Cách tính khối lượng nhà


  • Khái quát bê tông là gì?
  • Tại sao phải biết cách tính m3 bê tông?
  • Công thức tính m3 bê tông cực chuẩn
    • Cách tính thể tích (m3) của hình hộp chữ nhật
    • Công thức tính thể tích của hình trụ
  • Cách tính m3 bê tông móng
    • #1. Móng băng, móng đơn
    • #2. Móng cọc

Khái quát bê tông là gì?

Bê tông còn có tên tiếng Pháp là béton /betɔ̃/, đây là loại đá nhân tạo và được hình thành nhờ vào việc trộn các thành phần này lại với nhau: cốt liệu thô, cốt liệu mịn và các chất kết dính, theo đúng tỷ lệ nhất định (gọi là cấp phối bê tông). Trong bê tông này, chất kết dính như là xi măng + nước, nhựa đường và phụ gia, có vai trò rất quan trọng liên kết các cốt liệu thô như đá, sỏi, có thể sử dụng thêm vật liệu tổng hợp trong bê tông nhẹ và các cốt liệu mịn (cát, đá mạt, đá xay,) và khi nó đóng rắn thì tất cả sẽ thành một khối cứng.

Bê tông được ứng dụng rộng rãi trong đời sống thực tế nhờ tính đa năng, bền chắc và giá thành tối ưu so với các vật liệu khác. Có thể kể những hạng mục, công trình sử dụng bê tông xây dựng: kênh mương thủy lời, mặt đường vỉa hè, bể nước, Ngoài ra có thể kể tới những ứng dụng mới đang rất được ưa chuộng như làm: hàng rào bê tông, ống cống hay cột điện bằng phương pháp ly tâm đang dần xuất hiện ngày càng phổ biến hơn.

Tại sao phải biết cách tính m3 bê tông?

Mục đích quan trọng nhất của m3 bê tông là để dự trù tính số vật liệu cần thiết để có thể chuẩn bị một cách đầy đủ trước khi tiến hành xây nhà để tránh các trường hợp xảy ra việc thừa thiếu các vật liệu.

Bên cạnh đó, đối với các công trình lớn và tiến hành thầu khoán thì nhờ vào đó, các nhà thầu có thể nắm bắt được công trình mà mình đang thi công. Ngoài ra, nắm được cách tính m3 bê tông sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được một khoản chi phí hạn chế được các vấn đề dư thừa bê tông.

Công thức tính m3 bê tông cực chuẩn

Trong xây dựng của ngôi nhà, ta sẽ có một số bộ phận cần đổ bê tông như là: phần móng, phần cột, phần trần nhà và các bộ phận dầm,.v.v.. Vậy nên sau khi tính m3 bê tông chúng ta sẽ có được tổng thể tích của bộ phận đó. Xét về hình dáng thì các khối bê tông sẽ có dạng như hình hộp, hình trụ, vậy khi tính toán thì chúng ta chỉ cần tách các bộ phận bê tông ra là sẽ tính được kết quả.

Cách tính thể tích (m3) của hình hộp chữ nhật

Ta có công thức tính m3 bê tông xây dựng hình hộp chữ nhật như sau: V = a.b.c

=> Trong đó:

  • a: là chiều rộng cạnh đáy
  • b: là chiều dài cạnh đáy
  • c: là chiều cao hình hộp (chiều cao thường được ký hiệu là h trong hình học, nên nếu có bắt gặp công thức là V= a.b.h thì đây chỉ là sự khác biệt về mặt chữ chứ không khác gì về ý nghĩa)

Ví dụ thực tế: bê tông móng sàn tầng 2 có các số đo của các chiều là:

  • Chiều rộng là a= 4,5m
  • Chiều dài là b= 5,5m
  • Chiều cao là c= 15cm= 0,15m

=> Thể tích của phần bê tông đổ trần tầng 2 sẽ là: V= 4,5 * 5,5 * 0,15 = 3,7 (m3). Vậy nên, để đổ phần sàn tầng 2 có kích thước như sau: rộng 4,5m; dài 5,5m; cao 0,15m thì chúng ta sẽ cần phải chuẩn bị 3,7m3 bê tông.

Công thức tính thể tích của hình trụ

Công thức tính m3 bê tông xây dựng hình trụ như sau: V= S*h = 3,14*r2 *h

=> Trong đó:

  • S: là diện tích của mặt đáy
  • 3,14 là số pi
  • R: là bán kính của đường tròn mặt đáy
  • H: là chiều cao hình trụ nối giữa 2 tâm của đường tròn 2 mặt đáy.

Ví dụ cụ thể: Bộ phận đổ bê tông có hình trụ trong nhà là phần cột để chống đỡ cho ban công hoặc là hiên nhà, nên không có quá nhiều phép tính cho phần thể tích này.

Ví dụ, ngôi nhà của bạn ý định xây có phần cột trụ của mái hiên cùng với chiều cao là h = 2m; đường kính của cột trụ d = 25cm => bán kính là r = 12,5cm = 0,125m.

=> Ta có thể tích bê tông của cột trụ này là: V= 3,14 * (0,125)2 * 2 = 0,98 m3.

Như vậy, để đổ bê tông 1 cột trụ có chiều cao 2m, đường kính là 25cm thì chúng ta sẽ cần 0,98m3 bê tông. Đối với cột trụ bê tông khác, bạn chỉ cần áp dụng công thức tính như trên và cổng kết quả lại sẽ cho ra tổng số m3 bê tông cần dùng.

Cách tính m3 bê tông móng

#1. Móng băng, móng đơn

  • Đối với cấu kiện bê tông dạng lập phương

Vbt = Số lượng cấu kiện x Chiều dài x Chiều rộng x Độ cao

  • Đối với cấu kiện phức tạp khác

Vbt = Diện tích mặt bằng cấu kiện x Chiều cao

  • Thể tích của bê tông lót

Vbt lót: (3,64+2,34)*2*0,65*0,1 = 0,7774 m3

  • Công thức tính khối lượng của bê tông móng.

Vbt: (3,44*2+2,54*2)*(0.45*0.21+0.33*0.14+0.56*0.22) = 3,1562 m3.

#2. Móng cọc

Công thức tính khối lượng của bê tông chuẩn xác sẽ có dạng là: Vbt = D x R x H (m3). Với Vbt = Diện tích kết cấu x Chiều cao.

=> Trong đó:

  • D: là chiều dài (Chiều dài của công trình như: Sàn bê tông, đường, sân,);
  • R: là chiều rộng của khối bê tông;
  • H: là chiều cao hay chiều dày của hạng mục (Từ 0.2 0.3m cho đường và 0.08 0.14m cho nhà dân dụng).
  • Vbt = Số lượng của thành phần x chiều dài x chiều rộng x chiều cao.

Ví dụ: Tính khối lượng của Bê tông cho một sàn có độ dày 12 cm.

Công thức tính khối lượng của bê tông sàn sẽ là: Thể tích của bê tông sàn V= Dài x Rộng x Cao.

  • Trục A-C: 4,88*13,78*0,12 = 8,0696 m3
  • Trục C-D: 1,9*8,25*0,12 = 1,881 m3
  • Vỉa sàn: ((13,78+2*0,41)*2+4,88+1,9+6,78)*0,41*0,12 = 2,1038 m3
  • Trừ ô sàn cầu thang: -3,19*2,7*0,12 = 1,0335 mm3
  • Trừ Giao cột (12 cột): 12*0,22*0,22*0,12 = -0,0697 m3
  • Tổng cộng: Vbt sàn = 10,9512 m3

Lưu ý: Khi thực hiện tính toán và áp dụng các công thức tính khối lượng của bê tông, cần phải đảm bảo tỉ mỉ và chú tâm. Tránh các trường hợp bị thiếu sót gây ra sai sót không đáng có hoặc tính thiếu đi khối lượng bê tông cần cho công trình.

Trên đây là thông tin và các tính m3 bê tông trong xây dựng chuẩn nhất mà quý bạn có thể tham khảo. Mọi câu hỏi thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp với Bilico để nhận được sự tư vấn tốt nhất.