Cách xác định nội thủy và lãnh hải

Lãnh hải là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia [tức vùng đặc quyền kinh tế]. Vậy lãnh hải là gì? Và có những quy định như thế nào về vùng lãnh hải?

Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Căn cứ theo Điều 11 của Luật Biển Việt Nam năm 2012, Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, vùng lãnh hải có chiều rộng tối đa là 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài, trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các quốc gia láng giềng có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế, lãnh hải của Việt Nam bao gồm:

+ Lãnh hải của phần đất liền;

+ Lãnh hải của các đảo, quần đảo.

Việc xác định bề rộng thực tế và ranh giới phía ngoài của lãnh hải phụ thuộc vào vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở này sẽ được xác định theo ngấn nước thủy triều thấp nhất. Các đảo ven bờ có thể được chọn làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở lãnh hải.

Chủ quyền trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài ttong lãnh hải.

Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng một cách hoàn toàn và riêng biệt đến vùng ười trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này. Trong vùng trời bên trên lãnh hải không tồn tại quyền qua lại không gây hại cho các phương tiện bay.

Trong vùng lãnh hải, các quốc gia được thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, ngoại trừ quyền “đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài theo nguyên tắc tự do đi lại hàng hải.

Luật biển quốc tế được coi như là một “lãnh thổ chìm”, một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về vấn đề phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, khai thác tài nguyên thiên nhiên,…

Quyền đi qua không gây hại là nguyên tắc tập quán của luật quốc tế, được thừa nhận bằng thực tiễn của các quốc gia. Tàu thuyền được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, trừ tàu quân sự cần phải có thông báo trước.

Về cơ bản đi qua không gây hại được xem là các hành vi không làm, trật tự, an ninh quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam cũng đã ký các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia cũng như các văn bản quốc tế liên quan, cụ thể như các hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua cần đảm bảo an toàn hàng hải, điều phối giao thông biển, bảo vệ các sinh vật và môi trường sinh thái biển.

Theo quy định tại Điều 3 Công ước Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.

Từ quy định trên, có thể thấy Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã thống nhất quy định: quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

Ngoài ra, tại Điều 11 Luật Biển Việt Nam năm 2012 cũng đã khẳng định “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”.

Căn cứ theo Điều 12 của Luật Biển Việt Nam năm 2012, quy định vùng lãnh hải có chế độ pháp lý sau:

+ Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

+ Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

+ Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về vùng lãnh hải của Việt Nam.

Luật Hoàng Anh [sưu tầm & biên tập]

Nội thủy là gì? Quy định về vùng nội thủy theo Luật Biển Việt Nam

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Nội thuỷ là gì?

Theo Luật Biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Như vậy, đây là vùng biển phía trong cùng và tiếp giáp với vùng lãnh hải ở phía ngoài.

Trong đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Đường cơ sở hiện nay nối từ điểm 0 [nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Cam-pu-chia] đến điểm A11 [đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị].

Về chế độ pháp lý của nội thuỷ, Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

2. Một số quy định liên quan đến vùng nội thủy của vùng biển Việt Nam

- Trường hợp tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam được đi vào vùng nội thủy:

+ Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ.

+ Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật Biển Việt Nam và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác và phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam:

Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.

- Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài

+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.

+ Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây:

[i] Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;

[ii] Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam;

[iii] Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

[iv] Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.

+ Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật Biển.

+ Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam, trừ nội thủy, trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển Việt Nam.

Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.

- Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam

Tổ chức, cá nhân và tàu thuyền khi ở trong các cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hay trong công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam chỉ được tiến hành thông tin liên lạc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Video liên quan

Chủ Đề