Cách làm siro húng chanh, quất, lá hẹ

Công thức làm siro húng chanh trị ho rất dễ làm tại nhà, hơn nữa, chỉ cần 1 lần làm siro, bạn có thể sử dụng trong một thời gian dài, rất tiết kiệm công sức, chi phí, thời gian cho gia đình mà lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt cho sức khỏe của bé yêu nữa đấy.

1

Cách làm siro húng chanh trị ho

Làm siro húng chanh trị ho, bạn cần chuẩn bị đủ và đúng các nguyên liệu sau: 200g lá húng chanh, 1 củ gừng tươi, 6 cành lá gừng, 15 trái quất tươi, 1 quả chanh, 2 nhánh sả, 100g lá hẹ, vỏ quýt [1 quả], 200g mật ong, 300g đường phèn, 500ml nước sạch.

Ngoài ra, bạn còn cần chuẩn bị thêm rây lọc để lọc bã nguyên liệu, bình thủy tinh sạch để bảo quản siro.

Sơ chế nguyên liệu

Với lá húng chanh, lá gừng, lá hẹ, vỏ quýt, bạn nhặt lá bị hỏng, rửa sạch, để trong rổ ráo nước.

Quất, chanh rửa sạch, cắt đôi quất, cắt lát chanh, bỏ hạt.

Sả rửa sạch, đập dập. Gừng bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng.

Nấu siro

Trước tiên, bạn xay nhuyễn lá húng chanh và nước với máy xay sinh tố. Sau đó đổ ra ngoài, thêm tất cả các nguyên liệu còn lại vào [ngoại trừ mật ong], khuấy đều hỗn hợp. Sau đó, đổ hỗn hợp vào nồi đun với lửa nhỏ trong 1 tiếng đồng hồ tới khi hỗn hợp hơi sánh thì tắt bếp [trong lúc đun, nếu có bọt khí nổi lên, bạn lấy muỗng vớt bỏ đi].

Lọc hỗn hợp với rây lọc để tách bã, lấy nước cốt. Đổ hết nước cốt vào nồi sạch, thêm mật ong vào và đun với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp cô lại còn khoảng 400 – 450 ml siro thì bạn ngừng đun, tắt bếp. Lọc siro lần nữa với rây sạch để đảm bảo siro sạch trong.

Sau đó chờ siro nguội cho vào bình thủy tinh, đậy nắp kín. Lưu ý, muốn hỗn hợp đun đã cô thành dạng siro chuẩn chưa, bạn chỉ cần nhỏ thử vài giọt siro vào đĩa nước sạch, thấy siro còn nguyên, không tan ngay vào nước thì siro đã đạt rồi nhé.

2

Những điều cần lưu ý khi sử dụng siro húng chanh trị ho

Trẻ khỏe có thể uống từ 1 – 2 lần/ngày để tăng cường hệ miễn dịch, trẻ đang bị ho thì uống từ 3 – 5 lần/ngày. Chỉ sử dụng siro này đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Sử dụng 1 muỗng siro cỡ 5ml pha với nước ấm lượng vừa phải trong mỗi lần trị ho, khàn tiếng, sổ mũi.

Siro bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể dùng đến 6 tháng.

Lá hung chanh vốn có tính kháng khuẩn, kháng viêm, trị ho, khan tiếng, viêm họng và nhiều bệnh đường hô hấp khác nhưng trong lá này cũng có 1 loại các hoạt chất có khả năng gây dị ứng nên khi sử dụng nếu thấy có dấu hiệu dị ứng như ngứa, nổi mẩn thì nên ngừng sử dụng ngay.

Tham khảo qua công thức trên, bạn nghĩ mình có thể làm được thuốc trị ho này không? Làm ngay đi nhé, ban đầu sẽ thấy hơi khó vì chưa quen nhưng làm vài lần bạn sẽ cực thành thạo đấy.

Hơn 2 năm trước 4063

1

Thời tiết giao mùa cũng là lúc mà bé rất dễ mắc các chứng bệnh như cảm cúm, ho, sổ mũi,… Thay vì lạm dụng thuốc Tây y thì mẹ có thể áp dụng cách làm siro húng chanh trị ho dưới đây để giúp bé cải thiện những tình trạng kể trên. Hãy cùng Răng Sữa vào bếp thực hiện ngay nào.

Tìm hiểu về cây húng chanh

Húng chanh còn được gọi với nhiều tên khác là rau Tần, tần dày lá hoặc rau thơm lông. Cây có hiệu quả đặc biệt với bệnh ho đối với cả trẻ em và người lớn. Bởi trong thành phần của loại lá này có chứa colein và carvacrol, có tác dụng trừ đờm, trị ho, trị cảm cúm, viêm họng,…

Ngoài ra, carvacrol cũng được chứng minh là có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Đặc biệt là chứng ho khan, ho có đờm.

Bên cạnh đó, siro húng chanh còn kết hợp thêm đường phèn cùng nhiều nguyên liệu tự nhiên khác như quất, gừng,… cũng có tác dụng hòa vị, nhuận phế, trừ đờm. Chính bởi thế, siro húng chanh là một bài thuốc dân gian dùng để trị ho, tiêu đờm rất an toàn và hiệu quả cho người lớn và trẻ nhỏ.

Cách làm siro húng chanh

Nguyên liệu:

200g lá húng chanh

1 củ gừng tươi, 6 cành lá gừng [không bắt buộc]

15 trái quất tươi, 1 quả chanh

2 nhánh sả, 100g lá hẹ, vỏ quýt [1 quả]

200g mật ong, 300g đường phèn, 500ml nước sạch.

Dụng cụ bao gồm: Rây lọc, nồi inox, máy xay sinh tố,…

Cách làm:

Sơ chế nguyên liệu

– Với lá húng chanh, lá gừng, lá hẹ, vỏ quýt, bạn nhặt lá bị hỏng, rửa sạch. Sau đó để trong rổ ráo nước.

– Quất, chanh rửa sạch, cắt đôi quất, cắt lát chanh, bỏ hạt.

– Sả rửa sạch, đập dập. Gừng bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng.

Nấu siro

Bước 1:

Trước tiên, bạn xay nhuyễn lá húng chanh và nước với máy xay sinh tố.

Bước 2:

Sau đó đổ ra ngoài. Thêm tất cả các nguyên liệu còn lại vào [ngoại trừ mật ong], khuấy đều hỗn hợp.

Đổ hỗn hợp vào nồi đun với lửa nhỏ trong 1 tiếng đồng hồ. Tới khi hỗn hợp hơi sánh thì tắt bếp.

Chú ý: trong lúc đun, nếu có bọt khí nổi lên, bạn lấy muỗng vớt bỏ đi.

Bước 3:

Lọc hỗn hợp với rây lọc để tách bã, lấy nước cốt. Đổ hết nước cốt vào nồi sạch, thêm mật ong vào và đun với lửa nhỏ. Đến khi hỗn hợp cô lại còn khoảng 400 – 450 ml siro thì bạn ngừng đun, tắt bếp. Lọc siro lần nữa với rây sạch để đảm bảo siro sạch trong.

Sau đó chờ siro nguội cho vào bình thủy tinh, đậy nắp kín.

Để biết hỗn hợp đun đã cô thành dạng siro chuẩn chưa, bạn chỉ cần nhỏ thử vài giọt siro vào đĩa nước sạch, thấy siro còn nguyên, không tan ngay vào nước thì siro đã đạt rồi nhé.

Siro húng chanh

Lưu ý:

+ Siro này chỉ dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Nếu muốn sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi thì bạn có thể áp dụng cách làm tương tự tuy nhiên chỉ sử dụng nguyên liệu là húng chanh, quất và đường phèn.

+ Với các bé khỏe mạnh muốn sử dụng để tăng cường miễn dịch, phòng bệnh thì nên uống 1 – 2 lần mỗi ngày. Còn với trẻ đang bị ho thì có thể uống 3 – 5 lần mỗi ngày. Mỗi lần uống, bạn dùng 1 muỗng nhỏ siro [khoảng 5ml] rồi pha với nước ấm.

+ Khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì siro này có thể để được trong khoảng 6 tháng.

+ Bạn cần phải kiên trì bởi đôi khi siro tự nhiên này sẽ không thể mang lại kết quả ngay lập tức. Nếu thấy bé xuất hiện các triệu chứng ho, sổ mũi nhiều hơn thì bạn cần cho bé tới cơ sở y tế thăm khám để yên tâm hơn nhé.

+ Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, vệ sinh và vận động để giúp cơ thể bé khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng để từ đó có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng kể trên.

+ Lá hung chanh vốn có tính kháng khuẩn, kháng viêm, trị ho, khan tiếng, viêm họng và nhiều bệnh đường hô hấp khác. Nhưng trong lá cũng có 1 loại các hoạt chất có khả năng gây dị ứng nên khi sử dụng nếu thấy có dấu hiệu dị ứng như ngứa, nổi mẩn thì nên ngừng sử dụng ngay.

Video liên quan

Chủ Đề