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, yêu cầu bên đang xâm phạm chấm dứt ngay lập tức hành vi xâm phạm.
Việc gửi thư cảnh báo tới bên xâm phạm tuy không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình xử lý vi phạm bản quyền tác giả nhưng nó lại rất cần thiết để nhắc nhở bên vi phạm việc họ đang xâm phạm bản quyền tác giả và đây cũng là động thái tạo cơ hội cho 2 bên có được cách hòa giải, giải quyết dễ dàng và bớt phức tạp hơn.
Nếu bên vi phạm dừng hành vi vi phạm, 2 bên thỏa thuận thống nhất tự giải quyết và đền bù nếu có thiệt hại thì dừng ở Bước 2. Nếu bên vi phạm không chấm dứt vi phạm thì làm tiếp Bước 3 và 4.
Cách thức thực hiện
Gửi email cảnh báo tới bên vi phạm và đính kèm bảng phân tích hành vi vi phạm
Đồng thời, gọi điện cho người phụ trách để xác nhận đã nhận thông tin và có hướng xử lý

Bước 3: Đăng thư cảnh báo công khai của đơn vị vi phạm lên các kênh truyền thông chính thức

Chủ sở hữu tác phẩm sẽ gửi thư cảnh báo công khai trên các trang tin truyền thông của mình tới bên xâm phạm quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, yêu cầu bên đang xâm phạm chấm dứt ngay lập tức hành vi xâm phạm.
Cách thức thực hiện
Đăng thư cảnh báo kèm các thông tin về nỗ lực hòa giải riêng tư nhưng bất thành lên các trang tin truyền thông của đơn vị; kèm yêu cầu đơn vị vi phạm sửa lỗi trước khi tiến hành bước 4.
Cân nhắc có nên tiến hành bước 4 hay chuyển thông tin đơn vị vi phạm vào danh sách đen [cần quan tâm khi hợp tác và thực hiện dịch vụ]

Bước 4: Nộp đơn yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành xử lý vi phạm bản quyền tác giả

Sau khi gửi thư cảnh báo và cảnh báo công khai, nếu bên vi phạm không tự động chấm dứt hành vi xâm phạm, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả tới cơ quan chức năng để tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý đối với hành vi đó.

Trình tự và thời gian giải quyết đơn yêu cầu

4.1. Nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền tác giả cho cơ quan có thẩm quyền

– Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm bản quyền tác giả được quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 bao gồm:
+ Tòa án
+ Thanh tra
+ Quản lý thị trường
+ Hải quan
+ Công an
+ UBND các cấp có thẩm quyền xử lý

4.2. Tiếp nhận và xử lý đơn xử lý vi phạm bản quyền tác giả

– Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thụ lý đơn và giải quyết.
– Thời hạn giải quyết trong 10 ngày kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.
– Nếu đơn yêu cầu xử lý vi phạm quyền tác giả chưa đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ,… phục vụ cho việc xử lý thì cơ quan xử lý phải yêu cầu người nộp đơn bổ sung các thông tin, tài liệu còn thiếu, các chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá 30 ngày để người yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền tác giả sửa đổi, bổ sung.
– Cơ quan xử lý vi phạm quyền tác giả có quyền từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm và nêu rõ lý do từ chối trong các trường hợp sau:
+ Hết thời hạn ấn định quy định mà người yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền tác giả không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;
+ Hết thời hiệu xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả theo quy định pháp luật;
+ Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý;
+ Có văn bản từ phía cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ để xử lý xâm phạm quyền tác giả.
– Kết quả: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm bản quyền tác giả, đồng thời áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu có khi đã xác định có hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Danh mục

Tài sản trí tuệ [intellectual property – viết tắt là TSTT] được hiểu là tất cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ: các ý tưởng, các tác phẩm sáng tạo văn học/nghệ thuật, các công trình khoa học, các sáng chế, phần mềm máy tính…TSTT là một dạng tài sản vô hình. Ngoài các đặc tính chung như các dạng tài sản vô hình khác, các TSTT lại có các đặc tính riêng, đó là tính sáng tạo và đổi mới [là một đối tượng mới được tạo ra hoặc là một đối tượng đã có nhưng được bổ sung cái mới].

Ngoài ra, các TSTT thuộc sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật là các đối tượng có bản chất khoa học/kỹ thuật, gồm: các thông tin – bí quyết kỹ thuật, các sáng chế, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, các bản vẽ, bản thiết kế, công thức, dữ liệu tính toán, dữ liệu thử nghiệm, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu, công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, đồ án quy hoạch, sơ đồ bố trí/sắp xếp; giống cây trồng…

Đăng nhập

Chủ Đề