Cách viết đoạn văn nêu cảm nhận

Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ [câu văn] hay đoạn trích được nêu trong đề bài.

- Đọc : Đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu [có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm]. Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp mạch thơ, mạch văn thấm vào tâm hồn các em một cách tự nhiên, gây cho các em những cảm xúc, ấn tượng trước những tín hiệu nghệ thuật xuất hiện trong đoạn văn, đoạn thơ.

- Tìm hiểu: Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập như cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hoá,…cùng với những cảm nhận ban đầu qua cách đọc sẽ giúp các em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc toát ra từ câu thơ [câu văn].

*Bước 3: Viết đoạn văn hướng vào yêu cầu của đề bài. Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài: cuối cùng, có thể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ.

Ta có thể trình bày đoạn CTVH theo 2 cách sau:

- Cách 1: Ta mở đầu bằng một câu khái quát [như nêu ý chính của một đoạn thơ [đoạn văn ] trong bài tập đọc. Những câu tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ ý mà câu khái quát [câu mở đoạn] đã nêu ra. Trong quá trình diễn giải, ta kết hợp nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ [đoạn văn].

- Cách 2: Ta mở đầu bằng cách trả lời thẳng vào câu hỏi chính [Nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật góp phần nhiều nhất tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ [đoạn văn]. Sau đó diễn giải cái hay, cái đẹp về nội dung. Cuối cùng kết thúc là một câu khái quát, tóm lại những điều đã diễn giải ở trên [như kiểu nêu ý chính của đoạn thơ [đoạn văn ] trong bài tập đọc.

Lưu ý: Đoạn văn cần được diễn đạt một cách trong sáng và bộc lộ cảm xúc; cần tránh hết mức mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; tránh diễn đạt dài dòng về nội dung đoạn thơ [đoạn văn].

Loigiaihay.com

Đề bài: Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn

Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn


1. Xác định yêu cầu đề bài

Xác định yêu cầu đề bài là bước không thể bỏ qua khi làm bất cứ dạng bài tập làm văn nào.


2. Đọc và nắm vững nội dung của tác phẩm

- Đọc lại tác phẩm [Thơ, văn] để nắm được nội dung của tác phẩm cũng như hình thành những cảm nhận, ấn tượng về đối tượng mình cần cảm nhận theo yêu cầu của đề bài.- Ghi chú trong quá trình đọc, viết ra những cảm nhận hoặc những trích dẫn mà em cho là quan trọng mà mình dự định sẽ sử dụng trong bài cảm nhận của mình.- Đặt câu hỏi trong quá trình đọc. Khi đọc tác phẩm, thay vì chỉ tìm hiểu nội dung tác phẩm các em cũng cần tự đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu, phân tích bởi đây chính là điểm cộng trong bài cảm nhận của các em. Một bài văn cảm nhận sâu sắc về nội dung, mới mẻ trong cách tiếp cận, tìm hiểu vấn đề bao giờ cũng tạo ấn tượng với người đọc, người chấm.- Một số gợi ý khi đọc tác phẩm:+ Nội dung của tác phẩm này là gì?+ Tác giả đề cập đến vấn đề trong đoạn này?+ Nét đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?+ Tài năng của nhà văn/nhà thơ được thể hiện như thế nào qua cách sử dụng ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật hay khi xây dựng tình huống.

...


3. Xây dựng dàn ý

Xây dựng dàn ý là việc ghi lại những ý tưởng cho bài cảm nhận một cách khái quát qua cấu trúc: Mở bài, Thân bài, Kết bài.


4. Bắt tay vào quá trình viết bài

- Từ ý tưởng đã có cùng với dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai, phát triển nội dung thành một bài cảm nhận hoàn chỉnh. Chú ý trong quá trình viết bài, cùng với những phân tích những nội dung nổi bật của tác phẩm, các em cần đưa vào những đánh giá, cảm nhận của bản thân để bài cảm nhận trở nên sâu sắc, gợi cảm xúc nơi người đọc, người nghe.- Cần đưa vào những trích dẫn trong văn bản thơ, văn để người đọc nhận diện được đối tượng cảm nhận, tăng tính trực quan cho bài viết, tránh tình trạng mơ hồ trong việc xác định đối tượng cảm nhận.- Bên cạnh những trích dẫn của tác phẩm cần cảm nhận, các em có thể đưa thêm vào bài viết những dẫn chứng từ các tác phẩm khác để bài viết thêm phong phú, giàu sức thuyết phục.

- Soát lỗi chính tả trước khi nộp bài để bài cảm nhận được hoàn thiện cả về nội dung và hình thức.

Cùng với Cách viết bài văn cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn, Cách viết bài văn nghị luận xã hội, Cách làm bài văn thuyết minh hay, Cách viết một đoạn văn hay, Cách viết một bài văn miêu tả hay là những bài phương pháp quan trọng mà các em không nên bỏ qua khi rèn luyện kĩ năng viết bài tập làm văn của mình.

Làm thế nào để viết một bài cảm nhận hay về một tác phẩm văn học? Để tích lũy thêm những phương pháp viết bài hữu ích, các em có thể kết hợp việc luyện tập làm đề với việc tham khảo Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu Dàn ý cảm nhận bài thơ Mây và sóng của Ta-go Cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc Luyện tập: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Cảm nghĩ về bài thơ Tôi yêu em Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu

Để viết bài cảm nhận, bạn cần phân tích tác phẩm và đưa ra bình luận gắn liền với tác phẩm đó. Trong học thuật, bài tập này rất phổ biến: nó cần đến các kỹ năng đọc kỹ, nghiên cứu và viết. Chỉ dẫn dưới đây sẽ hỗ trợ bạn trong nhiệm vụ này.

  1. 1

    Hiểu mục tiêu của bài cảm nhận. Bài cảm nhận được giao để bạn có thể suy nghĩ cẩn thận về cảm nhận hay suy nghĩ của mình về tác phẩm sau khi đọc xong.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Khi viết bài cảm nhận, bạn cần đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm, liệu tác phẩm đó đã đạt được mục tiêu của nó hay chưa và đã làm tốt đến mức nào. Bài phát biểu không chỉ là đơn thuần là một bài viết phát biểu ý kiến. [2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Để viết bài cảm nhận, bạn cần đọc kỹ tác phẩm để có thể hiểu được ý nghĩa ẩn sâu của nó. Bạn phải trình bày cảm nhận về các hàm ý, làm rõ thêm, đánh giá và phân tích mục tiêu cũng như các quan điểm chính của tác giả. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "tôi" khi viết bài cảm nhận. [3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Trong bài cảm nhận, bạn cần kết nối các ý, các đoạn văn và khái niệm bao quát cũng như sử dụng dẫn chứng từ chính tác phẩm đó để hỗ trợ cho các luận điểm của mình. Nếu được hỏi đồng ý hay không đồng ý với quan điểm của tác giả, bạn cần có bằng chứng thuyết phục cho thấy vì sao bạn lại cảm nhận như vậy.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nếu cần viết bài cảm nhận về nhiều tác phẩm, bạn phải phân tích được cách mà chúng liên kết với nhau. Nếu đang viết bài cảm nhận cho một tác phẩm, có lẽ bạn nên liên hệ nó với những khái niệm và chủ đề bao quát đã được thảo luận trên lớp.
    • Bạn có thể được giao viết bài cảm nhận cho phim ảnh, bài diễn thuyết, chuyến đi thực tế, giờ thí nghiệm hay thậm chí là buổi thảo luận trên lớp. [5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bài cảm nhận không phải là tóm tắt của một tác phẩm. Đó cũng không phải là lời tuyên bố "Tôi thích quyển sách này vì nó thú vị" hay "Tôi thấy ghét vì nó thật nhàm chán".[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Xác định yêu cầu của đề bài. Trước khi bắt đầu viết, bạn phải xác định được chính xác giáo viên đang yêu cầu gì ở bạn. Một số giáo viên sẽ muốn bạn phân tích hoặc đánh giá tác phẩm. Một số khác muốn một bài cảm nhận mang tính cá nhân. Hãy đảm bảo là bạn nắm rõ loại bài cảm nhận mà mình cần viết.

    • Nếu không chắc, bạn có thể hỏi giáo viên để biết rõ điều mà họ mong đợi ở bài viết của bạn.
    • Có thể bạn sẽ được yêu cầu viết bài cảm nhận về tác phẩm này trong mối liên hệ với tác phẩm khác. Trong trường hợp đó, bạn nên sử dụng trích dẫn từ cả hai tác phẩm cho bài viết của mình.
    • Có thể bạn sẽ được yêu cầu viết bài cảm nhận về một tác phẩm trong mối liên hệ với các chủ đề thảo luận trên lớp. Chẳng hạn như ở trường hợp đọc sách trong môn Xã hội học về Vai trò Giới, bạn nên đọc, ghi chú và viết bài cảm nhận dựa trên cách mà vai trò của giới được trình bày trong quyển sách này.
    • Có thể bạn sẽ được yêu cầu trình bày cảm nhận mang tính cá nhân về một tác phẩm. Dù ít khi xảy ra hơn, nhưng đôi khi giáo viên chỉ muốn biết liệu bạn đã đọc tác phẩm hay chưa và suy nghĩ của bạn về nó là gì. Trong trường hợp này, bạn nên tập trung vào quan điểm của mình về tác phẩm.

  3. 3

    Đọc tác phẩm ngay khi được giao. Viết bài cảm nhận không phải chỉ là đọc, đưa ra ý kiến và nộp bài. Bài cảm nhận cần tổng hợp các đoạn văn bản, nghĩa là bạn phải lấy thông tin đã đọc được và liên kết chúng với nhau để có thể phân tích và đánh giá. Bạn cần dành thời gian để đọc và quan trọng hơn là để thẩm thấu những gì mà mình vừa đọc nhằm kết hợp các ý tưởng với nhau.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Một trong những sai lầm lớn nhất mà sinh viên vẫn thường mắc phải là chờ đến phút chót mới đọc và viết bài: cảm nhận là chiêm nghiệm sâu sắc sau khi đọc đi đọc lại vài lần.
    • Bạn nên đọc lại tác phẩm vài lần. Lần thứ nhất, đọc và làm quen với tác phẩm. Lần tiếp theo, bắt đầu nghĩ về đề ra và cảm nhận của bạn.

  4. 4

    Viết ra những cảm nhận ban đầu của bạn. Sau lần đọc đầu tiên, hãy ghi lại những cảm nhận đầu tiên của bạn dành cho tác phẩm. Làm tương tự cho mọi lần đọc sau.

    • Hãy cố hoàn thành vài trong những câu sau sau khi đọc xong: Tôi nghĩ rằng..., Tôi thấy rằng..., Tôi cảm thấy..., Dường như..., hay Theo quan điểm của tôi...[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Ghi chú trong quá trình đọc. Khi đọc lại tác phẩm, hãy tiến hành ghi chú. Việc ghi chú trên lề sách cho phép bạn dễ dàng tìm được trích dẫn, cốt truyện, sự phát triển nhân vật hay cảm nhận dành cho tác phẩm. Nếu không ghi chú kỹ lưỡng, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc viết được một bài cảm nhận có tính kết dính về mặt nội dung.

  6. 6

    Đặt câu hỏi trong lúc đọc. Trong quá trình đọc, bạn phải bắt đầu đặt câu hỏi cho tác phẩm. Đây chính là xuất phát điểm của đánh giá và cảm nhận của bạn. Một số câu hỏi cần cân nhắc bao gồm:

    • Tác giả đề cập đến vấn đề gì?
    • Luận điểm chính của tác giả là gì?
    • Tác giả đưa ra các luận điểm và giả định nào và chúng đã được hỗ trợ ra sao?
    • Điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm là gì? Vấn đề liên quan đến chủ đề này nằm ở đâu?
    • Các tác phẩm liên kết với nhau như thế nào? [Nếu viết bài cảm nhận về nhiều tác phẩm]
    • Những ý tưởng này kết nối với ý tưởng tổng thể của lớp học/cả bài/v.v. như thế nào? [9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Viết tự do. Bắt đầu bằng cách viết tự do bài cảm nhận và đánh giá về ý tưởng của tác giả. Hãy cố diễn đạt thành lời điều mà bạn cho rằng tác giả đang cố làm và liệu bạn có đồng ý với tác giả hay không. Tiếp đến, tự vấn bản thân và giải thích vì sao bạn lại có suy nghĩ như vậy. Viết tự do là cách rất tuyệt để bắt đầu đưa ý tưởng của bạn lên mặt giấy cũng như vượt qua bế tắc ban đầu. [10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Khi hoàn thành, hãy đọc lại những gì bạn vừa viết. Xác định đâu là những cảm nhận tốt và thuyết phục nhất của bạn. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các luận điểm.

  2. 2

    Quyết định góc nhìn của bạn. Bài cảm nhận phải có tính bình phẩm và hàm chứa một số đánh giá dành cho tác phẩm. Nếu không, đó sẽ chỉ là một bản tóm tắt đơn thuần. Sau khi viết tự do xong, hãy xác định đâu là góc nhìn của bạn. Bạn cần không ngừng đặt câu hỏi đó cho bản thân trong lúc viết nháp phần cảm nhận có tính kết dính của mình.

    • Nghĩ về lý do tác giả viết bài hay câu chuyện này như cách mà họ đã làm. Vì sao họ lại sắp xếp mọi thứ theo cách cụ thể này? Nó có mối liên hệ thế nào với thế giới bên ngoài? [11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Xác định luận đề của bạn. Lúc này, khi đã viết nháp và tìm được góc nhìn, bạn có thể chuyển chúng thành lý luận. Bạn cần nói điều thú vị gì về tác phẩm bạn vừa đọc được? Hãy bắt đầu giải thích vì sao điều bạn nói là thú vị và quan trọng. Đây chính là cốt lõi bài cảm nhận. Hãy kết hợp mọi luận điểm, ý kiến, bình phẩm của bạn thành một khẳng định mà bạn có thể chứng minh được. Đó chính là luận đề của bạn.

    • Luận đề là câu giải thích điều bạn sẽ phân tích, bình phẩm hay cố chứng minh về tác phẩm. Nhờ có nó, bài cảm nhận của bạn sẽ không đi lạc hướng.

  4. 4

    Sắp xếp bài viết. Bài viết cần tuân theo định dạng cơ bản của bài luận. Nó cần có mở bài, các đoạn thân bài và kết luận. Mỗi đoạn trong phần thân bài cần hỗ trợ trực tiếp cho luận đề. Các đoạn thân bài cần trình bày cảm nhận của bạn dành cho mỗi phần khác nhau của tác phẩm. Hãy sắp xếp các cảm nhận thành một vài chủ đề chung để có thể chuyển chúng thành các đoạn.

    • Ví dụ như, nếu viết cảm nhận về một chủ đề trong tác phẩm, bạn có thể chia các đoạn thành những phần trình bày về việc bối cảnh, nhân vật phản diện chính và hình ảnh ẩn dụ trong tác phẩm đã thành công hay thất bại thế nào trong việc truyền tải chủ đề của tác phẩm.

  5. 5

    Thu thập trích dẫn. Sau khi sắp xếp ý tưởng thành đoạn, bạn cần tìm trích dẫn hỗ trợ cho luận điểm của mình. Mọi khẳng định đều phải được chứng minh bằng tác phẩm. Hãy nhìn vào phần ghi chú để tìm trích dẫn hỗ trợ cho luận đề của bạn.

    • Viết nháp các đoạn giới thiệu trích dẫn, phân tích và bình phẩm về chúng.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Sắp xếp các đoạn văn. Các đoạn văn nên được bắt đầu bằng câu chủ đề. Tiếp đến, bạn phải xác định cách tổ chức đoạn văn của mình. Bạn có thể bắt đầu bằng những gì tác giả viết, tiếp đó là cảm nhận của bạn. Hoặc bạn có thể bắt đầu với tác giả, sau đó nêu lên cảm nhận của bạn trái ngược như thế nào. Nhìn chung, ở đây bạn nên bắt đầu với tác giả trước. Tiếp đến là cảm nhận của bạn.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Một cách hiệu quả để suy nghĩ về việc tổ chức đoạn văn là: chi tiết, ví dụ/trích dẫn, bình phẩm/đánh giá, lặp lại.

  1. 1

    Viết phần mở bài. Mở bài cần nêu tên tác phẩm, tác giả và trọng tâm bài viết của bạn. Trong một số trường hợp, bạn nên bao gồm năm xuất bản và ấn phẩm mà tác phẩm được lấy từ đó ra, nếu có iên quan. Bạn cũng nên thêm chủ đề của tác phẩm và dụng ý của tác giả trong phần này.

    • Luận đề nên được đặt ở cuối phần mở bài.

  2. 2

    Đọc lại các đoạn cảm nhận để chắc rằng bạn đã xác định được quan điểm của mình. Dù hầu hết bài cảm nhận đều không hỏi cụ thể ý kiến cá nhân, nhưng bạn vẫn nên bình phẩm, phân tích và đánh giá tác phẩm thay vì chỉ chăm chăm với các luận chứng.

    • Tìm những chỗ mà bạn chỉ đơn thuần tường thuật những gì tác giả đã viết thay vì bình phẩm hay đánh giá về những điều đó.

  3. 3

    Giải thích ngụ ý sâu xa hơn của tác phẩm đối với lớp học, tác giả, người đọc hay chính bạn. Kết nối tác phẩm với những ý tưởng khác đã được thảo luận trên lớp là một cách hay để phân tích và đánh giá nó. So sánh tác phẩm với các tác phẩm, tác giả, chủ đề và thời đại khác.

    • Nếu đề bài yêu cầu trình bày quan điểm cá nhân thì phần kết luận có lẽ là nơi tốt nhất để bạn làm điều đó. Một số giáo viên sẽ cho phép bạn lồng ghép ý kiến cá nhân trong phần thân bài. Tuy nhiên, đừng quên xác nhận lại với giáo viên trước khi làm vậy.

  4. 4

    Chỉnh sửa để bài viết được rõ ràng và có độ dài phù hợp. Bài cảm nhận thường được viết ngắn, vì vậy bạn đừng nên viết quá dài. Một bài cảm nhận có thể dài từ 500 từ đến 5 trang. Hãy đọc kỹ đề bài để không làm sai yêu cầu.

    • Đọc hết một lượt, kiểm tra tính rõ ràng của bài viết. Câu cú đã diễn đạt đủ rõ hay chưa? Các luận điểm có được hỗ trợ và biện luận đầy đủ? Còn chỗ nào gây khó hiểu hay không?

  5. 5

    Đọc lại và kiểm tra lỗi chính tả. Đọc và kiểm tra lỗi ngữ pháp. Tìm lỗi trong việc ngắt câu, câu rời rạc, thiếu liên từ hay chia động từ. Kiểm tra lỗi chính tả.

  6. 6

    Tự hỏi liệu bạn đã đáp ứng đủ yêu cầu đề ra hay chưa. Hãy kiểm tra lại chỉ dẫn làm bài một lần nữa. Đảm bảo rằng bạn đã làm theo hướng dẫn của giáo viên. Khi đó, bài viết đã sẵn sàng để nộp.

  • Khi luận cứ nào đó không đủ mạnh, hãy tìm những chỗ hổng trong tác phẩm hay đề xuất các ý kiến phản biện.
  • Sau khi đọc xong, đừng chần chừ quá lâu chưa viết. Có thể bạn sẽ quên mất những chi tiết quan trọng.
  • Bài cảm nhận không phải là tự truyện. Nó không viết về việc bạn cảm thấy thế nào, bạn sẽ ra sao trong tình huống đó hay mối liên hệ với cuộc sống của bạn.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Luôn kiểm tra định dạng mà giáo viên đã giao.

Cùng viết bởi:

Tiến sĩ nghiên cứu văn học

Bài viết này đã được cùng viết bởi Rachel Scoggins, PhD. Rachel Scoggins là Trợ lý Giáo sư Tiếng Anh tại Đại học Lander. Tác phẩm của Rachel đã được trình bày tại Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại Nam Đại Tây Dương và Hội nghị Quốc tế Georgia về Thông tin Văn học. Cô nhận bằng Tiến sĩ về Nghiên cứu Văn học tại Đại học Bang Georgia vào năm 2016. Bài viết này đã được xem 100.733 lần.

Chuyên mục: Viết lách và Soạn thảo

Trang này đã được đọc 100.733 lần.

Video liên quan

Chủ Đề