Cách rửa vết thương thông thương và vết thương nhiễm khuẩn có điểm gì giống và khác nhau

Vết thương ngoài da là tai nạn mà ai cũng phải gặp một lần trong đời. Vì vậy, việc chăm sóc, xử lý vết thương ngoài da rất được quan tâm. Vậy có nên rửa vết thương hàng ngày hay không? Nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp.

☛ Tìm hiểu trước nội dung: Tại sao cần rửa vết thương?

Có nên rửa vết thương hàng ngày hay không?

Chúng ta đều biết rằng, khi chăm sóc vết thương ngoài da, việc rửa vết thương là hết sức cần thiết trước khi băng bó. Vệ sinh vết thương hàng ngày đã thành công trong việc làm giảm tình trạng nhiễm trùng, đồng thời cải thiện hiệu quả điều trị vết thương. Mục đích của việc làm sạch vết thương là loại bỏ các tế bào bị hoại tử khỏi vết thương để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Cách rửa vết thương thông thương và vết thương nhiễm khuẩn có điểm gì giống và khác nhau
Rửa vết thương hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, ngừa nhiễm trùng

Vì vậy, vấn đề mấu chốt là việc làm sạch vết thương cần được xem xét cẩn thận, giống như các yếu tố chăm sóc vết thương khác. Đánh giá xem vết thương có thực sự cần được làm sạch hay không là điều đầu tiên cần xem xét.

Đối với vết thương hở, có xuất hiện hoại tử, trầy xước, chảy mủ và thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn cao (như bàn chân, bàn tay,…) thì việc rửa vết thương hàng ngày là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi vết thương đã liền miệng, sạch sẽ và khô ráo thì việc rửa vết thương trở nên dư thừa.

Vậy rửa vết thương ngày mấy lần?

Câu hỏi “nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày” chắc hẳn được rất nhiều người quan tâm. Nếu rửa vết thương quá ít thì sẽ không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Ngược lại, rửa vết thương quá nhiều lần trong ngày sẽ làm cho vết thương lâu liền miệng, kéo dài thời gian điều trị.

Cách rửa vết thương thông thương và vết thương nhiễm khuẩn có điểm gì giống và khác nhau
Số lần rửa vết thương một ngày phụ thuộc vào mức độ tổn thương

Đối với các vết thương khác nhau, ở vị trí khác nhau thì tần suất rửa cũng tương đối khác nhau. Với vết thương nhẹ, diện tích nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo thì có thể thực hiện rửa vết thương tối thiểu 1 lần/ngày. Còn với vết thương thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân bụi bẩn ngoài môi trường và có nguy cơ nhiễm bẩn cao thì nên rửa ít nhất là 2 – 3 lần mỗi ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ. ☛ Tham khảo thêm: Rửa vết thương bằng gì là tốt nhất?

Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ về cách rửa cũng như số lần rửa trong ngày nếu vết thương nặng, diện tích lớn, hoại tử sâu, còn tồn tại dị vật bên trong vết thương và có dấu hiệu nhiễm trùng (mưng mủ, sưng đỏ, chảy mủ vàng xanh có mùi hôi,…). Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800 6626 hoặc nhắn tin qua Zalo của Nacurgo để được các chuyên gia tư vấn giải đáp nhanh nhất nhé!

Hướng dẫn chăm sóc, rửa vết thương đúng cách!

Trong quá trình chăm sóc, điều trị vết thương ngoài da, điều quan trọng là phải làm sạch vết thương đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dưới đây là 4 bước thực hiện vệ sinh, chăm sóc vết thương đơn giản hàng ngày.

Bước 1: Làm sạch tay

Làm sạch tay bằng xà phòng, nước sạch hoặc nước rửa tay trước khi vệ sinh vết thương. Sau đó đeo găng tay vô trùng, có thể sử dụng găng tay dùng một lần là tốt nhất. Thực hiện làm sạch tay trước khi bạn chạm vào vết thương của mình hoặc chạm vào vết bỏng, vết cắt của người khác. Bàn tay sạch giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Bước 2: Rửa vết thương

Trước tiên, bạn rửa vết thương bằng nước sạch một cách nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và các tế bào chết bám vào vết thương. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn mềm và xà phòng dịu nhẹ để rửa vùng da bên ngoài. Không để xà phòng tiếp xúc trực tiếp với vết thương vì có thể khiến da bị kích ứng.

Cách rửa vết thương thông thương và vết thương nhiễm khuẩn có điểm gì giống và khác nhau
Rửa vết thương dưới vòi nước sạch

Sau đó, dùng nhíp hoặc bấm móng tay (đã được khử trùng bằng cồn) nhẹ nhàng gắp lấy, cắt các mảng da hoại tử còn sót lại. Thao tác này phải thật sự cẩn thận vì nó có thể khiến bạn cảm thấy đau xót, nguy hiểm hơn là làm vỡ các bọng nước (trong trường hợp bỏng) hoặc làm tăng diện tích các vết rách da.

Tiếp theo, sử dụng dung dịch Nacurgo (chai xanh) rửa và làm sạch vùng da bị thương với 5 tác động “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.  Cách sử dụng rất đơn giản chỉ cần tưới dung dịch Nacurgo lên vùng da bị tổn thương giúp làm tan rã và làm sạch chất nhầy, tế bào chết, rửa trôi bụi bẩn. Trong sản phẩm làm sạch vết thương Nacurgo có chứa dung dịch điện hóa, chiết xuất trà xanh, chiết xuất lá trầu, tinh dầu bạc hà và tinh dầu tràm trà,…. Mỗi thành phần này đều có vai trò trong việc rửa và làm sạch vùng da hư tổn.

➤ Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm rửa vết thương trong bài viết: Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo

Bước 3: Dùng thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc kháng sinh da không kê đơn như Neosporin, Polysporin,… giúp giữ ẩm cho da và phòng tránh nhiễm trùng hiệu quả. Không phải lúc nào bạn cũng cần sử dụng thuốc mỡ kháng sinh nếu bạn chỉ bị một vết cắt, vết xước nhỏ.

Tuy nhiên, thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh có thể thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể và giảm sẹo hình thành. Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ trong trường hợp bạn bị bỏng phồng rộp.

Cũng có nhiều người bị dị ứng với một số thành phần trong các loại thuốc này. Ngừng sử dụng kem hoặc thuốc mỡ nếu xuất hiện triệu chứng của dị ứng như phát ban, mẩn ngứa,… Lưu ý, sử dụng thuốc mỡ kháng sinh với một lượng vừa đủ và trong 1 thời gian ngắn để tránh tình trạng kháng kháng sinh.

Bước 4: Bảo vệ bằng xịt màng sinh học Nacurgo

Sau khi rửa vết thương, việc băng bó vết thương là hết sức cần thiết để đảm bảo rằng vết thương luôn sạch sẽ. Nếu bước này thực hiện không tốt thì hiệu quả của các bước trên bị ảnh hưởng không nhỏ. Việc băng bó vết thương bằng màng sinh học Nacurgo giúp bạn có thể thoải mái sinh hoạt, làm việc một cách bình thường mà không cần lo lắng về việc vệ sinh, thay băng, rửa vết thương thường xuyên.

Cách rửa vết thương thông thương và vết thương nhiễm khuẩn có điểm gì giống và khác nhau

Nacurgo bảo vệ vết thương bằng cơ chế tạo màng sinh học không thấm nước giúp ngăn cản tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn ngoài môi trường. Đồng thời, màng sinh học kết hợp với tinh chất nghệ tươi và tinh chất trà xanh giúp kích thích tái tạo, chữa lành vết thương, ngăn ngừa sẹo hình thành gấp 3 – 5 lần so với thông thường.

Việc băng bó, bảo vệ vết thương bằng băng gạc truyền thống đôi khi đem đến nhiều bất tiện, đặc biệt là các vết thương lớn, lại ở vị trí các khớp hay trên mặt. Xịt Nacurgo có thể khắc phục được nhược điểm này và tạo cảm giác “siêu thông thoáng” thúc đẩy tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng vết thương, rút ngắn thời gian điều trị.

[tds_noteBạn chỉ cần ấn nhẹ van xịt sao cho dung dịch bao phủ toàn bộ vết thương, sau vài phút dung dịch sẽ tự khô lại tạo thành lớp màng sinh học bao phủ bảo vệ vết thương. Màng sinh học có khả năng tự phân hủy sau 4 – 5 tiếng, nên bạn có thể xịt một lớp mới đè lên lớp cũ mà không phải thực hiện thay băng, rửa vết thương nhiều lần trong ngày hay phải chịu cảm giác đau đớn, lo sợ mỗi lần thay băng.[/tds_note]

Với hiệu quả điều trị cao, cách sử dụng đơn giản, tiện lợi, xịt Nacurgo là một sản phẩm đáng để thử!

Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc  “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Từ những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã tự trang bị cho mình những kiến thức hữu ích trong việc vệ sinh, chăm sóc vết thương thông thường hàng ngày. Tuy nhiên, thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Đối với câu hỏi “nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày”, bạn cần hỏi ý kiến của các bác sĩ để được đánh giá đúng tình trạng tổn thương và có cách chăm sóc điều trị phù hợp!

Tài liệu tham khảo:

https://www.uofmhealth.org/health-library/tp22233spec

https://www.webmd.com/first-aid/relieving-wound-pain

https://www.woundsource.com/blog/cleaning-wound

Bác sĩ ngoại khoa hướng dẫn lựa chọn dung dịch rửa vết thương hở

ThS.BS Nguyễn Anh Trung – Trưởng khoa Ngoại cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ hướng dẫn bạn đọc AloBacsi cách lựa chọn dung dịch rửa vết thương hở và hiểu rõ hơn tính chất của từng dung dịch sát khuẩn.

Dung dịch cồn 70 độ, 90 độLà dung dịch sát khuẩn thông dụng, an toàn, thường được sử dụng sát khuẩn bề mặt da khi tiêm thuốc, vaccine… Khi dùng không cần pha loãng, tuy nhiên khi sử dụng các dung dịch này sẽ làm vùng da bôi lên bị khô, kích ứng da khi dùng nhiều lần.

Dung dịch oxy già (Hydrogen peroxyd)

Các loại dung dịch này được bán ở các nồng độ: 6%, 3%, 1,5%. Hiện nay dung dịch này được dùng rất phổ biến và chủ yếu để rửa vết thương nhiễm trùng, giập nát nhiều, có dị vật… Nhưng chỉ được sử dụng trong giai đoạn sớm cần rửa trôi hết các dị vật dơ, mô dập nát… Hạn chế sử dụng khi vết thương đang lành tốt.Đôi khi nó còn  được dùng để súc miệng. Tuy nhiên với dung dịch oxy già cần chú ý, tùy vào loại vết thương mà sử dụng với nồng độ khác nhau vì nếu sử dụng dung dịch oxy già với nồng độ cao và thường xuyên có thể làm tổn thương tế bào lành, làm vết thương nặng hơn.

Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)

Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn tốt, an toàn và không gây tổn thương tế bào lành hay gây nhiễm độc như cồn iod. Có thể được dùng rộng rãi cho mọi loại vết thương và dùng phối hợp với các thuốc sát khuẩn khác như oxy già hay povidine.

Povidone iodine

Là dung dịch rửa vết thương thông dụng nhất, kháng khuẩn hiệu quả, ít gây độc tế bào, có thể sử dụng cho mọi loại vết thương. Tuy nhiên, hấp thụ iod có khả năng gây ra một số tác dụng phụ đáng kể. Các sản phẩm thương mại của povidine chứa một số chất tẩy, ảnh hưởng quá trình lành vết thương. Do đó, khi rửa trực tiếp vết thương hở nên pha loãng hoặc nên rửa lại với nước cất hoặc nước muối sinh lý sau khi dùng povidone iodine.

Cách rửa vết thương thông thương và vết thương nhiễm khuẩn có điểm gì giống và khác nhau
ThS.BS Nguyễn Anh Trung đang thăm khám cho bệnh nhân.

Lựa chọn dung dịch rửa vết thươngTùy theo từng loại vết thương và từng giai đoạn lành vết thương mà lựa chọn dung dịch rửa vết thương thích hợp:– Vết thương nhỏ, nông, sạch, đơn giản: rửa bằng nước muối sinh lý, cồn 700, povidine pha loãng. Thường không cần khâu và có thể xử trí tại nhà.– Vết thương sạch hoặc vết mổ sạch: rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidine pha loãng, có thể khâu kín vết thương.

– Vết thương nhiễm trùng, có dị vật dơ, giập nát mô mềm nhiều: cần rửa nhiều lần với nước muối sinh lý, povidine và cả oxy già. Sau khi rửa sạch cần được cắt lọc kỹ và để hở vết thương. Những trường hợp này nên được xử trí tại các cơ sở y tế, không nên tự xử trí vết thương tại nhà.

Bạn đọc có thể tham khảo link sau để đọc bài tư vấn đầy đủ: ThS.BS Nguyễn Anh Trung: Chăm sóc vết thương hở đúng cách?

Hồng Nhung – Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com