Cách nhận biết tuổi của sâm Ngọc Linh

Được biết sâm Ngọc Linh được phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum ở độ cao từ 1200 mét trở lên. Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc, có màu lục hoặc hơi tím, đường kính thân độ 4-8mm. Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm [sâm K5], sâm Trúc [sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm] củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu.

Sâm Ngọc Linh cũng được biết đến là loại sâm tốt nhất thế giới. Vậy tác dụng của nó là gì?

Tác dụng của sâm Ngọc Linh

Theo kết quả nghiên cứu có được từ Bộ Y tế Việt Nam thì số lượng Saponin trong sâm Ngọc Linh cao hơn rất nhiều so với các loại sâm khác trên thế giới. Cụ thể, các nhà khoa học xác định được có 52 loại Saponin trong thân và rễ, củ của Sâm Ngọc Linh. Trong đó, 26 Saponin có cấu trúc hóa học thường thấy trong sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản và 26 Saponin có cấu trúc mới, không có trong các loại sâm khác. Như vậy Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất.

Ngoài ra, các bộ phận trên mặt đất của sâm như lá, thân [cọng] Sâm Ngọc Linh đã phân lập được 19 Saponin Dammaran, trong đó, 8 Saponin có cấu trúc mới. Các công trình nghiên cứu đã xác định được thành phần dược tính trong Sâm Ngọc Linh có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

Với những thành phần trên, sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan, gia tăng sức đề kháng, tăng thị lực, giúp ăn ngon, ngủ tốt, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp người bị huyết áp thấp.

Cách sử dụng sâm Ngọc Linh

Để có thể hấp thụ được các dưỡng chất từ sâm Ngọc Linh, mọi người có thể ngậm tan sâm trong miệng, ngâm sâm cùng mật ong, dùng sâm pha trà uống, ngâm sâm với rượu hay nấu cháo với sâm. Tất cả những cách trên đều giúp hấp thụ sâm vào cơ thể một cách hiệu quả.

Chính vì đây được xem là loại sâm tốt nhất trên thế giới nên nó được rất nhiều các đại gia "săn đón" với mức giá không hề rẻ. Thậm chí nhiều đại gia còn sẵn sàng bỏ ra số tiền vài trăm triệu để có thể sở hữu được loại sâm quý giá này.

Sâm Ngọc Linh giả tràn lan thị trường

Tuy nhiên hiện tại trên thị trường, nhiều sâm Ngọc Linh giả đang được bán tràn lan khiến người dân hoang mang. Cụ thể, mới đây, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum đã xử phạt Cửa hàng kinh doanh rượu sâm Ngọc Linh Tinh hoa núi rừng Việt [địa chỉ số 941, đường Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum] vì cửa hàng này kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy phép đăng ký kinh doanh, không có giấy phép bán lẻ rượu, không có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.

Toàn bộ những sản phẩm của cửa hàng này đã bị cơ quan chức năng tịch thu và tiêu hủy. Cửa hàng cũng đã phải tạm dừng kinh doanh.

Trước đó, theo thông tin được dăng tải trên báo Tài Nguyên và Môi trường thì hiện tại có 3 loại sâm Ngọc Linh giả.

Loại sâm giả thứ nhất là loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax [chi nhân sâm]. Đây có thể là một loài mới chưa từng công bố ở Việt Nam và giống với sâm Ngọc Linh tới 97%. 

Loại sâm giả thứ 2 là Tam thất hoang có giá trị, tác dụng bồi bổ cơ thể kém hơn so với sâm Ngọc Linh và thậm chí cũng kém hơn so với loại sâm giả trên.

Loại thứ 3 là sâm Ngọc Linh làm giả từ củ ráy, đây là loại cây thường mọc phổ biến ở vùng núi, nhiều nhất ở Tây Nguyên hoặc những vùng có khí hậu nóng ẩm.

Trước thực trạng trên, người dân cần nắm vững cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả.

Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả

Qua quan sát bên ngoài, mọi người cũng có thể dễ dàng nhận biết được sâm Ngọc Linh thật. Sâm thật sẽ có nhiều mắt, các mắt sâm lõm vào thân và xếp so le nhau. Vỏ của sâm Ngọc Linh thật rất mỏng và nhẵn trong khi vỏ của sâm Ngọc Linh giả thì dày, sần sùi, bì bì, màu giống màu da tê giác.

Nếu cắt sâm thành lát mỏng thì phần củ bên trong sâm thật có màu vàng nhạt còn phần thân hơi tím hoặc xám nhạt. Các vân trên lát cắt đều, xơ nhỏ. Khi đưa lên miệng nếm có vị đắng, dư vị về sau thì ngọt. Cùng với đó, sâm Ngọc Linh thật sẽ có mùi thơm nồng đặc trưng.

Trong khi đó củ tam thất có hình dáng dài hơn sâm Ngọc Linh, trên thân có chứa nhiều mắt. Tam thất không có củ chính, nếu có thì cũng nhỏ và hiếm rễ con bám quanh củ. Tam thất có vị đắng, cứng và nhiều xơ hơn so với sâm Ngọc Linh thật.

Sâm Ngọc Linh cũng có 2 loại là sâm được trồng và sâm mọc tự nhiên. 2 lọai này có hình dáng khác nhau. Sâm trồng thì xung quanh thân có các nốt sẹo, rễ con phồng lên chứa chất dinh dưỡng nuôi cây nên tạo thành những cục. Loại sâm trồng này có nhiều rễ, ít mắt hơn sâm tự nhiên và phần thân nhỏ hơn về phần củ.

Trích Sohuutritue.net.vn

Page 2

Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam [21/4], Ngày Sách và bản quyền thế giới [23/4], Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới [26/4], Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh và Hội Truyền thông điện tử TP. Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội Bản quyền và Sáng tạo vào 8h00 ngày 22/4/2017 [thứ bảy], tại Trung tâm hội nghị, 272 đường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Ngày hội Bản quyền và Sáng tạo bao gồm một không gian trưng bày, triển lãm và Hội thảo về “Vai trò của quyền tác giả, quyền liên quan đối với việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”để các nhà sáng tạo, các tổ chức và cá nhân đầu tư sáng tạo như: tác giả, nhà sách, nhà xuất bản, nhà sản xuất và những tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng cùng hợp tác và trao đổi về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong phát triển công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa.

Trích nguồn cov.gov.vn

Skip to content

Gần đây trên thị trường bỗng xôn xao việc mua bán, trao tặng [mua làm quà biếu] các sản phẩm từ cây Sâm Ngọc Linh mà dư luận đang xem là loài thảo dược quí hiếm [hơn hẳn các loại sâm nước ngoài] từ đó tạo ra những vụ việc gian lận, giả mạo mà hậu quả là người tiêu dùng cả tin nhận lấy hậu quả.Để giúp mọi người hiểu rõ & phân biệt cây tam thất hoang [là 1 loài cây rất giống với Sâm Ngọc Linh] mà kẻ gian thường pha trộn [thậm chí không pha trộn] vào Sâm Ngọc Linh thật để lừa đảo người tiêu dùng.

Thiết nghĩ những miêu tả sau đây phần nào giúp mọi người có một cách nhận biết sâm ngọc linh giả và thật

Đặc Điểm Cây Sâm Ngọc Linh Là Gì?

Cây sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-8mm, thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm.

Thân rễ có đường kính 1-2cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3cm, mang nhiều rễ nhánh và củ.

Đặc điểm cây sâm ngọc linh

Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7cm, tuy sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá. Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá.

Cuống lá kép dài 6-12mm, mang 5 hoặc 7 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12-15 cm, rộng 3-4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt.

Tam Thất Hoang Là Cây Gì?

Củ Tam thất, trong thực tế có nhiều loại: Tam Thất sâm, Tam Thất gừng và Tam Thất xẻ.

Tên khoa học: Panax Pseudo-Ginseng Wall] pamax Repens Maxim] thuộc họ ngũ gia bì [Araliaceae]

Đặc điểm cây tam thất hoang

Tam Thất là một loại cây nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3-4 lá một, cuốn lá dài 3-6cm, mỗi cuốn lá có 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có hình răng cưa nhỏ.

Cách Nhận Biết Sâm Ngọc Linh Giả Và Thật?

​Sâm ngọc linh và củ tam thất có hình dáng bên ngoài rất giống nhau. Hầu hết khách hàng không có kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về sâm Ngọc Linh sẽ rất khó phân biệt được hai cây thuốc này.

Do đó, các tay buôn thường sử dụng củ tam thất để trà trộn, giả mạo thành sâm Ngọc Linh rồi bán với giá “cắt cổ”. Dưới đây là cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả.

“Cách tốt nhất để nhận biết sâm ngọc linh giả và thật là dựa vào hương vị. Vì hương vị là gần như không thể làm giả được. Lưu ý khi mua sâm ngọc linh mọi người nên bẻ 1 ít để nếm thử”

Phân biệt sâm ngọc linh thật giả qua mùi vị

Trên thị trường có hơn 80% sâm ngọc linh là sâm ngọc linh giả, sâm ngọc linh tự nhiên phải có đặc điểm cụ thể như sau:

Nếu là sâm ngọc linh thật sẽ đắng gắt nhưng càng ăn [ sau 10 – 15 phút] sẽ thấy vị ngọt thanh, ngọt lâu ở cổ. Mùi bùi, thơm đặc trưng của sâm ngọc linh.

Khi nhai thấy chắc sâm, giòn sâm, không có xơ, càng ăn càng ngọt.Sâm ngọc linh giả được làm rất tinh vi từ củ dáy, củ tam thất,… [ nhiều cũ được làm giống thật đến 100%] . Nên hơn 80% người dùng khó phân biệt được sâm thật giả:

Nếu là sâm ngọc linh giả: Khi ăn thấy sồn sột, dai có nhiều xơ, khi bẻ ra thì thấy xơ. Khi nhai không có cảm giác giòn, không có vị đắng mà vị ngái.

Ăn xong 1 lúc thấy ngái ở cổ, nóng cổ, rát cổ như bị ho, bị viêm amidan

Lưu ý: một số người còn thấy bồn chồn, cổ miệng muốn ăn đồ ngọt và khát nước.

Vỏ sâm – Cách nhận biết sâm Ngọc Linh giả và thật

Vỏ ngoài của củ Sâm Ngọc Linh bao giờ cũng mỏng và nhẵn, không xù xì​Sâm Ngọc Linh khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám.

Khi cắt lát củ Sâm, Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu vàng nâu thì bên trong thường là màu vàng và có lõi vàng hoặc pha màu tím nhạt.

Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu xanh xám thường thì ruột bên trong có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím.

Phân biệt sâm ngọc linh thật giả dựa vào lớp ruột bên trong

Sâm ngọc linh giả thường rất dày, sờ vào thấy bì bì, nhìn xa giống màu gia tê giác.

Tam Thất khi cắt lát nhìn trắng phếu, đôi khi có pha chút màu tím trong lõi.

Vỏ ngoài sâm ngọc linh thật[trái] và sâm ngọc linh giả[phải]

Phân biệt sâm ngọc linh thật giả qua lớp da cáy

Sâm ngọc linh thật bề mặt sâm, màu da sâm, đặc biệt là da ở chỗ phần thân sâm và củ cái sâm có một lớp da cáy như lớp vỏ cây tràm khô lâu năm bao bọc ở bên ngoài .

Củ sâm thường có màu vàng giống như màu của vỏ khoai tây hoặc màu đồng nhất với màu củ [ thường xuất hiện ở những củ sâm nhiều năm tuổi]

Lưu ý: Khi bóc lớp da cáy này sẽ thấy bên trong có một lớp biểu bì dày màu nâu, tím, vàng, đôi khi là màu xanh rêu do ánh sáng môi trường tạo nên.

Sâm ngọc linh giả bằng củ ráy hay tam thất sẽ không có lớp da cáy này và lớp biểu bì cũng không giống màu vỏ khoai tây [ khi rửa sạch bằng nước thấy màu củ bóng mịn như chất nhựa và màu thường giống nhau không có sắc .]

Phân biệt sâm ngọc linh thật giả qua lá

Sâm ngọc linh thật có lá nhỏ, hình lá gần giống cây ngũ gia bì nhưng lá mỏng và mềm có 3 – 5 lá. Lá có răng cưa rất nhỏ, bé, đều.

Lá cây sâm ngọc linh thật

Sâm ngọc linh giả được làm từ tam thất lá to, mập, lá có răng cưa sâu, màu xanh đen là dầy dặn.

Lá một loài cây tam thất hoang

Lá cây tam thất​ bắc

Đốt sâm – Cách nhận biết sâm Ngọc Linh giả và thật

Sâm ngọc linh thật mỗi năm phát triển 1 đốt tương đương 1 lá sau mùa thu đến mùa đông lá sâm tàn rùi đi chuẩn bị cho 1 mùa xuân mới đâm chồi thân sâm của năm trước để lại một hình, vết lõm gọi là một mắt sâm [ hình nhìn giống miệng con ốc vặn nhưng không tròn hẳn, mắt bị biến dạng theo thời gian, mắt mọc lệch nhau .

Khi các đốt nhiều năm tuổi thường biến dạng, tạo thành các lớp ngấn, nhăn giống như ngấn cổ của người bị béo].

Có những củ không so le nhau nhiều các bước đốt phải cách nhau rõ ràng, không “đè” liên tục lên nhau như củ Tam Thất.

Sâm ngọc linh thật có mắt sâm so le

Sâm ngọc linh giả bằng củ tam thất hằng năm cũng sinh trưởng giống họ sâm nên có cấu trúc giống sâm ngọc linh nhưng đặc điểm khác ngược.

Mỗi mắt tam thất hình tròn, lõm, sâu, khi phát triển to cũng không đầy được mắt, mắt mọc thẳng hàng.

Có củ nhiều năm tuổi đốt giống như hình vảy óc.

Củ tam thất với các mắt mọc thẳng hàng

Phân biệt sâm ngọc linh thật giả qua cành sâm

Sâm ngọc linh thật có cành rất nhỏ vươn cao, rất cứng, cành bẻ dai nhiều xơ khó đứt

Một cành sâm ngọc linh thật

Sâm ngọc linh làm giả bằng củ tam thất hoang có cành to, nhưng mềm, dễ bẻ gãy

Cành sâm ngọc linh giả

Phân biệt sâm ngọc linh thật giả bằng cách cầm lên tay

Sâm ngọc linh thật cầm rất chắc tay cảm giác như cầm 1 cái rễ cây chắc chắn, nhìn củ bé nhưng cân rất nặng.

[ Nếu nhìn bề ngoài của củ sâm ngọc linh và tam thất hoang mà giống nhau nhưng cân thì củ sâm ngọc linh nặng hơn]

Sâm ngọc linh giả cầm xốp tay như cầm khúc gỗ. Khi nhìn to nhưng cân thì nhẹ.

Phân biệt sâm ngọc linh thật giả qua điểm thắt

Sâm ngọc linh nhiều năm tuổi sẽ có điểm thắt, mọc không đều, nhìn củ gầy ốm, rong rêu thân sần xùi.

Sâm ngọc linh giả thân bằng nhau, thường không có điểm thắt, nhìn củ màu mỡ nhẵn nhụi.

Cách nhận biết sâm ngọc linh giả và thật qua mùi đất

Vì mọc tự nhiên trên đỉnh núi Ngọc Linh nên sâm Ngọc Linh luôn có mùi nồng nồng của đất mùn trên núi đá.

Còn các loại sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên nếu khách mua để ý, hoàn toàn có thể cạy được những loại đất này bám trên ngóc ngách của củ sâm.

Màu đất feralit đỏ vàng

Phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả căn cứ vào hoạt chất & kiểm định:

Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau.

Đại diện chính của Sâm Ngọc Linh là Ginsenoside – Rb1, Ginsenosid – Rg1, Ginsenosid – Rd, majonosid-R1, majonosid-R2.

Tam thất hoang vẫn có thành phần GR2, G-RB1, G-Rg1 tương tự như sâm Ngọc Linh nhưng tỉ lệ rất ít so với sâm ngọc linh [vì tam thất hoang là một chi của sâm ngọc linh].

Chính vì điều này nên kiểm định mẫu gởi kiểm định có thành phần tương tự như sâm ngọc linh nhưng không thể xác định chắc chắn đó có phải là sâm Ngọc Linh hay không.

Tuy nhiên trong tam thất hoang hoàn toàn không tìm thấy M-R2

Đây là hoạt chất majonside R2

Sâm Ngọc Linh thật có đầy đủ các hoạt chất GR2 ,G-RB1 ,G-Rg1 cao hơn hẳn rất nhiều lần tam thất hoang. Đặc biệt majonosid-R2 [M-R2] chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần của sâm Ngọc Linh.

Chính những thành phần này đã tạo nên giá trị cho Sâm Ngọc Linh.

Cách nhận biết sâm Ngọc Linh giả và thật qua giá cả

Chúng ta đều biết Sâm Ngọc Linh thật ngày càng trở nên khan hiếm bởi sâm mọc tự nhiên gần như không còn nữa.

Trông khi các điểm nuôi trồng Sâm Ngọc Linh chủ yếu là bảo quản nguồn gen để tiếp tục nhân giống sâm.

Vậy mà trong thực tế thì cái được gọi là “Sâm Ngọc Linh” được mua bán tràn lan theo kiểu “cần bao nhiêu cũng có và giá nào cũng có thể mua được” .

Tình trạng dẫn đến nhiều hệ lụy đối với người sử dụng và thương hiệu sâm của Việt Nam.

Bạn có thể xem video sau để hiểu rõ hơn về giá cả Sâm Ngọc Linh nhé:

Trước tình trạng thật giả lẫn lộn của nhiều loại củ giống Sâm Ngọc Linh hiện nay được ngâm rượu, đóng gói bán tươi và chế biến nhiều kiểu có nguy cơ làm mất đi thương hiệu quý giá của Sâm Ngọc Linh,

Viện kiểm nghiệm thuốc TP. HCM xây dựng một Trung tâm kiểm nghiệm Sâm Ngọc Linh & Dược liệu quý tại TP.

Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trong những tháng cuối năm 2015 nhằm kiểm tra & xác nhận Sâm Ngọc Linh thật, giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trước khi trung tâm hình thành người mua cần tinh ý và tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ thông tin và đặc điểm trước khi mua để tránh mua phải hàng giả dẫn tới khi dùng sẽ có những tác dụng không mong muốn

Địa ch bán sâm Ngc Linh Qung Nam uy tín ti TPHCM

Tại TP HCM, ngoài hệ thống cửa hàng sâm Ngọc Linh Quảng Nam. Công ty cổ phần Thương mại – Dược – sâm Ngọc Linh Quảng Nam đã xây dựng được Trung tâm thực phẩm chức năng là nơi giới thiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Quảng Nam chính hãng của Quasapharco cùng các loại thực phẩm chức năng khác

Trung tâm thực phẩm chức năng tại 200 Tô Hiến Thành, P15, Q10, TP HCM

wpDiscuz

Would love your thoughts, please comment.x

Video liên quan

Chủ Đề