Đối với mỗi một giáo viên, ai cũng mong muốn tạo ra một buổi học đầy hứng thú, giúp học sinh tiếp thu nhanh các kiến thức mà mình truyền đạt. Điều này luôn thôi thúc những người lái đò tìm kiếm các cách giảng bài hay, hấp dẫn và hiệu quả, giúp học sinh hứng thú với mỗi buổi học. 10 cách dưới đây là gợi ích hoàn hảo cho những tiết học thêm thú vị hơn.

Nội dung bài viết:

  1. Thu hút sự chú ý của học sinh bằng câu hỏi hoặc trò chơi
  2. Sử dụng câu chuyện và hình ảnh minh họa cho bài giảng
  3. Trưng bày sản phẩm của học sinh
  4. Rèn luyện tính trật tự thông qua hoạt động kể chuyện
  5. Tăng độ tương tác giữa thầy cô và học sinh
  6. Giảng bài theo cách hài hước
  7. Tạo hoạt động nhóm
  8. Chuẩn bị giáo án kỹ lưỡng
  9. Trở thành hình mẫu cho học sinh
  10. Sử dụng Mindmap

1. Thu hút sự chú ý của học sinh bằng câu hỏi hoặc trò chơi

Những phút đầu tiên của một tiết học đóng vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng của cả tiết học. Do đó, giáo viên cần tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi này để thu hút sự chú ý của học sinh trước khi vào bài mới. Nếu mới bắt đầu tiết học mà giáo viên vào bài ngay thì thực sự rất nhàm chán, khiến học sinh mất hứng thú ngay lập tức.

những cách giảng bài hay

Cần thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ những phút đầu của tiết học

Thay vào đó, giáo viên có thể khiến học sinh thích thú và chú ý hơn bằng những câu hỏi gợi ý liên quan đến bài mới hoặc các trò chơi phù hợp. Đây là cách mà giáo viên vừa có thể kích thích sự hứng thú của học sinh, vừa ôn lại các kiến thức cũ đã học trước đó. Tùy theo trình độ và khả năng nhận thức của các em để chọn trò chơi phù hợp nhất.

Một số trò chơi bạn có thể áp dụng như:

  • Ong đi tìm nhụy: Giúp ôn bài cũ môn Toán hiệu quả, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
  • Nghe đọc đoán tên bài: Phù hợp để ôn lại bài môn Tiếng Việt, giúp rèn luyện khả năng đọc, nghe và ghi nhớ.
  • Gió thổi: Rèn luyện tính phản xạ, giúp học sinh tỉnh táo, vui vẻ trước khi buổi học bắt đầu.

2. Sử dụng câu chuyện và hình ảnh minh họa cho bài giảng

Muốn buổi học có hiệu quả tốt thì giữa giáo viên và học sinh cần có sự tương tác qua lại. Nếu giáo viên cứ chăm chú giảng, nói và nói liên tục, còn học sinh chỉ nghe và ghi chép thì vô hình chung buổi học đó rất nhàm chán.

Để khắc phục điều này, một trong những cách giảng bài hay mà giáo viên có thể linh động áp dụng là sử dụng thêm các câu chuyện, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học, giúp học sinh cảm thấy mới mẻ và thú vị hơn.

phương pháp giảng bài hay

Kết hợp các câu chuyện và hình ảnh minh họa vào bài giảng

Thay vào việc chỉ chăm chăm nhìn và ghi chép, khi lắng nghe bạn kể chuyện, đặc biệt là những mẩu chuyện có yếu tố tấu hài hước, không khí buổi học sẽ trở nên vui vẻ. Từ đó, áp lực học tập sẽ được giảm xuống đáng kể, giúp các em tỉnh táo và tiếp thu nhanh nội dung bài giảng hơn.

Việc lồng ghép các câu chuyện và hình ảnh minh họa vào nội dung bài giảng làm tăng sự kết nối giữa giáo viên và học sinh. Tùy vào mỗi bộ môn, khả năng tiếp thu của học sinh, thầy cô có thể lựa chọn sử dụng câu chuyện, hình ảnh phù hợp, giúp tạo hiệu ứng tốt và tăng mức độ truyền tải nội dung bài học.

Việc này đòi hỏi người giáo viên phải linh động và có nhiều kỹ năng để dẫn dắt học sinh trong suốt bài học.

3. Trưng bày sản phẩm của học sinh

Trưng bày các sản phẩm của học sinh là một cách hay, được đánh giá cao về tính hiệu quả và được các giáo viên áp dụng hiện nay. Các sản phẩm học tập mà học sinh tạo ra: Tranh vẽ, những bài văn hay những sản phẩm thủ công khác khi được đưa ra trưng bày tại những vị trí đặc biệt như hành lang của trường, trước cửa lớp học sẽ thu hút sự chú ý của mọi người.

bí quyết giảng bài hay

Khuyến khích học tập bằng việc trưng bày các sản phẩm của học sinh

Điều này giúp học sinh cảm thấy tự hào về thành quả mà mình đạt được và tạo ý chí mạnh mẽ cho các em, thôi thúc các em nỗ lực phấn đấu hơn nữa để nhận được nhiều lời khen hơn.

4. Rèn luyện tính trật tự thông qua hoạt động kể chuyện

Một phương pháp giảng bài hay khác, giúp rèn luyện tính trật tự cho học sinh là khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện trên lớp. Rất nhiều người khi nghe đến điều này sẽ nghĩ rằng: Kể chuyện sẽ rất ồn ào, làm sao để các em trật tự được?

Đúng vậy, việc phân vai để tập luyện kể chuyện đôi khi sẽ rất ồn ào, nhất là khi cả lớp được chia nhóm và tập kể chuyện một lúc. Tuy nhiên, sau thời gian tập luyện này, mọi người sẽ nhận thấy được hiệu quả rèn luyện tính trật tự mà cách này mang lại.

cách giảng bài

Rèn luyện tính trật tự cho học sinh trong mỗi buổi học

Khoảng 10 15 phút đầu, học sinh được tự do phân vai và tập kể chuyện, giúp các em cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Tất nhiên mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của giáo viên và không được thái quá.

Sau đó, giáo viên sẽ yêu cầu các em trật tự, ngồi lại ngay ngắn để bắt đầu thi kể chuyện. Cứ mỗi nhóm lên kể chuyện thì các học sinh còn lại đều phải tập trung lắng nghe, đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá của mình. Dần dần, các em sẽ biết tự giác nghiêm túc, giữ gìn trật tự trong giờ học và rèn khả năng lắng nghe của mình.

5. Tăng độ tương tác giữa thầy cô và học sinh

Sự tương tác qua lại giữa thầy và trò trong buổi học thực sự đóng vai trò rất quan trọng. Nếu trong quá trình học mà thầy cô và học sinh không tương tác qua lại thì tiết học sẽ thực sự rất nhàm chán, tẻ nhạt.

cách giảng bài cho học sinh dễ hiểu

Tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh

Bằng cách này hay cách khác, giáo viên đứng lớp phải là người chủ động để tăng sự tương tác này lên. Tạo không khí thoải mái và khiêu gợi sự hứng thú nơi các em.

Thực tế, chúng ta có thể thấy rằng, rất nhiều giáo viên đã cố gắng để làm được điều này nhưng không hề thành công như mong đợi. Tình trạng học sinh lười phát biểu trong giờ học ngày trở nên phổ biến. Giáo viên cần thường xuyên thay đổi hình thức dạy học để tăng tương tác, giúp học sinh hứng thú và tự tin trao đổi các vấn đề liên quan với giáo viên.

6. Giảng bài theo cách hài hước

Nghiêm túc trong giờ học là một điều cần thiết nhưng quá nghiêm túc sẽ khiến học sinh cảm thấy nghẹt thở và như bị bó buộc. Khi cơ thể căng thẳng, stress thì việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, khi nội dung bài học kéo dài với lượng kiến thức lớn, học sinh sẽ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe và ghi nhớ những gì thầy cô dạy bảo.

cách giảng bài dễ hiểu

Sự hài hước mang đến hiệu quả học tập cao

Do đó, việc tạo không khí thoải mái, vui nhộn trong giờ học là điều các giáo viên cần chú trọng. Giảng bài theo cách hài hước sẽ giúp buổi học đạt hiệu quả tốt hơn. Giáo viên có thể lồng ghép vào nội dung bài giảng những mẩu chuyện cười nhỏ, làm tăng tính hài hước trong quá trình dạy và học.

Đây là một cách giảng bài hay cần được áp dụng thường xuyên. Một người giáo viên có tính hài hước sẽ luôn được học sinh yêu mến và gần gũi hơn những giáo viên quá cứng nhắc. Do đó, cách giảng bài này còn giúp học sinh và giáo viên kết nối gần gũi lại với nhau hơn, thắt chặt tình cảm thầy trò.

7. Tạo hoạt động nhóm

Chia nhóm để học tập và thực hành là một cách giảng bài hay được nhiều giáo viên áp dụng, cho hiệu quả đáng mong đợi. Đối với tâm lý học sinh mà nói, khi được trao đổi kiến thức cùng bạn bè đồng trang lứa, các em sẽ rất thích thú và nhiệt tình đóng góp ý kiến để có những câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi thảo luận mà giáo viên đưa ra.

Hơn nữa, sự thi đua giữa các nhóm cũng là động lực để các em cố gắng xây dựng và phát triển bài. Các hoạt động nhóm mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cũng như giúp buổi học thêm sôi động, hấp dẫn, khơi gợi hứng thú học tập cho các em.

cách giảng bài thu hút

Các hoạt động nhóm giúp trẻ học tập tốt hơn

Hoạt động nhóm giúp học sinh sáng tạo, phát triển tư duy, phong cách nhanh nhẹn và đặc biệt giúp các em hiểu hơn về sự đoàn kết. Hiếu động là bản chất vốn có của lứa tuổi học sinh.

Do đó, trong quá trình hoạt động nhóm sẽ không thể không tránh khỏi những phút giây mất trật tự. Bởi vậy, giáo viên cần phải luôn theo sát, nhắc nhở và đôn đốc các em tập trung hoàn thành nhiệm vụ để có những thành tích cao nhất. Với những câu hỏi khó mà học sinh chưa tìm được lời giải ngay thì giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, giúp các em tư duy để tìm được câu trả lời chính xác.

8. Chuẩn bị giáo án kỹ lưỡng

Muốn bài giảng của mình được suôn sẻ và có tính hiệu quả cao, mọi giáo viên đều cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng giáo án trước giờ lên lớp. Giáo án hời hợt, không trọng tâm, logic sẽ khiến chất lượng bài giảng không đảm bảo, khiến các kiến thức trở nên dài dòng, lan man, làm học sinh khó hiểu và nhàm chán.

Do đó, giáo án cần đi đúng trọng tâm nội dung của bài học hôm đó. Giáo viên phải nắm rõ mục đích cũng như những kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau buổi học để đúc kết cho nội dung của giáo án. Giáo án nên ngắn gọn, súc tích, đầy đủ các ý chính và nắm rõ nội dung bài học, có cách dẫn dắt hợp lý giúp các em hiểu bài nhanh hơn.

cách giảng bài hay và thu hút

Giáo viên cần nắm rõ nội dung bài học trước khi lên lớp

9. Trở thành hình mẫu cho học sinh

Một cách giảng bài hay, thiết thực và rất hiệu quả chính là giáo viên trở thành hình mẫu cho học sinh noi theo. Giáo viên được ví như những người lái đò thầm lặng, đưa học sinh cập bến tri thức, trở thành những công dân tốt cho xã hội, đất nước.

Người mà học sinh luôn yêu quý và xem như tấm gương mẫu mực nhất để noi theo không ai khác là các thầy, các cô. Do đó, những người thầy, người cô cần trở thành tấm gương sáng để học trò noi theo. Người giáo viên cần chú ý đến những chuẩn mực đạo đức, cư xử văn minh, có văn hóa không chỉ ở trường học, gia đình mà còn ở ngoài xã hội.

phương pháp giảng bài hay cho học sinh

Giáo viên chính là hình mẫu cho học sinh noi theo

Giả sử, khi giáo viên lên lớp giảng dạy các em về việc đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhưng ở thực tế, giáo viên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm thì chắc chắn không mang lại hiệu quả giáo dục được.

Việc các giáo viên tích cực tham gia các cuộc thi, hay nâng cao trình độ học vấn cũng góp phần tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc thôi thúc các em học hành. Chính những thành tích mà giáo viên đạt được sẽ là động lực giúp học sinh cố gắng nỗ lực trong học tập để chinh phục ước mơ trong tương lai.

10. Sử dụng Mindmap

Mindmap là bản đồ tư duy, được nhiều chuyên gia giáo dục hàng đầu khuyên dùng. Mindmap hiện nay đang dần trở nên phổ biến, được nhiều học sinh và giáo viên sử dụng để đúc kết kiến thức nhanh chóng và dễ dàng nhất. Các kiến thức của mọi lĩnh vực đều có thể xây dựng thành bản đồ tư duy. Đây thực sự là bí quyết giảng bài hay cần được phát triển và ứng dụng nhiều hơn.

bí quyết giảng bài dễ hiểu

Sử dụng Mindmap trong quá trình giảng dạy và học tập

Bản đồ tư duy là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình giảng dạy, học tập của cả giáo viên và học sinh. Nội dung bài học sẽ được đúc kết lại và trở nên ngắn gọn, dễ hiểu, giúp giáo viên thuận tiện trong quá trình xử lý tài liệu và truyền tải kiến thức.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bản đồ tư duy giúp kích thích khả năng quan sát, suy luận logic của học sinh, rất phù hợp với sự phát triển tự nhiên của hệ thần kinh não bộ.

Khi giáo viên sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong bài học. Loại bản đồ này thường kết hợp nhiều hình ảnh tượng trưng với đa dạng màu sắc, số lượng chữ được lược bỏ rất nhiều, giúp học sinh tư duy và tìm ra các mối liên quan giữa các kiến thức được học. Từ đó, học sinh sẽ dễ hiểu và ghi nhớ tốt hơn các khái niệm và nội dung chính của bài giảng.

Ngoài những mẹo để có thể giảng bài thu hút hơn như trên, bạn cũng nên tham khảo thêm nhiều tài liệu giảng dạy hay tại những nền tảng hỗ trợ giáo dục nổi tiếng như Hachium, để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng đứng lớp của mình.

Trên đây là top 10 cách giảng bài hay, hiệu quả, giúp khơi gợi hứng thú học tập của học sinh, từ đó mang lại hiệu quả giáo dục tối ưu nhất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn tự tin hơn trên bục giảng. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!