Cách tính phần trăm tích lũy là gì

Định nghĩa Biểu đồ Pareto [Pareto chart]

Biểu đồ Paretotrong tiếng Anh làPareto chart.Biểu đồ Paretolà một dạng đồ thị hình cột phản ánh các dự liệu chất lượng thu thập được, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước.

Biểu đồ này được Pareto – nhà kinh tế người Ý đưa ra đầu tiên, sau đó đã được Joseph Juran – một nhà chất lượng người Mỹ - áp dụng vào những năm 1950. Nguyên tắc Pareto dựa trên quy tắc “80 – 20”, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu.

Ý nghĩa của biểu đồ Pareto

- Chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu do rất nhiều các dạng khuyết tật tạo ra. Tầm quan trọng của từng khuyết tật không giống nhau.

- Việc khắc phục các khuyết tật không thể cùng một lúc mà cần có thứ tự ưu tiên, tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng trước. Sử dụng biểu đồ Pareto giúp doanh nghiệp thực hiện được vấn đề này.

- Nhìn vào biểu đồ thấy rõ dạng khuyết tật phổ biến nhất, thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng. Nhờ đó hạn chế sự phân tán, lãng phí nguồn lực, thời gian mà vẫn nâng cao được hiệu quả cải tiến chất lượng.

Các bước lập biểu đồ Pareto

Biểu đồ Paretođược lập theo những bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định cách phân loại và thu thập dữ liệu [đơn vị đo, thời gian thu thập].

Bước 2: Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự từ lớn đến bé.

Tính tỉ lệ % của từng dạng khuyết tật và tính tỉ lệ % khuyết tật tích lũy.

Chúng ta sẽ lấy số lần của mỗi vấn đề chia cho tổng số lần xảy ra của tất cả vấn đề. Ví dụ: Tỷ lệ phần trăm của “Vấn đề D” = Số lần vấn đề D xảy ra/Tổng số lần xảy ra của vấn đề ABCDEF.
Kết quả sau khi tính toán là: 54/182*100%= 29.7%

Ta lần lượt tính và được kết quả như bảng sau:

Chúng ta sẽ tính tỷ lệ phần trăm tích lũy của vấn đề theo công thức sau: %Tích lũy vấn đề n = %Tích lũy vấn đề n-1 + %Vấn đề n

%Tích lũy Vấn đề D=%Vấn đề D

% Tích lũy Vấn đề A= %Tích lũy Vấn đề D + %Vấn đề A

% Tích lũy Vấn đề C= %Tích lũy vấn đề A + %Vấn đề C

………Ta lần lượt tính và được kết quả như bảng sau:

Bước 3: Vẽ biểu đồ

- Kẻ hai trục tung ở đầu và cuối trục hoành, trục bên trái biểu diễn số lượng các dạng khuyết tật, trục bên phải biểu diễn tỉ lệ % khuyết tật tích lũy.

- Vẽ các cột biểu diễn các dạng khuyết tật lớn nhất trước và theo thứ tự nhỏ dần.

- Vẽ đường tích lũy theo số % tích lũy đã tính.

- Ghi các đặc trưng của thông số lên biểu đồ.

Bước 4: Xác định những vấn đề cần ưu tiên để cải tiến chất lượng

Phân tích Pareto

Biểu đồ Pareto kết hợp với phân tích 80/20 người ta gọi là Phân tích Pareto. Từ trục phần trăm bên phải ta kẻ đường thẳng tại vị trí 80%. Khi đó đường thẳng sẽ cắt đường phần trăm tích lũy tại vị trí nào ta sẽ kẻ đường thẳng xuống cắt cột vấn đề. Tất cả các vấn đề nằm bên tay trái đường thẳng sẽ là các vấn đề mà chúng nó chiếm 80% hậu quả chung.

Biểu đồ Pareto hỗ trợ như thế nào?

Nó cho phép bạn tập trung toàn bộ nỗ lực theo từng sự kiện. Nếu bạn giảm một nửa vấn đề mà gây ra 30% sự việc thì tức là về tổng thể bạn đã cải tiến được 15%. Nếu bạn loại bỏ 100% vấn đề mà chỉ gây ra 3% sự việc thì về tổng thể bạn cũng chỉ cải tiến được 3%. Do đó, Biểu đồ Pareto sẽ giúp bạn cần tập trung vào đâu để tạo ra những thay đổi lớn và đạt được kết quả cuối cùng.

Biểu đồ Pareto được áp dụng tại đâu?

Biểu đồ Pareto được áp dụng khi bạn phải đối mặt với những sự việc đa nhân tố. Sử dụng nó cho phép bạn lựa chọn nên ưu tiên tiến hành giải pháp nào và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

Khi nào Biểu đồ Pareto có ý nghĩa?

Biểu đồ Pareto có ý nghĩa khi bạn xác định ra các vấn đề lớn nhất và nguyên nhân gây ra chúng mà không biết bắt đầu từ đâu.

Biểu đồ Pareto đem lại lợi ích cho ai?

Biểu đồ Pareto đem lại lợi ích cho những ai liên quan tới dự án cải tiến. Cụ thể, lợi ích mà tổ chức nhận được đó là sự phân bổ nguồn lực hiệu quả vào vấn đề quan trọng nhất từ đó tạo ra cơ hội cải tiến tốt nhất.

Nó cũng là một công cụ trao đổi thông tin hiệu quả để giúp Lãnh đạo cấp cao và những người khác hiểu rõ tại sao bạn ưu tiên chọn triển khai các hoạt động hiện tại và kết quả mong đợi là gì.

Chú ý: Biểu đồ Pareto cho bạn cái nhìn trực quan và có thể được sử dụng như một hình thức khuyến khích nhân viên đối mặt với các vấn đề lớn hơn. Trao quyền và khiến nhân viên thấy tự tin là một nhân tố quan trọng để đạt tới thành công trong dài hạn.

Những điểm cần lưu ý để tạo được biểu đồ Pareto chính xác

Để có thể tạo chính xác biểu đồ Pareto mà người khác có thể hiểu được thì chúng ta nên lưu ý những điểm sau:

– Không lược bỏ danh mục và vẽ chính xác tỷ lệ

– Điền đầy đủ lịch sử lấy dữ liệu ở phía trên biểu đồ

– Điền số lượng tổng hợp [ví dụ N=100] phía trong biểu đồ

– Vẽ đầy đủ đường gấp khúc, đổi mầu đối với danh mục cần nhấn mạnh [chiếm tỷ lệ lớn]

– Nên ghi chú những điều đã hiểu được thông qua biểu đồ Biểu đồ sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu bản thân nó thiếu thông tin, hay khó hiểu đối với người đọc.

Vì vậy, hãy tạo ra một chiếc biểu đồ có thể truyền tải được thông điệp mà bạn muốn nói với người khác.

Ví dụ

Biểu đồ hình 6.4cho thấy khuyết tật do hàn, sơn, lắp ráp chiếm tới 84,7%, đây là những khuyết tật cần tập trung giải quyết.

Biểu đồ Pareto cũng có thể sử dụng trong trường hợp các dạng khuyết tật hoặc số lỗi được qui về giá trị. Khi đó thứ tự ưu tiên được xác định căn cứ vào giá trị những lãng phí hoặc tổn thất do các dạng khuyết tật gây ra.

Biểu đồ tích lũy [Cumulative plots] là cách thể hiện thông tin tích lũy bằng đồ thị. Nó thể hiện số lượng / phần trăm, hoặc tỉ lệ thực nghiệm nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị nhất định.

Ví dụ

Câu hỏi:

Vẽ biểu đồ tần suất và biểu đồ tần suất tích lũy với dữ liệu là tập hợp điểm thi của 10 học sinh.

Số thứ tự

Số danh sách

Điểm thi

1

100

30

2

101

40

3

102

35

4

103

50

5

104

60

6

105

65

7

105

35

8

105

55

9

105

65

10

105

70

Lời giải:

Đối với đồ thị tần số, tính tần số như dưới đây. Bảng dưới đây thể hiện điểm số của các học sinh trong khoảng cho trước.

Số thứ tự

Tần sô

Số học sinh

1

30-40

3

2

40-50

1

3

50-60

2

4

60-70

3

5

70-80

1

Dưới đây là đồ thị tần số

Để vẽ được đồ thị tần số tích lũy, tính toán tần số như bảng dưới đây. Bảng này thể hiện số lượng học sinh với điểm số cho trước.

Số thứ tự

Điểm đạt tới

Số học sinh

1

30

1

2

40

3

3

50

4

4

60

7

5

70

10

Dưới đây là đồ thị tần số tích lũy:

Video liên quan

Chủ Đề