Cách xây dựng một bài thuyết trình hay

Trang chủDoanh nhânKỹ năng

Yếu tố để xây dựng bài thuyết trình thành công

(Bemec Media) - Công việc thuyết trình chính là công việc trí thức chuyên nghiệp. Người thuyết trình phải cập nhật những tiến bộ mới trong lĩnh vực chuyên môn, phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức của mình. Để trở thành người thuyết trình giỏi hơn ai hết bạn phải đọc sách thật nhiều, biết chắt lọc những gì có giá trị, luôn biết làm giàu thêm vốn từ của mình và phải có kỹ năng thuyết trình tốt.

Yêu cầu đối với người thuyết trình

(Bemec Media) - Công việc thuyết trình chính là công việc trí thức chuyên nghiệp. Người thuyết trình phải cập nhật những tiến bộ mới trong lĩnh vực chuyên môn, phải liên tục nâng cao trình độ kiến thức của mình. Không thể hình dung được một người thuyết trình thành công lại có thể là người không thích đọc sách. Một con người với hiểu biết nông cạn, đầu óc rỗng tuếch thì không thể có đủ tư cách đứng trước đám đông để thuyết trình. Nếu không chịu đọc sách thì làm sao có đủ vốn liếng kiến thức để nói, làm sao nắm bắt được những điều mới mẻ để nói?

Hơn thế nữa, để thành công thì bạn nhất thiết phải đạt đến đẳng cấp của một chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến chủ đề và nội dung mà mình sẽ thuyết trình. Và để trở thành người thuyết trình giỏi hơn ai hết bạn phải đọc sách thật nhiều, biết chắt lọc những gì có giá trị, luôn biết làm giàu thêm vốn từ của mình và phải có kỹ năng thuyết trình tốt.

Thời gian cho bài thuyết trình

Bài thuyến trình chỉ nên dừng ở khoảng 30 - 45 phút. Nếu bạn thuyết trình sau bữa trưa thì bạn không còn được nhiều lợi thế như buổi sáng nữa. Thường thì vào buổi trưa, mọi người chẳng muôn nghe nhiều. Và nếu có thuyết trình, thì cũng không nên nói dài quá 20 phút. Nếu bạn được mời nói chuyện vào buổi tối, bạn chỉ nên nói từ 10 đến 15 phút thôi và phải nhớ là tạo cho bài nói của mình tràn đầy cảm hứng và sức sống. 

Cách xây dựng một bài thuyết trình hay

Xây dựng nội dung cho bài thuyết trình

Làm thế nào để xây dựng và chuyển tải nội dung bài thuyết trình của bạn một cách hiệu quả nhất?

Chất lượng bài thuyết trình của bạn phụ thuộc rất nhiều vào công sức chuẩn bị trước đó. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ khiến cho thuyết trình trở thành một công việc mang tính chủ động. Trong đó, việc xác định mục tiêu thuyết trình phải là công việc quan trọng đầu tiên.

- Xác định mục tiêu của bài thuyết trình

Trong cuộc sống nói chung và kinh doanh nói riêng, chúng ta không thể làm được việc gì khả quan nếu như không có một mục tiêu cụ thể. Thuyết trình cũng vậy. Nếu muốn thành công, bạn phải xác định mục tiêu cụ thể để nội dung bài thuyết trình của bạn sẽ luôn đi đúng hướng, tránh bị lan man, rời rạc, thiếu sức thuyết phục.

- Chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình

Để có thể thuyết trình một cách thành công và lưu lại được ấn tượng nơi người nghe về bản thân bạn hoặc về tổ chức, doanh nghiệp của bạn, bạn cần rất nhiều thời gian và công sức cho việc chuẩn bị. Đừng bao giờ đợi cho đến khi mình đứng trước thính giả rồi mới chịu nghĩ xem mình sẽ nói gì! Kiểu nói ngẫu hứng như vậy sẽ không giúp bạn có một bài nói chuyện hay được - trừ phi bạn thực sự là một thiên tài.

Một bài thuyết trình phong phú hay nghèo nàn, thú vị hay nhàm chán, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của phần chuẩn bị của bạn.

Có thể lâu nay phần đông chúng ta bị tra tấn bởi những bài thuyết trình hết sức tệ hại nhàm chán, phần lớn đều là do người thuyết trình đã không bỏ công sức ra chuẩn bị trước đó và thiếu kỹ năng.

Chuẩn bị chất liệu cho nội dung của bài thuyết trình với các câu hỏi:

Cách xây dựng một bài thuyết trình hay

Bạn cần tự trả lòi những câu hỏi sau:

- Mình sẽ thu thập thêm thông tin từ đâu?

- Chắt lọc những thông tin cần thiết nào cho bài thuyết trình

- Mình cần bao nhiêu thời gian để thu thập thông tin?

- Làm thế nào để có được những thông tin chính xác

Thực hiện bố cục bài thuyết trình:

- Viết ra chủ đề trung tâm

- Phác thảo những nội dung chính xoay quanh nó

- Sử dụng giọng văn nói hơn là văn viết vì bài thuyết trình của bạn dùng để nói.

- Câu văn ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu

- Đọc và sắp xếp lại logic cho bài viết

- Sửa câu từ, bố cục sao cho thuận khi thuyết trình để chính vấn đề này dẫn sang vấn đề kia là tốt nhất

- Hãy thử nói lại chính những điều mà bạn vừa viết ra và cảm nhận nó đã thuận với người nghe chưa.

- Chuẩn bị trước một số câu hỏi cho khán giả. Điều này giúp bạn thổi thêm sức sống vào bài thuyết trình, vừa tạo cơ hội cho thính giả suy nghĩ, tương tác với bạn.

Lưu ý:

- Khi thuyết trình luôn chú ý tới yếu tốt nhịp điệu, biết nhấn nhá vào những câu, từ quan trọng để buổi nói chuyện không bị buồn chán

- Một trong những điều quan trọng nhất nữa khi thuyết trình là bạn truyền tải được niềm đam mê, yêu thích và nhiệt tình đối với nội dung vấn đề mà mình trình bày. Nếu bạn không truyền được ngọn lửa ấy tới người nghe thì bạn đừng hy vọng họ sẽ quan tâm nhiều đến điều bạn nói.

Bemecmedia.vn

Các bài viết khác

Kỹ năng trả lời và nghe trong văn hóa đàm phán và thương lượng
Những nguyên tắc cơ bản cho cuộc đàm phán
Mẹo tránh hàng tồn kho
Nghệ thuật và kỹ xảo trong đàm phán
Làm gì khi đàm phán rơi vào bế tắc
Kỹ năng làm việc nhóm và cách phát triển nhóm (Phần 1)
Kỹ năng làm việc nhóm & cách phát triển nhóm (Phần 2)
Giúp nhân viên có thêm động lực làm việc bằng cách nào?
Khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm
Thay đổi tư duy để làm việc nhóm hiệu quả
Giúp nhân viên phát triển khả năng tiềm ẩn và động lực làm việc
Những thói quen cần bỏ để năng suất làm việc tăng gấp đôi
CV tất cả các nhà tuyển dụng đều muốn đọc
Năm kiểu người cơ bản trong hoạt động doanh nghiệp
Những kiểu người có thể mãi mãi thất nghiệp
Làm thế nào để gây được ấn tượng với cấp trên
10 cách thức tạo động lực cho nhân viên
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của doanh nhân
Những nguyên tắc cơ bản để có một cuộc họp hiệu quả
Kinh doanh qua website cần lưu ý những gì
« Đầu Trước 12345TiếpCuối »