Cách lắp củ đề xe máy

  • 15 Tháng Tám, 2021
  • Sửa Xe Máy Lưu Động
  • 0 Comments
5/5 - (2 bình chọn)

Củ đề xe máy là bộ phận có nhiệm vụ khởi động hệ thống động cơ để xe vận hành. Bộ phận này có độ bền cao, ít hỏng hóc vặt. Tuy nhiên do quá trình sử dụng sai cách hoặc ít bảo dưỡng xe dẫn đến hư hỏng củ đề. Sau đây https://timthosuaxe.com sẽ chỉ ra các nguyên nhân và cách sửa củ đề xe máy bền bỉ tới bạn đọc.

Mục lục: Chuyển đến nội dung trong bài nhanh hơn

  • 1. Củ đề xe máy là gì?
    • Vỏ
    • Mô tơ
    • Công tắc từ
    • Thanh chạc
    • Bánh răng
  • 2. Dấu hiệu hỏng củ đề xe máy
  • 3. Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng củ đề
    • Han gỉ mối nối trong củ đề xe máy:
    • Hỏng rơ le bộ đề xe máy:
    • Mòn chổi than:
    • Xe máy bị vả đề:
  • 4. Cách sửa củ đề xe máy bền bỉ
    • Sửa chổi than bị bào mòn:
    • Sửa củ đề do hỏng vả đề:
    • Sửa củ đề do hỏng rơ le:
    • Sửa củ đề bị han gỉ mối nối:
  • 5. Khi nào cần thay củ đề xe máy?
  • 6. Cách bảo dưỡng củ đề xe máy

1. Củ đề xe máy là gì?

Củ để xe máy là một mô tơ điện, có chức năng khởi động động cơ thông qua việc kéo thả và làm quay bánh răng. Đối với các dòng xe máy số ngoài củ đề sẽ có thêm cần đạp khởi động. Còn đối với các dòng xe tay ga thì chỉ có mỗi củ đề có nhiệm vụ khởi động xe.

Củ đề có 2 phần chính là cuộn cảm và động cơ. Với chi tiết các thành phần cụ thể như sau:

Cách lắp củ đề xe máy
Củ đề xe máy

Vỏ

Phần vỏ có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong củ đề. Ngoài ra, trên lớp vỏ củ đề còn có nam châm. Có tác dụng tạo từ trường, đảm bảo duy trì các đường sức từ trường.

Mô tơ

Mô tơ củ đề có tác dụng tạo ra lực để làm động cơ đốt trong hoạt động. Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của củ đề.

Công tắc từ

Là nơi bắt đầu dòng điện chạy tới mô tơ. Công tắc từ còn có chức năng đẩy và hút bánh răng để ăn khớp với bánh đà.

Thanh chạc

Còn được gọi là cần dẫn động truyền chuyển động của công tắc từ tới bánh răng. Nhờ chuyển động này bánh răng khởi động được đưa vào ăn khớp và nhả khớp với bánh đà.

Cách lắp củ đề xe máy

Bánh răng

Bánh răng sau khi được đẩy vào ăn khớp với bánh đà. Nó sẽ tạo lực chuyển động cho động cơ.

2. Dấu hiệu hỏng củ đề xe máy

Dấu hiệu hỏng củ đề xe máy rất dễ nhận biết, bạn sẽ thấy xe rất khó khởi động. Ngoài ra trong quá trình lưu thông, sẽ xảy ra hiện tượng xe chết máy nhiều lần.

Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra các dấu hiệu hỏng củ đề như sau:

  • Sử dụng điện kích vào bình ắc quy để kiểm tra. Nếu bình quá yếu phải bổ sung thêm nước hoặc thay ngay bình mới.
  • Tìm đến bộ phận rơ le xem có hư hại để bắt tay vào sửa chữa.
  • Kiểm tra than đề có mòn và mô tơ có chập không

Video các hư hỏng thường gặp với củ đề xe máy

3. Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng củ đề

Một số nguyên nhân chính dẫn đến hỏng cù đề thường gặp phổ biến hiện nay là:

Han gỉ mối nối trong củ đề xe máy:

Các mối nối giữa đầu vào của củ đề và đầu ra của bình ắc quy thường được làm bằng đồng hoặc nhôm. Dẫn đến tình trạng bị han, gỉ sét sau một thời gian dài sử dụng.

Khi mối nối bị oxi hóa sẽ làm giảm khả năng truyền dẫn của vật liệu. Khiến dòng điện cung cấp cho bộ đề không đủ để tạo ra mô men quay lớn. Từ đó xe máy không thể khởi động.

Hỏng rơ le bộ đề xe máy:

Rơ le đề xe máy là thiết bị có chức năng hút nhả để ăn khớp với vành răng khởi động của động cơ. Khi khởi động xe máy, nếu nghe thấy xe phát ra những tiếng tách, tách thì chứng tỏ rơ le đang có vấn đề.

Rơ le củ đề xe máy hỏng do nguồn cấp cho cuộn hút khi đi qua rơ le không ổn định. Gây ra tình trạng hút nhả liên tục. Nếu tình trạng này xảy ra lâu thì sẽ gây trượt đề, vỡ răng, khiến xe máy hỏng củ đề.

Cách lắp củ đề xe máy

Mòn chổi than:

Chổi than là một phần của củ đề xe máy, qua thời gian sử dụng chổi than sẽ bị hao mòn. Nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng định kì, phần mạt do chổi than sinh ra sẽ bám chặt vào nam châm vĩnh cửu. Được dán cố định ở vỏ củ đề.

Khi lượng mạt than quá nhiều sẽ khiến khe hở giữa bề mặt Rotor và Stator giảm dần. Tại một thời điểm nào đó, khe hở này quá nhỏ sẽ gây ra tình trạng kẹt. Làm bong nam châm của Stator và từ đó khiến cục đề bị hỏng.

Ngoài ra khi chổi than bị mài mòn, lớp mạt than bám quá nhiều trên cổ góp. Sẽ khiến thiết bị hoạt động chập chờn, không ổn định, củ đề xe máy bị yếu.

Xe máy bị vả đề:

Khi IC đánh lửa quá sớm gây ra hiện tượng nổ ngược, tức chiều quay của động cơ ngược với chiều quay của mô tơ củ đề. Điều này sẽ khiến răng đề bị mẻ hoặc vỡ, gây hư hỏng củ đề.

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng vả đề đó là khi bạn khởi động xe máy. Sẽ thasays xe không nổ mà còn phát ra những tiếng va đập rất to và chói tai.

4. Cách sửa củ đề xe máy bền bỉ

Việc sửa củ đề xe máy sẽ dựa theo nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

Sửa chổi than bị bào mòn:

Video thay chổi than cho củ đề xe máy

Khi phát hiện đề xe thấy yếu hẳn hoặc xe không nổ, Bạn cần kiểm tra và đem xe đến tiệm sửa uy tín.

Với chổi than bị bào mòn quá lớn thì cách tốt nhất là bạn nên thay thế chổi than mới. Để đảm bảo hoạt động ổn định của củ đề.

Sửa củ đề do hỏng vả đề:

Với lỗi hỏng củ đề do nguyên nhân vả đề thì rất khó để bạn xử lý tại nhà. Bạn cần nhanh chóng mang xe đến tiệm sửa xe uy tín để được kiểm tra sửa chữa. Và điều chỉnh lại IC nguồn và thay thế linh kiện nếu cần thiết.

Sửa củ đề do hỏng rơ le:

Để hạn chế tình trạng hỏng rơ le đề, bạn hãy đề lại khoảng 3 4 lần để xác định. Sau đó rút chìa khóa khi tiếng nổ không mượt và bắt tay vào xử lý sự cố.

Nếu để tình trạng xe máy bị hỏng rơ le đề kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của củ đề. Gây khó chịu cho người điều khiển phương tiện.

Video cách sửa củ đề xe máy, phục hồi Roto đề

Sửa củ đề bị han gỉ mối nối:

Do các ốc bắt nối các đầu vào bộ đề được làm bằng đồng hoặc nhôm dễ gây gỉ sét. Nên bạn cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh sạch các mối nối này. Đảm bảo khả năng tiếp xúc tốt cho hoạt động của củ đề.

5. Khi nào cần thay củ đề xe máy?

Để xác định khi nào thay củ đề xe máy là lúc bạn không thể sửa chữa được bộ phận này nữa. Thông thường khi bạn bấm nút đề mà rơ le đề kêu tạch tạch, trong khi củ đề không có tín hiệu gì, đó là dấu hiệu củ đề xe của bạn hỏng. Bạn kiểm tra mà không thể sửa chữa hoặc khắc phục. Hoặc đánh giá khả năng sửa xong mà không được lâu dài thì bạn cũng nên cân nhắc thay thế.

Ngoài ra khi xe va chạm mạnh, tai nạn trên đường gây ra những hư hỏng lớn đến củ đề thì việc thay mới cũng là rất cần thiết. Để đảm bảo xe được hoạt động ổn định, lâu dài.

Cách lắp củ đề xe máy

Bạn nên lựa chọn cơ sở sửa chữa xe máy uy tín để thay củ đề. Đảm bảo củ đề chính hãng, tránh tình trạng thay phải hàng kém chất lượng. Ảnh hưởng đến hoạt động của xe.

6. Cách bảo dưỡng củ đề xe máy

Để hạn chế tối đa những hư hỏng liên quan đến củ đề xe máy thì việc bảo dưỡng là vô cùng cần thiết. Bạn có thể áp dụng theo cách sau:

Thực hiện các công việc tháo củ đề ra kiểm tra. Tra dầu mỡ các vị trí chổi than, bạc đề, bi cổ góp. Giúp cho các bộ phận này làm việc nhanh và chống mài mòn cho các vị trí này.

Theo thời gian, một số củ đề có thể bị mòn hoặc gờ ở cổ góp và chổi than. Bạn cần đánh bóng cổ góp có trơn, đánh sạch các cạnh chổi than. Để tránh củ đề bị kẹt hoặc vấp chổi than khi làm việc.

Video cách bảo dưỡng củ đề xe máy

Việc bảo dưỡng ở một số củ đề ngâm dầu còn cần phải kiểm tra gioăng phớt. Để tránh dầu động cơ tràn vào trong củ đề.

Ngoài ra cũng cần phải bảo dưỡng xe máy định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thông quá quy trình bảo dưỡng tại tiệm xe, sẽ phát hiện sớm những lỗi hư hỏng liên quan đến củ đề. Từ đó sẽ được khắc phục, xử lý kịp thời. Hạn chế tối đa những hư hỏng nặng.

Bài viết đã chỉ ra những nguyên nhân và cách sửa củ đề xe máy khi gặp sự cố. Với lỗi hư hỏng tại bộ phận này, người sử dụng xe hãy mang xe đến cơ sở sửa chữa xe uy tín để được kiểm tra, xử lý. Tránh tự ý sửa chữa tại nhà có thể khiến tình trạng hư hỏng của xe thêm tồi tệ.

TRUNG HIẾU MOTOR

  • Địa chỉ:
  • Cơ sở 1: 36 Bùi Viện Phường Phạm Ngũ Lão Quận 1 TP. Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2: Số 52 đường Lạc Long Quân Tây Hồ Hà Nội
  • Hotline: 0376. 639. 181
  • Fanpage: https://www.facebook.com/cuuhoxemaydem/
  • Email:
  • Website: https://timthosuaxe.com
Related Posts