Cách lưu file trên máy tính win 7

Lê Cường Ngày 19/08/2021

Lưu file trên desktop là lựa chọn của nhiều người khi sử dụng máy tính. Bởi đơn giản, với vị trí này, file của bạn sẽ được hiển thị ra màn hình. Từ đó, việc mở, chỉnh sửa hay thực hiện những thao tác trên file về sau cũng thêm thuận tiện.

Thế nhưng, dù là một thao tác đơn giản, cơ bản và quen thuộc, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể lưu file mong muốn trên desktop của thiết bị. Bởi đôi khi, bạn sẽ gặp phải lỗi không tìm thấy desktop khi lưu file, khiến bản thân cảm thấy hoang mang. Vậy khi desktop "không cánh mà bay" khi lưu file, bạn nên làm gì để khắc phục?

Không tìm thấy Desktop khi lưu file khiến nhiều người bối rối

Thủ thuật bạn nên áp dụng với lỗi không tìm thấy desktop khi lưu file?

Tình trạng màn hình desktop bị ẩn thường xuất hiện trên hệ điều hành win 7. Với các phiên bản win mới hơn sau này, sự cố ít xảy ra hơn.

Có nhiều cách xử lý lỗi không save được file trên desktop win 7 khác nhau. Trong đó, dưới đây là 2 cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện:

Cách 1:

Khi lưu file một nào đó trên máy tính, nếu bạn không nhìn thấy biểu tượng desktop trong các vị trí có thể lưu file, hãy click chuột phải vào khoảng trống giữa các vị trí này. Chẳng hạn khoảng trống giữa các thư mục trong phần FavoritesLibraries, hoặc khoảng trống giữa các thư mục của Libraries với Computer ở bên dưới.

Sau khi click chuột phải vào khoảng trống, có thể mục Show All Folders sẽ hiện ra. Bạn nhấn vào mục này, biểu tượng desktop bạn đang tìm sẽ xuất hiện trở lại như chưa từng biến mất.

Show All Folders

Có thể bạn quan tâm:

Cách 2: 

Để xử lý triệt để tình trạng không tìm thấy desktop khi lưu file hay lưu file không tìm thấy mục desktop. Bạn nên thực hiện theo những bước đơn giản sau đây:

Truy cập vào ổ đĩa C trong máy tính. Sau đó, bạn tìm đến thư mục Desktop. Thư mục này thường có đường dẫn như sau: C:\Users\Tên máy\Desktop [Thông thường, tên máy chính là thư mục Admin].

Tại đây, bạn mở hộp thoại Desktop lên. Chọn Favorites rồi nhấn chuột phải vào thư mục này. Cuối cùng, bạn chọn Add Current Location to Favorites là xong.

Nếu desktop vẫn chưa chịu xuất hiện lại ở vị trí cũ, bạn hãy vào C:\Users\Admin [hoặc tên máy/tên người dùng] và kiểm tra xem tại đây có thư mục tên Links hay không. Nếu không, bạn hãy tạo một thư mục mới và đặt tên Links.

Nhấn chuột phải vào Links => chọn Properties trong tab General. Tại đây, hãy đảm bảo bạn đã BỎ CHỌN mục Read-only.

Truy cập vào Links. Tiếp theo, bạn nhấn chuột phải vào mục Favorites trên thanh công cụ bên phải.

Cuối cùng, bạn nhấn chọn Restore Favorite Links là được.

Restore Favorite Links

Nếu cách trên vẫn chưa phát huy hiệu quả, bạn hãy vào C:\Users\Admin. Tại đây, bạn sẽ thấy các thư mục quen thuộc như Desktop, Downloads,... Bạn hãy chọn tất cả các thư mục này, nhấn chuột phải => Send To => Desktop để tạo các Shortcut.

Bạn ra ngoài màn hình chính, chọn những Shortcut vừa tạo và copy/cut chúng vào thư mục Links. Sau khi thực hiện xong những thao tác trên, bạn hãy khởi động lại máy tính. Lỗi Desktop bị ẩn khi lưu file hoặc gửi Mail sẽ được giải quyết triệt để.

Như vậy, tình trạng không tìm thấy desktop khi lưu file tuy khó chịu, nhưng lại không quá phức tạp để giải quyết. Trong trường hợp đã thử áp dụng đủ mọi cách khác nhau, nhưng vẫn bị sự cố này làm phiền, bạn đừng quên đem máy đến một trung tâm sửa laptop uy tín như FASTCARE, để được hỗ trợ thêm nhé.

Chúc các bạn thành công!

Lưu tập tin là một phần quan trọng khi làm việc với tài liệu, hình ảnh, video và các tập tin khác trên máy tính. Lưu lại công việc cho phép bạn quay trở lại và làm tiếp sau, chia sẻ tập tin với người khác và bảo vệ công việc của bạn không bị lỗi và sự cố. Xem Bước 1 dưới đây để tìm hiểu cách tốt nhất để lưu các tập tin và tối đa hóa hiệu quả.

  1. 1

    Lưu thường xuyên. Chương trình máy tính thường hay bị lỗi ở những thời điểm tồi tệ nhất. Do vậy bạn nên tránh để mất tài liệu của mình bằng cách lưu tập tin thường xuyên. Nếu thay đổi chi tiết tập tin nhưng không muốn ghi đè lên bản gốc thì bạn có thể sử dụng chức năng “Save as” [Lưu dưới dạng] để tạo bản sao với tên mới.

    • Nhiều chương trình có chức năng lưu tập tin tự động trong khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể cứu bạn khỏi hiểm nguy nhưng không nên thay thế hoàn toàn việc chủ động lưu thường xuyên.

  2. 2

    Lưu tập tin bằng tên hữu dụng. Khi lưu tập tin lần đầu tiên, chương trình sẽ yêu cầu bạn nhập tên cho tập tin. Hãy chọn tên dễ nhận dạng và chứa thông tin quan trọng như ngày hoặc tác giả của tập tin. Điều này giúp bạn tìm ra tập tin nhanh chóng trên máy tính khi cần.

  3. 3

    Kiểm tra định dạng khi lưu tập tin. Khi bạn lưu tập tin lần đầu tiên hoặc dùng lệnh "Save as" để tạo bản sao mới, nhiều chương trình sẽ cung cấp khả năng thay đổi định dạng tập tin. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhấp vào trình đơn thả xuống bên dưới các mục cho tên tập tin.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Kiểm tra định dạng là bước đặc biệt quan trọng khi gửi tập tin cho những người không có phiên bản chương trình giống như của bạn.

  4. 4

    Sắp xếp thư mục lưu trữ. Đa số các hệ điều hành sẽ tạo thư mục Documents [Tài liệu] để lưu tập tin theo mặc định. Điều này giúp bạn xác định nơi lưu trữ, nhưng bạn cũng nên dành thời gian tạo hệ thống thư mục để sắp xếp tập tin gọn gàng ngăn nắp.

    • Sử dụng thư mục để sắp xếp theo loại tập tin, dự án, ngày, hoặc tiêu chí khác mà bạn muốn.
    • Hầu hết các phiên bản mới của Windows sử dụng Thư viện [Libraries], cho phép lưu tập tin cùng loại trong một khu vực. Các thư viện này không thực sự là vị trí mà là tập hợp các tập tin thuộc nhiều vị trí khác nhau.

  5. 5

    Tìm hiểu phím tắt. Bạn có thể giảm bớt khá nhiều thời gian nếu biết cách sử dụng phím tắt để lưu tập tin, đặc biệt là khi bạn cần lưu trữ nhiều. Nhấn Ctrl+S [ Cmd+S trên Mac] sẽ giúp bạn lưu tập tin trong hầu hết các chương trình.

    • Nhiều chương trình cũng thiết kế biểu tượng chức năng “Save as”. Các biểu tượng này sẽ thay đổi tùy chương trình. Ví dụ như, F12 sẽ mở hộp thoại “Save as” trong Word, trong khi Shift+Ctrl+S sẽ mở chức năng đó trong Photoshop.

  6. 6

    Sao lưu tập tin. Để tránh mất dữ liệu trong trường hợp máy tính bị lỗi, bạn cần sao lưu tập tin thường xuyên. Điều này có nghĩa là bạn nên sao chép tập tin được lưu từ thư mục Documents vào ổ cứng gắn ngoài hoặc tải lên dịch vụ lưu trữ đám mây.

    • Xem thêm các bài viết cùng chủ đề để biết chi tiết về cách sao lưu tập tin.

  1. 1

    Lưu tập tin trong Microsoft Word. Word là một trong những chương trình soạn thảo văn bản phổ biến nhất trên thế giới, vì vậy tìm hiểu cách lưu tập tin trong Word là kỹ năng quan trọng cần có. Hãy tìm hiểu trên mạng biết thêm chi tiết về cách thức lưu các tập tin trong Word.

  2. 2

    Lưu tập tin thành định dạng PSD trong Photoshop. Thay đổi định dạng tập tin đã lưu là một kỹ năng cơ bản quan trọng. Bài viết này sẽ giải thích làm sao để lưu tập tin thành hình ảnh PSD trong Photoshop, nhưng các thao tác cơ bản đều áp dụng cho hầu hết các chương trình.

  3. 3

    Lưu hình ảnh từ trang web. Internet chứa rất nhiều nội dung, và bạn sẽ có thể bắt gặp một vài hình ảnh và muốn lưu lại để sử dụng riêng. Tất cả trình duyệt đều cho phép bạn dễ dàng lưu hình ảnh vào máy tính, và các bước tương tự cho việc lưu các loại tập tin khác từ trang web.

  4. 4

    Lưu Google Doc [Tài liệu Google]. Với các giải pháp tài liệu điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến, rất có thể là bạn sẽ làm một số công việc trên Google Drive. Trong khi các tập tin luôn được lưu trong đám mây, bạn có thể tải về và lưu chúng vào máy tính để có thể mở và sử dụng mà không cần truy cập internet.

  • Lưu thường xuyên! Bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về việc lưu trữ với tần suất dày đặc.

  1. //www.ctdlc.org/remediation/save.html

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 66.263 lần.

Chuyên mục: Phần mềm

Trang này đã được đọc 66.263 lần.

Video liên quan

Chủ Đề