Cách rèn bé 2 tuổi tự ngủ

6 tuần tuổi đã có thể tự ngủ một mình không cần bố mẹ bế ẵm hay hát ru, 4 tháng tuổi ngủ xuyên đêm... đó là những dấu mốc ấn tượng mà bé Ken đã đạt được sau khi được bố áp dụng luyện ngủ.

  • Con rơi vào tuần khủng hoảng cáu gắt và khó ngủ, mẹ Đắk Lắk luyện con tự ngủ êm ru sau 1 tuần
  • Vật vã cả đêm hết cho con ăn lại thay bỉm, mẹ Ninh Bình luyện con tự ngủ êm ru chỉ sau 1 tuần
  • Bà xã ca sĩ Hoàng Bách chia sẻ bí quyết rèn con tự ngủ chỉ trong 1 tuần

Với các bà mẹ hiện đại, khái niệm luyện con tự ngủ không còn gì xa lạ bởi ai cũng muốn xây dựng cho con nếp ngủ khoa học ngay từ những tháng đầu đời. Tài liệu hướng dẫn, phương pháp luyện ngủ cũng nhiều song không phải ai cũng thành công, có mẹ đã phải bỏ dở giữa chừng. Thế nhưng, có một ông bố đã luyện con ngủ êm ru chỉ sau vài ngày thực hiện. Đó là ông bố trẻ Hiếu Nguyễn (hiện đang sinh sống tại Hà Nội) - bố của bé Ken (2 tuổi).

Bố Ken nổi tiếng trong cộng đồng mẹ bỉm sữa với việc truyền cảm hứng cho hàng nghìn mẹ về cách nuôi con khoa học, trong đó có việc luyện ngủ cho con.

Chia sẻ về hành trình nuôi con khôn lớn của mình, anh Hiếu cho biết động lực để ông bố trẻ rèn con tự ngủ cũng như hướng con vào các nề nếp sinh hoạt một cách khoa học đó là: "Vì con chúng ta không sinh ra lần thứ 2, vì chúng ta có thể kiếm tiền bằng cái túi rỗng chứ không thể nuôi con với cái đầu rỗng. Hãy tưởng tượng nếu bạn không hiểu được ngôn ngữ của con thì kể cả với bạn, hành động đó là yêu thương con vô điều kiện thì với con chưa chắc đã có ý nghĩa mà thậm chí: Con còn cảm thấy khó chịu hơn". Chính vì thế, khi con trai chào đời, anh Hiếu đã tìm hiểu nhiều tài liệu nuôi con khoa học và áp dụng vào quá trình chăm sóc con của mình.

Cách rèn bé 2 tuổi tự ngủ

Các bước thực hiện luyện con tự ngủ của bố Ken.

2. Đưa con vào môi trường ngủ thân thiện, bế vác đung đưa theo nhịp điệu

Sau khi quấn bé lại, bố Ken sẽ kéo rèm, tắt điện, bật điều hòa hoặc bật quạt để đảm bảo môi trường ngủ thoải mái nhất cho con.

3. Bế vác thư giãn

Sau khi tạo môi trường ngủ thân thiện giúp con nhận ra đã đến giờ đi ngủ, bố Ken thực hiện việc bế vác bé lên vai và vỗ vỗ nhẹ lưng bé, cùng với đó là động tác đung đưa người, kết hợp với tiếng "shu shu" hoặc sử dụng tiếng ồn trắng. Việc này giúp bé thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Thời gian đầu nên bế vác cho bé thư giãn từ 10 - 20 phút, sau đó thì giảm dần tùy thuộc vào tín hiệu ngủ của con.

Cách rèn bé 2 tuổi tự ngủ

Ken tự xoay xở và chìm vào giấc ngủ khi mới 4 tháng tuổi

Chỉ sau 4 ngày thực hiện quy trình như trên, Ken đã có thể tự ngủ lúc mới 6 tuần tuổi. Tiếp đó, vào lúc 12 tuần tuổi, anh Hiếu thực hiện bước tiếp theo là cai ti đêm cho con để con có thể ngủ xuyên đêm. Trước đó, Ken vẫn ăn 2 cữ mỗi đêm, ông bố trẻ giảm dần 1 cữ đêm bằng cách trì hoãn thời gian bú cữ gần sáng để nhập cữ đó vào cữ ăn đầu tiên của sáng hôm sau. Chẳng hạn con bú cữ sáng lúc 4h thì sẽ trì hoãn đến 4h30 mới cho ăn, rồi trì hoãn tiếp đến 5h, 5h30... sau vài ngày là con bỏ được cữ đó và sẽ thức dậy mới ăn.

  • Con gắt ngủ đòi bế cả ngày lẫn đêm, mẹ Sài thành quyết tâm luyện con tự ngủ êm ru chỉ sau 3 ngày Đọc ngay

Cắt được 1 cữ đêm thành công, anh Hiếu thực hiện cắt nốt cữ đêm còn lại bằng cách mỗi ngày giảm 30ml lượng sữa con bú cữ đó, giảm đến khi còn 30ml, sau vài ngày thì cắt hẳn.

Khi Ken đã tự ngủ êm ru và nề nếp, bé được cắt dần các công cụ hỗ trợ như ti giả, tiếng ồn trắng, quấn. Đến 5 tháng tuổi, bé chỉ sử dụng túi ngủ để ngủ trong nhiệt độ phòng lạnh, có thể tự ngủ trong vòng 5 phút, không còn sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ nào. Kể từ đó, ngay cả khi đang trải qua tuần khủng hoảng, Ken vẫn có thể tự ngủ chỉ trong vòng 5 phút.

Con tự ngủ êm ru chỉ sau 5 phút đặt xuống cũi, ông bố trẻ Hà Nội tiết lộ chỉ mất 4 ngày luyện bé ngủ ngoan - Ảnh 6.

Cậu bé kháu khỉnh với nếp ăn - ngủ khoa học.

Một số yếu tố khiến việc luyện ngủ cho con thất bại

Từ kinh nghiệm luyện con ngủ của mình, anh Hiếu chỉ ra những sai lầm phổ biến khiến các bố mẹ luyện con ngủ thất bại đó là:

- Luyện con tự ngủ quá muộn: Theo anh Hiếu, việc rèn bé tự ngủ càng sớm càng tốt, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

- Lịch sinh hoạt không phù hợp: Trừ các em bé sinh non nhu cầu ngủ nhiều, còn lại sinh thường, đủ cân thì nên áp dụng nếp sinh hoạt easy luon sau khi sinh sẽ là tiền đề quyết định việc luyện ngủ thành công.

- Thiếu công cụ hỗ trợ: Con cần được chuyển giao từ môi trường ấm, chặt trong bụng mẹ ra ngoài một cách từ từ, vì thế cần thêm công cụ trấn an con, đặc biệt quấn chũn.

Con tự ngủ êm ru chỉ sau 5 phút đặt xuống cũi, ông bố trẻ Hà Nội tiết lộ chỉ mất 4 ngày luyện bé ngủ ngoan - Ảnh 7.

Con tự ngủ êm ru chỉ sau 5 phút đặt xuống cũi, ông bố trẻ Hà Nội tiết lộ chỉ mất 4 ngày luyện bé ngủ ngoan - Ảnh 8.

Con tự ngủ êm ru chỉ sau 5 phút đặt xuống cũi, ông bố trẻ Hà Nội tiết lộ chỉ mất 4 ngày luyện bé ngủ ngoan - Ảnh 7.

Anh Hiếu cho rằng bất cứ em bé nào sinh ra cũng có khả năng tự ngủ mà không cần ru.

- Đọc vị tín hiệu sai, trình tự đi ngủ không đúng hoặc không nhất quán.

- Môi trường ngủ không đảm bảo: Nhiệt độ quá nóng. Rất nhiều bố mẹ sợ con lạnh nhưng không sợ con nóng, bản chất trẻ sơ sinh nóng hơn người lớn nhiều, môi trường ngủ nên để nhiệt độ thấp khoảng 20-24 độ tùy cơ địa mỗi bé (bác sĩ Trí Đoàn cũng chia sẻ trong sách "Để con được ốm như vậy"). Và Ken cũng thường ngủ với nhiệt độ phòng 22-24 độ.

- Không vỗ ợ hơi cho con sau khi bú: Trong khi con bú, hơi vào rất nhiều, cần hỗ trợ giải thoát hơi trong bụng để khi con ngủ không bị hơi làm con khó chịu

- Không áp dụng nút chờ: Các mẹ rất sợ nghe con khóc, mẹ cảm thấy mình thật tệ/ác khi sử dụng nút chờ với con, hoặc nhiều gia đình ở chung với ông bà, vì nhiều lý do cũng không thể áp dụng nút chờ. Cứ con động tí là mẹ hỗ trợ sẽ thành thói quen khiến việc luyện ngủ thất bại.

Cuối cùng, anh Hiếu nhắn nhủ tới các mẹ đang nuôi con nhỏ rằng: "Bất cứ em bé nào sinh ra cũng có khả năng tự ngủ, bố mẹ hãy tìm hiểu và khích lệ kĩ năng này ở con. Đó cũng chính là món quà tuyệt vời đầu tiên mà bố mẹ có thể dành tặng con mình".