Cách tính chuyên cần sổ theo dõi trẻ mầm non

PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON TÂN VIỆT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:86/HD-MNTV

Tân Việt, ngày 15 tháng 9 năm 2016

V/v Hướng dẫn thực hiện chuyên môn

Và quy định hồ sơ sổ sách năm học 2016-2017

Kính gửi: Các đ/c CBGVNV trường MN Tân Việt.

Căn cứ văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quyết định Ban hành Điều lệ trường mầm non;

Căn cứ Hướng dẫn số 4358/BGDĐT-GDMN ngày 06/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016-2017.

Căn cứ công văn số 526/HD-SGD&ĐT ngày 11/9/2013 về Hướng dẫn thực hiện trang bị, quản lý, khai thác, sử dụng hồ sơ, sổ sách từ năm học 2013-2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

Căn cứ hướng dẫn số 2221/SGD&ĐT ngày 08/09/2016 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh V/v Hướng dẫn thực hiện chuyên môn cấp học Mầm non từ năm học 2016-2017.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị. Trường MN Tân Việt Hướng dẫn thực hiện chuyên môn và quy định hồ sơ sổ sách năm học 2016 2017 như sau:

Phần1:

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUYÊN MÔN

A. CÔNG TÁC CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG

I. Công tác chăm sóc trẻ

1. Công tác đảm bảo an toàn cho trẻ

1.1. Các đ/c CBGVNV tiếp tục thực hiện Thông tư số 13/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT về "Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích".

- Có giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong thời gian ở trường, lớp trong giờ quy định. Đảm bảo ATTM tuyệt đối cho trẻ ở trường.

- Tuyệt đối không tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở những nơi không có cổng và tường bao ngăn cách với bên ngoài; bể chứa nước, giếng nước phải có nắp đậy; lan can hành lang, cầu thang, hệ thống dây điện, ổ cắm

1.2. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi.

GV phải quan tâm đặc biệt trong các hoạt động đón, trả trẻ, chăm sóc bán trú, hoạt động ngoài lớp học và trẻ mới đi học. Không nhận trẻ không có trong danh sách lớp vào học.

- Trường hợp trẻ bị bệnh dịch (sởi, thuỷ đậu, quai bị, ho gà, đau mắt đỏ...) hoặc bị sốt cao, có triệu chứng bất thường cần thông báo kịp thời và trả trẻ về gia đình chăm sóc, động viên gia đình đưa trẻ đi khám bệnh.

2. Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ

- Các đ/c CBGVNV thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Liên Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học.

- Tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe đối với trẻ em theo quy định: Khám sức khỏe định kì cho trẻ 2 lần/năm.

Thực hiện đo chiều cao, cân nặng, ghi và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên mỗi quý một lần. (Đối với cân chính xác đến 100g, đối với đo chính xác đến 0,1 cm).

- Lưu kết quả, công khai và thông báo kết quả khám sức khỏe định kì, kết quả theo dõi quá trình phát triển thể lực của trẻ cho gia đình trẻ.

- Nhân viên y tế của nhà trường phối hợp cùng y tế địa phương thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và theo dõi tiêm chủng, công tác phòng chống dịch bệnh theo qui định. Quản lý hồ sơ sức khỏe của trẻ tại phòng y tế.

- Nhân viên y tế phối hợp chặt chẽ với tổ bếp, giáo viên các nhóm, lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì và trẻ khuyết tật học hòa nhập.

Do trường có nhiều điểm lẻ do đó nhân viên y tế phải có trách nhiệm bồi dưỡng giáo viên ở điểm lẻ các kỹ năng sơ cứu ban đầu cho trẻ.

- Giáo viên các nhóm, lớp thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Duy trì thực hiện lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

- Tổ chức giấc ngủ cho trẻ phải bố trí đủ trang thiết bị theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền nhà. Giáo viên thực hiện nhiệm vụ trực phải theo dõi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ ngủ.

II. Công tác nuôi dưỡng

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Các đ/c CBGVNV thực hiện nghiêm túc theo qui định tại các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục, các văn bản kế hoạch của nhà trường đã ban hành về công tác quản lý bán trú và VSATTP.

Thường xuyên cập nhật và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh, các ngành liên quan và ngành Giáo dục về công tác VSATTP.

- Thực hiện nghiêm việc mở sổ theo dõi, quản lý công tác ăn bán trú theo quy định.

- Tuân thủ quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khâu từ vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và tổ chức ăn.

- Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng về mô hình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì cho trẻ.Nội dung cụ thể:

+ Thực hiện công tác tuyên truyền về mô hình phòng chống suy dinh dưỡng trong nhà trường.

+ Đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe vào chương trình chăm sóc, giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- BGH, Công đoàn TTND, CBGVNV thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức ăn bán trú tại đơn vị, kiểm tra các nguồn cung ứng thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm.

2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn

- Đảm bảo số lượng bữa ăn và thực đơn đối với từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Chú trọng cải tiến các món ăn và phối hợp các món ăn trong ngày/tuần hợp lý, tăng cường rau xanh cho trẻ trong các bữa ăn chiều, không lạm dụng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn trong bữa ăn của trẻ.

Thỏa thuận với phụ huynh tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Quản lý minh bạch tiền sữa, đảm bảo số lượng bữa/tuần, chất lượng và thời gian cho trẻ uống sữa phù hợp.

Cần tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, sẵn có ở địa phương, giá thành không cao để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ.

- Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P: 14 - 16%; L: 24 - 26%; G: 60 - 62%. Tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1- 3 tuổi: 350mg/ngày/trẻ; MG 4 - 6 tuổi: 420mg/ngày/trẻ; Nhu cầu B1 đối với trẻ 1-3 tuổi: 0,41 mg/ngày/trẻ; MG 4 - 6 tuổi: 0,52mg/ngày/trẻ).

- Nước uống cho trẻ phải được đun sôi, đảm bảo lượng, hợp vệ sinh (chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định ) và phù hợp với thời tiết.

3. Thực hiện nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng

- Thực hiện đúng qui định về hồ sơ, qui trình, nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức. Thực hiện nghiêm

- Hoàn thiện chứng từ tiền ăn của trẻ hàng ngày, thanh quyết toán tiền ăn của trẻ theo tuần, cuối tháng quyết toán tiền ăn trong tháng.

- Thu và thanh toán: Tất cả các khoản thu đều phải được công khai tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và cha mẹ học sinh. Các khoản thu của trường đều phải vào sổ thu và có biên lai. Thực hiện thu và hạch toán theo đúng quy định tài chính.

- Giao nhận thực phẩm hàng ngày: Việc giao nhận thực phẩm hằng ngày phải đảm bảo có sự chứng kiến của từ 3 - 4 người bao gồm:

+ Người giao hàng.

+ Trưởng bếp. ( Cấp dưỡng)

+Y tế

+ PHT phụ trách.

Thực hiện đúng quy trình giao, nhận, ghi chép đầy đủ, trung thực và ký xác nhận tại sổ giao nhận thực phẩm theo quy định.

- Chế biến thực phẩm và chia ăn:

+ Chế biến đúng thực đơn, đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ định lượng theo xuất ăn hàng ngày của trẻ, tránh tình trạng để tồn hoặc thiếu xuất ăn của trẻ/ngày.

+ Định lượng thức ăn chín của từng lớp.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình lưu mẫu thức ăn được quy định tại Sổ kiểm thực ba bước.

- Tổ chức ăn trưa cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:

+ Thực đơn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên không trùng thực đơn của trẻ.

+ Có đủ sổ sách quản lý ăn công khai, minh bạch, thanh quyết toán đầy đủ vào cuối tháng.

+ Thực phẩm lưu kho phải bảo quản riêng.

+ Giáo viên không ăn trưa tại lớp học, bố trí thời gian ăn trưa luân phiên phù hợp và đảm bảo tốt việc quản lý, chăm sóc trẻ trên lớp.

B. CÔNG TÁC GIÁO DỤC

I. Chỉ đạo thực hiện chư­ơng trình giáo dục mầm non

1. Thực hiện chương trình giáo dục mầm non

1.1. Thời gian thực hiện chư­ơng trình: 35 tuần/năm học (mỗi tuần 5 ngày)

Theo công văn số 676/HD-PGD&ĐT Về việc hướng dẫn một số nội dung chuẩn bị cho năm học mới và thực hiện khung thời gian năm học 2016-2017.

+ Tuần 1 được tính từ ngày 05/09/2016.

+ Kết thúc kỳ 1 là ngày 13/01/2017

+ Ngày bắt đầu kỳ 2 Ngày 16/01/2017

+ Kết thúc kỳ 2 là ngày 24/5/2017;

1.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục

1.2.1. Tổ chức hoạt động chơi - tập và hoạt động học

- Tổ chức hoạt động chơi - tập đối với độ tuổi nhà trẻ: Thực hiện 02 lần/ ngày theo thời gian biểu quy định đối với từng độ tuổi (buổi sáng: thực hiện 01 hoạt động chơi - tập có chủ định; buổi chiều: hoạt động chơi - tập chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ củng cố, mở rộng, nâng cao các kết quả đạt được từ hoạt động chơi - tập có chủ định).

- Tổ chức hoạt động học đối với trẻ độ tuổi mẫu giáo:

+ Trẻ 3 - 4 và 4 - 5 tuổi: thực hiện 01 hoạt động học/ngày.

+ Trẻ 5 - 6 tuổi: thực hiện ít nhất 01 hoạt động học/ngày và không quá 06 hoạt động học/tuần. Giáo viên có thể sắp xếp cả hai hoạt động học vào buổi sáng hoặc 1 hoạt động học vào buổi sáng, 1 hoạt động học vào buổi chiều (sau thời điểm ăn phụ). Nếu tổ chức cả 2 hoạt động học vào buổi sáng, giáo viên nên sắp xếp hoạt động có tính chất tĩnh trước, hoạt động có tính chất động sau (giữa 2 hoạt động học nên cho trẻ chơi tự do, thư giãn khoảng 5-10 phút).

- Việc tổ chức hoạt động chơi - tập có chủ định (đối với trẻ nhà trẻ) và hoạt động học (đối với trẻ mẫu giáo) phải đảm bảo có đủ các lĩnh vực giáo dục phát triển/tuần được quy định đối với từng độ tuổi tại Chương trình GDMN năm 2009.

1.2.2. Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đúng độ tuổi: tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục được quy định tại Chương trình GDMN và hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình GDMN theo từng độ tuổi của trẻ.

1.2.3. Đối với lớp mẫu giáo ghép các độ tuổi: tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo Chương trình GDMN

1.2.4. Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, trong đó lồng ghép linh hoạt nội dung giáo dục cho trẻ các kỹ năng phù hợp với lứa tuổi theo quy định tại Chương trình GDMN nhằm hình thành cho trẻ nền nếp, thói quen tốt.

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo của UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1.

2. Sử dụng học phẩm, học liệu trong chương trình GDMN

BGH, GV xây dựng kế hoạch, thông báo và tư vấn cho cha mẹ trong việc lựa chọn tài liệu, đồ dùng, đồ chơi thiết yếu phục vụ việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong chương trình GDMN phải đảm bảo theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GD&ĐT về Thông tư ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dành cho giáo dục mầm non; Thông tư số 21/2014/TT- BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

3. Tổ chức các lớp học ngoại khóa

- Chỉ tổ chức các lớp học ngoại khóa khi được Phòng Giáo dục , cấp có thẩm quyền cho phép đồng thời đảm bảo sự tự nguyện của cha mẹ trẻ.

- Nếu thực hiện các hoạt động ngoại khóa phải xây dựng kế hoạch, báo cáo Phòng GD&ĐT trước khi thực hiện; hoạt động ngoại khóa đáp ứng yêu cầu hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, tránh hình thức, gây áp lực kinh tế đối với gia đình trẻ.

4. Tổ chức hoạt động ngày thứ bảy

Việc tổ chức hoạt động trông trẻ vào ngày thứ bảy (do nhu cầu của các bậc cha mẹ trẻ) cần thực hiện đúng qui định: Đảm bảo công khai, minh bạch về tài chính; quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, tăng cường tổ chức các hoạt động ôn luyện, vui chơi phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ; không tổ chức các hoạt động học vào ngày thứ bảy.

- (Nhà trường không học thứ 7 do nhu cầu phụ huynh không đề nghị)

II. Thực hiện theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ

Thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ theo đúng qui định của Chương trình GDMN

1. Đối với nhà trẻ: Thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn (cuối độ tuổi).

2. Đối với mẫu giáo 3 và 4 tuổi: Thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá trẻ cuối chủ đề và đánh giá trẻ theo giai đoạn (cuối năm học).

3. Đối với mẫu giáo 5 tuổi: Thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá trẻ cuối chủ đề và đánh giá theo các chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

Công khai kết quả để các bậc cha mẹ trẻ biết, cùng phối hợp với nhà trường làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Không dùng kết quả đánh giá trẻ để xếp loại trẻ hoặc làm tiêu chuẩn để lựa chọn trẻ vào trường Tiểu học.

Phần 2:

HƯỚNG DẪN QUY ĐỊNH HỒ SƠ SỔ SÁCH

1. Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu các văn bản về quy định hồ sơ, sổ sách liên quan đến cấp học và nhiệm vụ của mỗi cá nhân để thực hiện theo hướng dẫn của các văn bản của Bộ và của Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục Đông Triều

2. Hằng năm, BGH nhà trường phải tổ chức rà soát, kiểm tra để có kế hoạch bổ sung đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hồ sơ sổ sách phải phù hợp với yêu cầu về nội dung và hình thức theo quy định; bảo đảm tính khoa học cho người sử dụng.

3. Hồ sơ, sổ sách phải được sử dụng tối đa, hiệu quả. Tất cả cán bộ, giáo viên phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

5. Hiệu trưởng nhà trường phải có biện pháp quản lý để tránh việc lạm dụng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện những việc sai qui định như: làm sai lệch thông tin, đặc biệt là kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

B. CÁC QUI ĐỊNH CỤ THỂ

I) Quy định hồ sơ sổ sách Giáo dục mầm non:

1. Hồ sơ quản lý trẻ em bao gồm:

- Đơn, cam kết xin gửi trẻ; Thông tin của trẻ; sổ theo dõi sức khỏe; phiếu đánh giá trẻ cuối độ tuổi; hồ sơ đánh giá trẻ em theo Chuẩn phát triển; sổ theo dõi trẻ em trong độ tuổi chuyển đi, chuyển đến;

- Hồ sơ quản lý trẻ em học hòa nhập (nếu có).

2. Hồ sơ quản lý nhân sự

- Hồ sơ nhân sự;

- Sổ tổng hợp theo dõi cán bộ, giáo viên, nhân viên;

3. Hồ sơ quản lý chuyên môn;

- Sổ kế hoạch chuyên môn;

- Sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên, nhân viên;

4. Hồ sơ quản lý bán trú

- Sổ thu và thanh toán; (thay bằng Sổ theo dõi các khoản thu (nội dung sổ được giữ nguyên);

- Sổ xuất, nhập thực phẩm;

- Sổ theo dõi khẩu phần ăn;

- Sổ giao nhận thực phẩm hàng ngày;

- Sổ lưu mẫu thực phẩm; (thay bằng Sổ kiểm thực ba bước (mẫu sổ do ngành Y tế quy định);

- Hợp đồng mua thực phẩm;

- Giấy chứng nhận bếp ăn đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Sổ lưu trữ các văn bản, công văn

- Sổ công văn đến;

- Sổ công văn đi;

- Sổ nghị quyết.

6. Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính.

- Sổ theo dõi tài sản các nhóm lớp

- Biên bản thông kê tài sản

- Phần mềm quản lý tài sản

- Sổ quỹ tiền mặt

- Chứng từ thu chi.

7. Sổ phổ cập giáo dục mầm non

- Danh sách ( thông tin) trẻ điều trong độ tuổi.

- Thông tin CVC

- Thông tin đội ngũ

2. Đối với giáo viên

- Sổ theo dõi nhóm, lớp: điểm danh, theo dõi tỉ lệ chuyên cần, bé ngoan;

- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;

- Sổ chuyên môn: dự giờ, tham quan học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạt chuyên môn;

- Sổ kế hoạch giáo dục trẻ/giáo án;

- Sổ theo dõi tài sản nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. (Thay thế nội dung Sổ theo dõi tài sản nhóm trẻ, lớp mẫu giáo).

Lưu ý:

Hồ sơ, sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ được thực hiện theo qui định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non. Để kịp thời cập nhật chỉ đạo mới của các cấp quản lý giáo dục, Sở GD&ĐT Quảng Ninh thay thế, bổ sung và năm học 2016 2017 trường MN Tân Việt hướng dẫn CBGVNV thực hiện một số nội dung như sau:

II. Thay thế, bổ sung:

1. Đối với hồ sơ nhà trường:

- Thay thế Sổ lưu mẫu thực phẩm bằng Sổ kiểm thực ba bước (mẫu sổ do ngành Y tế quy định);

- Đổi tên Sổ thu và thanh toán thành Sổ theo dõi các khoản thu (nội dung sổ được giữ nguyên);

- Bổ sung Sổ mượn thiết bị giáo dục.

(Năm học 2016-2017 Sổ theo dõi sức khỏe và biểu đồ tăng trưởng của trẻ tiếp tục thực hiện theo mẫu quy định từ những năm học trước).

2. Đối với hồ sơ giáo viên

- Điều chỉnh Giáo án giáo viên;

- Thay thế nội dung Sổ theo dõi tài sản nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Ngoài những loại sổ được thay thế, bổ sung và sửa đổi nêu trên, các Đc CBGVNV tiếp tục thực hiện nghiêm túc văn bản số 526/HD-SGD&ĐT ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện trang bị, quản lý, khai thác, sử dụng hồ sơ từ năm học 2013 2014.

III. Hướng dẫn sử dụng hồ sơ nhà trường và giáo viên

1. Hồ sơ quản lý trẻ em:

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ từng loại hồ sơ phân công cán bộ phụ trách Phổ cập và Giáo viên tại nhóm lớp quản lý đảm bảo khoa học, phù hợp.

2. Hồ sơ quản lý nhân sự:

- Do Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp quản lý và giao cho Hành chính giúp việc cho hiệu trưởng, kiểm tra các thông tin, Lưu tủ hồ sơ theo quy định.

- Nhập ( cập nhật) phần mềm nhân sự đúng theo quy định.

3. Hồ sơ quản lý chuyên môn ( Giao cho 2 PHT phụ trách từng mảng quản lý)

3.1. Sổ Kế hoạch chuyên môn

- Dùng để xây dựng Kế hoạch chuyên môn của CBQL, tổ chuyên môn, các bộ phận công tác trong nhà trường.

Mỗi bộ phận công tác, mỗi tổ, trong nhà trường sử dụng độc lập 01 sổ trong năm học.

- Sổ do cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên, nhân viên là tổ trưởng các tổ trong nhà trường, chịu trách nhiệm lập và quản lý, sử dụng theo qui định.

3.2. Sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên, nhân viên

- Dùng để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc phạm vi được phân công phụ trách. Mỗi CBQL sử dụng 01 sổ/năm.

- Sổ do cán bộ quản lý nhà trường chịu trách nhiệm lập, quản lý và sử dụng theo qui định.

4. Hồ sơ quản lý bán trú

4.1. Sổ theo dõi các khoản thu

- Dùng để theo dõi tất cả các khoản thu trong trường học, được mở theo dõi cho từng nhóm (lớp). Được ghi sổ mỗi tháng một lần cho từng học sinh.

- Kế toán nhà trường chịu trách nhiệm lập, theo dõi và quản lý theo qui định.

4.2. Sổ xuất, nhập thực phẩm

- Dùng để theo dõi những thực phẩm hoặc hàng hóa mua một lần dùng cho nhiều ngày, mua về nhập kho, khi sử dụng xuất kho. Sổ mở theo nguyên tắc mỗi thực phẩm được theo dõi trên một quyển hoặc một số trang trong một quyển, không theo dõi chung các loại thực phẩm trong cùng một trang.

- Kế toán nhà trường chịu trách nhiệm lập, theo dõi và quản lý, sử dụng theo qui định.

4.3. Sổ theo dõi khẩu phần ăn

- Dùng để theo dõi khẩu phần ăn của trẻ em trong nhà trường. Sổ theo dõi khẩu phần ăn được lập theo từng tháng.

- Hiệu trưởng phân công một CBQL nhà trường chịu trách nhiệm lập và quản lý, sử dụng theo quy định.

4.4. Sổ giao nhận thực phẩm hằng ngày

- Dùng để theo dõi việc giao, nhận thực phẩm từng ngày trong nhà trường có tổ chức ăn bán trú.

- Hiệu trưởng phân công nhân viên trực tiếp nấu ăn thuộc tổ bếp chịu trách nhiệm lập và quản lý theo quy định.

4.5. Sổ kiểm thực ba bước

- Dùng để theo dõi việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước giao, nhận thực phẩm từng ngày trong các nhà trường có tổ chức ăn bán trú. Sổ được lập theo từng tháng.

- Hiệu trưởng phân công nhân viên trực tiếp nấu ăn thuộc tổ bếp chịu trách nhiệm lập và quản lý theo quy định.

4.6. Hợp đồng thực phẩm: Hiệu trưởng, PHT, kế toán, Cấp dưỡng chịu trách nhiệm lập ký hợp đồng và quản lý theo quy định.

4.7. Giấy chứng nhận bếp ăn đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm: Hiệu trưởng phân công nhân viên y tế chịu trách nhiệm quản lý theo quy định.

5. Sổ lưu trữ các văn bản, công văn

5.1. Sổ công văn đi/đến

- Dùng để theo dõi công văn, văn bản do các cấp quản lý, các đoàn thể, các tổ chức, cá nhân chuyển đến và văn bản do trường phát hành.

- Hiệu trưởng phân công cho nhân viên phụ trách công tác hành chính chịu trách nhiệm ghi chép và quản lý theo quy định.

5.2. Sổ Nghị quyết nhà trường

- Dùng để ghi chép các cuộc họp, những quyết nghị của nhà trường.

- Hiệu trưởng phân công đ/c Hưng chịu trách nhiệm lập và quản lý, ghi chép theo quy định.

6. Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính

6.1. Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng

- Dùng để theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng. Sổ được lập theo từng nhóm, lớp và tại các phòng chức năng của nhà trường (mỗi nhóm, lớp, phòng chức năng 01 quyển).

- Kế toán phối hợp với Giáo viên, các bộ phận trong nhà trường chịu trách nhiệm lập và quản lý theo quy định.

6.2. Sổ quỹ tiền mặt

- Dùng để theo dõi quỹ tiền mặt của nhà trường.

- Thủ quỹ nhà trường chịu trách nhiệm lập và quản lý theo quy định.

6.3. Sổ mượn thiết bị giáo dục ( thiết bị CNTT..)

- Dùng để theo dõi CBQL, giáo viên, nhân viên mượn thiết bị phục vụ việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Sổ do nhân viên phụ trách hành chính được Hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm lập và quản lý theo quy định.

Ngoài những sổ quy định tại mục 6.1, 6.2 và 6.3 nhà trường triển khai thực hiện Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính tại các phần mềm theo quy định đã được phân công cho CBGVNV cụ thể.

7. Sổ Phổ cập GDMN

- Dùng để theo dõi kết quả Phổ cập GDMNCTENT.

- Hiệu trưởng phân công đ/c Hồi Phó HT phụ trách Phổ cập chịu trách nhiệm lập và quản lý theo quy định.

8. Hồ sơ đối với giáo viên

8.1. Mỗi nhóm, lớp đảm bảo có đủ 01 bộ hồ sơ bao gồm 5 loại sổ được quy định tại văn bản số 526/HD-SGD&ĐT ngày 13/3/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Riêng sổ chuyên môn và giáo án (kế hoạch chăm sóc, giáo dục ngày) sẽ được tính trên từng giáo viên (đối với nhóm, lớp có từ 02 giáo viên trở lên).

8.2. BGH phân công nhiệm vụ hợp lý đối với giáo viên trong các nhóm, lớp để đảm bảo tất cả giáo viên/nhóm, lớp đều thực hiện nhiệm vụ soạn bài (lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục ngày) và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại lớp được phân công phụ trách.

Lớp/nhóm có 2 giáo viên trở lên, giáo viên được phân công thực hiện nhiệm vụ nào thì soạn giáo án chăm sóc, giáo dục tổ chức triển khai nhiệm vụ đó, mỗi giáo viên có riêng một quyển giáo án. Lớp/nhóm có 1 giáo viên, thực hiện lập kế hoạch và soạn bài đủ số tuần thực học trong năm học (35 tuần) trong 1 quyển giáo án. Giáo viên trong cùng nhóm, lớp cần phối hợp chặt chẽ để tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả.

C. QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HOẠT ĐỘNG

*) (ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN)

(Kèm theo VB số 2221/SGDĐT-GDMN ngày 08/9/2016 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh))

Nội dung

Tiêu chí

Điểm

Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

( 2 điểm)

1. Đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho phục vụ việc tổ chức hoạt động của giáo viên và trẻ em;

1

2. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp, thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động; đảm bảo tính sư phạm, thẩm mĩ, vệ sinh, an toàn, sử dụng thuận tiện.

1

Tổ chức hoạt động

(13 điểm)

1.Nội dung

(5 điểm)

3. Đảm bảo tính hệ thống, chính xác, khoa học;

1

4. Đảm bảo mục tiêu đề ra và làm rõ trọng tâm hoạt động;

1

5. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi; nhu cầu và khả năng của trẻ;

1

6. Phù hợp với chủ đề; tích hợp các nội dung hợp lý;

1

7. Phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương; gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ.

1

2.Phương pháp

(3 điểm)

8. Thể hiện phương pháp đặc trưng của hoạt động, phù hợp với độ tuổi của trẻ;

1

9. Phát huy được tính tích cực trong hoạt động của trẻ;

1

10. Kết hợp hiệu quả các phương pháp trong quá trình tổ chức hoạt động.

1

3. Kỹ năng sư phạm

(3 điểm)

11. Phân phối thời gian hợp lý đảm bảo tiến trình của hoạt động;

1

12. Sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả, đáp yêu cầu tổ chức hoạt động;

1

13. Chủ động trong tổ chức và điều khiển hoạt động; xử lý tình huống phù hợp với đối tượng và có tác dụng giáo dục.

1

4. Hình thức

(2 điểm)

14. Hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.

1

15. Phù hợp với độ tuổi, nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế tại địa phương/đơn vị.

1

Kết quả

(5 điểm)

16. Đa số trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động;

1

17. Đa số trẻ chủ động khi tham gia hoạt động;

1

18. Đa số trẻ hợp tác với các bạn và giáo viên khi tham gia hoạt động;

1

19. Đa số trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của hoạt động;

1

20. Đa số trẻ biết vận dụng kiến thức, kỹ năng phù hợp với thực tiễn.

1

Tổng cộng

20

2. Hướng dẫn chấm điểm và xếp loại hoạt động

2.1. Chấm điểm: Có 03 nội dung với 20 tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại hoạt động. Tùy từng mức độ đạt được, mỗi tiêu chí được chấm điểm từ 0 đến 1.

- Điểm 1: Phải đạt đầy đủ yêu cầu của tiêu chí.

- Điểm 0,75: Đạt cơ bản yêu cầu của tiêu chí.

- Điểm 0,5: Đạt ít nhất 50% yêu cầu của tiêu chí.

- Điểm 0,25: Đạt 25% yêu cầu của tiêu chí

- Điểm 0: Chưa đạt yêu cầu của tiêu chí.

2.2. Xếp loại hoạt động

- Loại giỏi: Có tổng điểm đạt từ 18 - 20 điểm, không có tiêu chí đạt điểm dưới 0,5.

- Loại khá: Có tổng điểm đạt từ 14 đến dưới 18 điểm; không có tiêu chí đạt điểm dưới 0,5.

- Loại trung bình: Có tổng điểm đạt từ 10 điểm đến dưới 14 điểm.

- Loại chưa đạt yêu cầu(yếu, kém): Có tổng điểm dưới 10 điểm;

* Chú ý: Trường hợp đủ tổng số điểm, nhưng không đủ các điều kiện xếp loại thì được xếp ở loại dưới liền kề.

D. CÔNG TÁC KIỂM TRA

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra hồ sơ sổ sách nhằm uốn nắn, bổ sung kịp thời những lệch lạc về công tác chuyên môn và hồ sơ sổ sách.

- BGH phối hợp công đoàn các đoàn thể xây dựng Quy chế phối hợp để giám sát các hoạt động chuyên môn và việc quản lý hồ sơ sổ sách của CBGVNV trong nhà trường.

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

- Yêu cầu 100% CBGVNV trong nhà trường nghiêm chỉnh chấp hành quy định hướng dẫn về chuyên môn và các quy định về hồ sơ sổ sách.

- Các bộ phận được phân công chịu trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ theo quy định.

Trên đây là " Hướng dẫn thực hiện chuyên môn và quy định về hồ sơ sổ sách năm học 2016-2017 của trường mầm non Tân Việt. Yêu cầu CBGVNV nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Cổng TTTVĐT trường.

- Các TTCM;

- L­ưu: VT,

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Ngô Thị Sửu