Cách tính 10% thuế thu nhập cá nhân

Nguồn: Internet

Khấu trừ thuế là việc doanh nghiệp trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.

Các doanh nghiệp phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân khi doanh nghiệp trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba [03] tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu [2.000.000] đồng/lần trở lên.

Trong đó, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác trả cho cá nhân bao gồm:

- Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Ví dụ:

- Ngoài hợp đồng lao động không thời hạn với doanh nghiệp A, C còn ký hợp đồng lao động có thời hạn 2 tháng với doanh nghiệp B với thu nhập 3 triệu đồng/ tháng.

Doanh nghiệp B sẽ khấu trừ thuế TNCN của C = 3.000.000 * 10% = 300.000 đồng/tháng.

Trong một số hướng dẫn của cục thuế hướng dẫn các doanh nghiệp trong địa phương, trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động, thanh toán lương theo tuần với mức chi trả dưới 2.000.000 đồng/lần thì vào mỗi lần chi trả [thấp hơn 2.000.000 đồng/lần] doanh nghiệp tạm thời không phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả cho người lao động, nhưng đến cuối tháng doanh nghiệp tổng hợp thu nhập đã chi trả cho từng cá nhân trong tháng, tính và kê khai nộp thuế TNCN [theo mức 10%] đối với những cá nhân có tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A ký hợp đồng lao động với C thời hạn 1 tháng, trả thù lao 4 lần, mỗi lần 1 triệu.

Doanh nghiệp A không phải khấu trừ thuế trước mỗi lần trả cho C, lần trả cuối cùng doanh nghiệp A khấu trừ thuế TNCN trên tổng thu nhập của C trong tháng = 4.000.000 * 10% = 400.000 đồng.

Lưu ý: Hướng dẫn ở các địa phương về vấn đề này có thể khác nhau; vậy nên, doanh nghiệp cần phải liên hệ với Cục thuế địa phương của mình để được hướng dẫn, hỗ trợ việc khấu trừ thuế.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm Bản cam kết [mẫu số 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC] gửi doanh nghiệp trả thu nhập để doanh nghiệp trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, doanh nghiệp trả thu nhập không khấu trừ thuế.

Ví dụ:                                 

C chỉ có thu nhập là 5 triệu/tháng từ các khoản tiền thù lao không ký hợp đồng lao động trong một năm.

Vậy một năm C có tổng thu nhập là 5.000.000 * 12 = 60.000.000/năm.

C được trừ gia cảnh = 9.000.000 *12 = 108.000.000 triệu/năm [C không có người phụ thuộc]

Do đó thu nhập chịu thuế của C chưa tới mức phải nộp thuế nên C có thể làm cam kết để tạm thời không bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế [xem chi tiết tại công việc “Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp khai, nộp thay”] và nộp cho cơ quan thuế.

Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết và phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Lưu ý: Khi doanh nghiệp tiến hành khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, nếu cá nhân tự đi quyết toán thuế và có yêu cầu thì doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân đó. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.  

Doanh nghiệp phải đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế với cơ quan thuế, hoặc nếu đủ điều kiện, doanh nghiệp có thể tự in chứng từ khấu trừ để cấp cho cá nhân có yêu cầu.

Xem thêm tại công việc "Đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế"và "Tự in chứng từ khấu trừ thuế".

Bởi: Einvoice.vn - 24/12/2021 Lượt xem: 40856 Cỡ chữ

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người lao động phải trích một phần từ tiền lương, tiền công để nộp cho ngân sách nhà nước. Do tính chất đặc thù nên nhiều doanh nghiệp thường hay sử dụng lao động thời vụ, giao khoán, thử việc. Dưới đây là cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ, thử việc.

1. Thông tin chung về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những lao động có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng đối với mọi đối tượng, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Thuế TNCN là khoản ngân sách quan trọng của Nhà nước.

Hiện nay, có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể: Đối với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không phân biệt nơi trả thu nhập. Đối với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế chính là khoản phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi nhận và trả thu nhập.

2. Hợp đồng lao động thời vụ là gì?

Hiện nay, quy định của luật lao động chưa có khái niệm chính thức hợp đồng thời vụ là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, hợp đồng thời vụ là một trong những loại hợp đồng lao động, căn cứ ghi nhận quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện một công việc mang tính mùa vụ, không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng.
Dựa trên cơ sở này, có thể xác định, hợp đồng thời vụ là hợp đồng lao động xác định có thời hạn dưới 12 tháng.

Hợp đồng thời vụ là hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

Về nội dung: Mặc dù pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc quy định các điều khoản có trong hợp đồng, nhưng về nguyên tắc, hợp đồng thời vụ vẫn phải có các nội dung cơ bản như sau: Thông tin về người lao động và người sử dụng lao động, công việc và địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, mức lương và hình thức chi trả lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, các khoản phụ cấp và các nội dung bảo hộ lao động [nếu có]. Về hình thức: Giống như các loại hợp đồng lao động khác, hợp đồng thời vụ phải được giao kết bằng văn bản theo quy định tại Điều 14, Bộ luật lao động [2019], tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận bằng lời nói nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng [Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 18 và Điểm a, Khoản 1, Điều 145, Khoản 1, Điều 162 Bộ luật lao động 2019].

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ, thử việc

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng thời vụ, thử việc được quy định rõ ràng tại Khoản i, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/8/20213 của Bộ Tài Chính. Cụ thể như sau:

  • Đối với các doanh nghiệp, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao và các tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng, tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 VNĐ/lần trở lên, thì sẽ phải khấu trừ thuế theo mức 10% thu nhập trước khi trả cho người lao động.
  • Nếu người lao động chỉ có thu nhập duy nhất thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ trên, nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động có thu nhập phải làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, gửi cho doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập để doanh nghiệp làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

Dựa trên cam kết của người lao động, doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập sẽ không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp sẽ phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân có thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế. Theo đó, các cá nhân đã làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, nếu phát hiện ra sai sót sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Lưu ý: Cá nhân làm bản cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

>> Tham khảo: Quy định về các khoản thuế được trừ khi tính thuế TNCN.

Cách tính thuế TNCN với hợp đồng thời vụ như thế nào?

Tóm lại,

  • Với những lao động thời vụ, hoặc lao động có hợp đồng dưới 3 tháng nếu có thu nhập dưới 2 triệu/lần hoặc/tháng, thì khi thực hiện trả lương, kế toán chỉ cần giữ lại CMND bản photo, kèm theo hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán tiền lương, bảng chấm công.
  • Với những người có thu nhập trên 2 triệu/lần hoặc /tháng, khi thực hiện trả lương, kế toán sẽ phải khấu trừ 10% thuế TNCN trên tổng thu nhập trước khi chi trả cho người lao động.

Ví dụ: Công ty X thuê lao động thời vụ, trả lương 3 triệu đồng/tháng, phụ cấp 500.000 VNĐ, thì thuế TNCN phải nộp sẽ là : [3.000.000 + 500.000]x10% = 350.000 [Đây là công thức tính theo tổng thu nhập, không giảm trừ]. Nếu người lao động không muốn khấu trừ 10% thì sẽ phải làm bản cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN, cam kết thu nhập sau khi trừ đi các khoản giảm trừ sẽ chưa đến mức phải thực hiện khấu trừ thì kế toán sẽ không làm khấu trừ thuế TNCN. Trên đây là một số thông tin về thuế thu nhập cá nhân và cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:


CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Các tin tức liên quan:

    17/12/2021-11249 lượt xem

    20/12/2021-16003 lượt xem

    23/12/2021-41324 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề