Cách khắc phục trẻ biếng ăn

Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ. Gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tinh thần và thể chất của bé. Tật biếng ăn thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ.

Contents

  • 1 Biếng ăn ở trẻ là gì?
  • 2 Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ
    • 2.1 Trẻ biếng ăn do bệnh lý
    • 2.2 Trẻ biếng ăn do tâm lý
    • 2.3 Bé biếng ăn do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
  • 3 Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài
  • 4 Điều trị khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ là gì?

Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 6. Tuy nhiên thực tế sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần. Dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng giảm theo. Đây được gọi là biếng ăn sinh lý và lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến bé biếng ăn, trong đó có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính. Do bệnh lý, do tâm lý và do chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

Trẻ biếng ăn do bệnh lý

  • Trẻ biếng ăn ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Khi mẹ mang thai ăn ít hoặc chán ăn dẫn đến thiếu nhiều vi chất. Khiến trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả, trẻ sinh non tháng, thiếu cân dẫn đến lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh.
  • Trẻ mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hóa [viêm dạ dày, viêm ruột]. Tình trạng loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu nên càn khiến trẻ lười ăn hơn.
  • Trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh: Tim bẩm sinh, bại nãoTrẻ mắc các bệnh tổn thương răng miệng: mọc răng, sâu răng, viêm hoặc loét vùng hầu họng
  • Tình trạng biếng ăn do bệnh lý cấp tính thường chỉ là tạm thời. Trẻ sẽ ăn bình thường trở lại khi khỏi bệnh.

Trẻ biếng ăn do tâm lý

  • Như đã đề cập ở phần trên, có trường hợp trẻ không biếng ăn nhưng do bố mẹ quá lo lắng nên thúc ép trẻ ăn. Quát mắng thậm chí còn đánh khiến trẻ sợ hãi khi đến bữa và trở thành hiện tượng biếng ăn tâm lý.
  • Một số trẻ bị ốm, mọc răng bị người lớn thúc ép ăn nên cũng có cảm giác sợ ăn

Bé biếng ăn do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

Bên cạnh hai nhóm nguyên nhân biếng ăn do bệnh lý và tâm lý. Có rất nhiều trường hợp khiến con biếng ăn như chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của gia đình như:

  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm so với thời gian khuyến nghị [khi chưa đủ 6 tháng].
  • Khẩu phần ăn không cân đối. Khẩu phần chứa quá nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ lười ăn.
  • Thức ăn không hợp khẩu vị.. Trẻ mải chơi, không ăn uống đúng giờ.
  • Cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa chính.

Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài

Biếng ăn sẽ khiến trẻ chậm tăng cân. Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ tăng khoảng 100 200g/tháng. Nếu không can thiệp kịp thời thì trẻ biếng ăn có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Sức đề kháng ở trẻ suy dinh dưỡng giảm, làm bé dễ mắc bệnh và khi đó trẻ càng biếng ăn hơn.

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao sau này. Trẻ biếng ăn có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể còi cọc với tầm vóc thấp bé. Quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn, kéo dài hơn so với trẻ bị chán ăn thể nhẹ.

Biếng ăn là vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên xác định và khắc phục những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Đồng thời phối hợp nhiều biện pháp điều trị biếng ăn dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị khi trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách mẹ 6 cách hiệu quả

Làm sao cho trẻ hết biếng ăn và ăn ngon trở lại là điều mà những bậc cha mẹ có con biếng ăn quan tâm. Ba mẹ cần phải kiên nhẫn. Phối hợp với các bác sĩ nhi và các chuyên gia dinh dưỡng xác định, khắc phục nguyên nhân gây biếng ăn.

  • Thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau. Hãy tôn trọng sở thích của bé bằng cách cho trẻ ăn món trẻ thích.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt cá. Cho trẻ ăn lượng cân đối các dạng thức ăn.
  • Bữa ăn của trẻ không kéo dài quá 30 phút. Hãy thường xuyên thay đổi cách chế biến để giúp trẻ ngon miệng.
  • Trang trí, chuẩn bị món ăn thật đẹp đẽ, hấp dẫn.
  • Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, cha mẹ đừng cố ép mà hãy thử vào khi khác.
  • Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn. Không nên cho trẻ ăn quà vặt như bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.
  • Cho trẻ ăn khi thấy trẻ đói, khi trẻ từ chối ăn không nên ép và cho trẻ thử ăn thức ăn khác [nếu phù hợp]. Khen thức ăn ngon và tươi cười vui vẻ, khuyến khích trẻ thật nhiều để trẻ tự tin và thích thú với việc ăn.

Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục. Nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vitera.vn để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Video liên quan

Chủ Đề