Cách hút đờm cho trẻ sơ sinh bằng miệng

Bác sĩ hướng dẫn mẹ bé T. cách làm thông mũi bằng giấy thấm và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Mẹ T. nói : “Tôi hút mũi bé bằng miệng cho... tiện, khỏi phải xe mũi chi cho lâu, hay bác sĩ dùng máy hút cho bé giùm tôi nha!”. Bác sĩ giải thích: “Hút bằng miệng là vô tình đưa vi trùng từ miệng của mẹ vào mũi của bé, chưa tính tới vụ làm trầy lỗ mũi của bé khi hút bằng máy. Dùng cây tăm bông quấn sẵn, làm sạch và thông thoáng mũi bằng giấy mềm sạch là an toàn nhất!”.

Làm sạch mũi bằng cách mua một chai nước muối sinh lý 9 phần ngàn [0,9%] mà ở tiệm thuốc tây nào cũng có bán, rồi lần lượt nhỏ vào mũi của bé 2-3 giọt mỗi bên mũi. Sau khi nhỏ nước muối, dùng giấy thấm mềm [khăn giấy mềm] quấn lại như cái sâu kèn, rồi lần lượt đưa vào mũi của bé, làm từng mũi một, khi sâu kèn thấm ướt dịch mũi thì lấy ra và thay bằng con sâu kèn sạch khác, đến lúc khô và thông mũi thì sang mũi bên kia. Ngày làm khoảng vài ba lần hoặc khi thấy cháu tắc mũi, làm trước khi cho cháu bú. Trước khi làm sạch mũi cho bé, mẹ phải rửa tay sạch bằng xà bông để tránh nhiễm trùng cho con.

Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi có dược chất co mạch như naphazoline [Rhinex 0,05%, Nasoline 0,05%] vì sẽ làm bé ngộ độc, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến dưới 7 tuổi. Triệu chứng ngộ độc thuốc gây co mạch là sau khi nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mũi bé sẽ vã mồ hôi, tay chân lạnh, lừ đừ, thở yếu, hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời.

Đối với trẻ lớn thì hướng dẫn trẻ hỉ mũi. Dùng một ngón tay bịt một mũi, hỉ mũi thật sạch, rồi đổi tay bịt mũi bên kia. Không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi hoặc kháng sinh khi chưa đi khám bác sĩ.

Đề phòng nghẹt mũi ở trẻ cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh hoặc ra ngoài trời, không tiếp xúc với người bị cảm, cúm, bệnh đường hô hấp. Cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ, bú sữa mẹ, chích ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ em.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC [BV Đa khoa Tiền Giang]

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh là kỹ năng mà bố mẹ nào cũng cần phải biết để có thể xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi. Vậy hút mũi cho bé thế nào là đúng cách và an toàn? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm với các bệnh về đường hô hấp, bởi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Thời điểm dễ bị viêm đường hô hấp nhất là mùa đông – xuân hoặc khi thời thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí thấp làm trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do đờm, chất nhầy hoặc dị vật mắc ở khoang đường thở. Đờm hay xuất hiện trong cuống phổi, cây phế quản, xoang mũi… khiến cho đường thở của trẻ bị tắc nghẽn. Khi bé bị nghẹt mũi sẽ có biểu hiện thở khò khè, khó thở, khi ngủ phải thở bằng miệng…

Do đó, việc giảm đờm trong mũi trẻ là điều cần làm để tạo ra sự thông thoáng cho đường thở và việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Vì trẻ sơ sinh còn nhỏ sẽ không biết cách tự xì mũi hay khạc đờm ra ngoài, do đó bố mẹ cần phải biết cách sử dụng cụ để hút mũi để lấy chất nhầy ra ngoài.

Trẻ cần được hút dịch mũi để có thể hô hấp bình thường

2/ Cách hút mũi cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi và bác sĩ có chỉ định hút chất nhầy mũi hằng ngày tại nhà, bố mẹ có thể được khuyên dùng dụng cụ ống bơm khá phổ biến. Cách hút mũi cho bé được thực hiện như sau:

Bước 1: Đặt bé nằm xuống và giữ đầu nghiêng về một bên, lấy dung dịch nước muối sinh lý đã pha loãng sẵn nhỏ khoảng 1 – 2 giọt vào trong mũi để làm loãng chất nhầy bên trong. Để yên trong 10 giây.

Bước 2: Sau 2 – 3 phút khi chất nhầy được hòa loãng, bạn hạ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào khoang mũi. Lúc này mũi của bé đã được thông dịch nhầy. Nếu bé vẫn còn thở khò khè nên nhỏ thêm vài giọt nước muối sinh lý.

Bước 3: Lưu ý, ống bơm cần được đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đưa vào mũi bé. Đặt đầu ống bơm và mũi sao cho khớp, sau đó bạn mới nhẹ nhàng hút chất nhầy ra.

Không được đưa ống bơm quá sâu vào trong mũi vì sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi. Trong trường hợp nếu bé cử động mạnh hoặc phản kháng cần dừng lại ngay. Khi trẻ chịu hợp tác thì bạn mới thực hiện hút mũi được. Đặt đầu vòi lớn vào trước mũi bé. Đầu thon được nối với một ống hình trụ dài, thu được chất nhầy từ mũi.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh cần thực hiện đúng cách

Bước 4: Bạn hãy đặt lên miệng đầu còn lại của dụng cụ và hút. Lượng chất nhầy đi ra từ mũi bé tùy thuộc vào lực hút của bạn.

Bước 5: Khi hút mũi cho bé xong, bạn đem dụng cụ đi rửa thật kỹ càng bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó tiếp tục hút bên mũi còn lại cho bé với thao tác tương tự.

3/ Một số lưu ý

Khi thực hiện cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm, bạn nên nhớ rằng niêm mạc vùng mũi của trẻ còn rất mỏng và dễ tổn thương, khi thực hiện hút đờm trong mũi trẻ cần phải nhẹ nhàng và đúng cách hạn chế xây xát.

Dụng cụ hút mũi phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi sử dụng.

Sau khi hút mũi cho bé xong cần phải vệ sinh mũi họng trẻ nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.

Không thực hiện hút chất nhầy mũi quá 3 lần/ngày sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương, khiến trẻ dễ bị các bệnh đường hô hấp.

Không được tự hút mũi cho bé trực tiếp bằng miệng của mình bởi rất dễ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.

TRẺ SƠ SINH BỊ NGHẸT MŨI: MẸ NÊN LÀM GÌ?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khiến trẻ khó thở, thở khò khè, không ngủ được... Vậy mẹ cần làm gì để giải quyết tình trạng này? Dưới đây là một số cách làm hữu ích trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé!

Nếu thấy trẻ bị hắt hơi khi rửa mũi bằng nước muối, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi dung dịch vệ sinh vẫn đi vào khoang mũi bé, đồng thời việc hắt hơi cũng giúp đẩy chất nhầy trong mũi ra ngoài. Chỉ khi nào trẻ phản ứng mạnh thì cần dừng lại.

Nếu thực hiện cách hút mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên trong vòng 3 ngày mà vẫn không đỡ, tình trạng ngạt mũi, sổ mũi kéo dài thì lúc này bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Rất có thể bé mắc những bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm tiểu phế quản… cần được điều trị thích hợp.

Nguồn tham khảo: //medlatec.vn/tin-tuc/huong-dan-me-cach-hut-mui-tot-nhat-cho-be-yeu-s159-n18060

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải các căn bệnh đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, thở khò khè,… Khi đó, chất nhầy sẽ lấp đầy trong khoang mũi khiến trẻ vô cùng khó chịu. Do trẻ còn nhỏ nên việc tự hỉ mũi là điều không thể nên mẹ cần hỗ trợ để hút đờm cho trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ thực hiện phương pháp khai thông đường thở cho bé yêu một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Cùng Fitobimbi theo dõi nhé!

Khi nào cha mẹ cần hút đờm cho trẻ sơ sinh?

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, do đó rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài môi trường như thời tiết thay đổi, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá,… Từ đó trẻ dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó thường gặp nhất là cảm lạnh, cảm cúm làm xuất hiện tình trạng khó thở, ngạt mũi, sổ mũi,…

Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này đó là do sự sản sinh quá mức đờm nhớt, chất nhầy hoặc dị vật bị mắc tại khoang đường thở. Thông thường, đờm xuất hiện chủ yếu trong xoang mũi, cuối phổi, cây phế quản,… khiến đường thở bị tắc nghẽn, gây khó khó trong việc hô hấp, thở khò khè, đôi khi trẻ sẽ bị chảy nước mũi nhiều hơn.

Trẻ nhỏ thường xuyên bị nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở

Nếu đường thở không được thông thoáng, dịch đờm không được tống ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp. Lúc này, không đơn giản chỉ là triệu chứng khó thở, trẻ có thể sẽ bị suy hô hấp, gây nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy, hút đờm là phương pháp cần được thực hiện để tạo sự thông thoáng cho đường thở, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh còn nhỏ nên chúng chưa biết cách tự xì mũi hay khạc đờm ra ngoài. Do đó, bố mẹ cần nhờ đến sự trợ giúp của các dụng cụ hút mũi để tống đờm nhầy ra ngoài.

  • Cụ thể, mẹ nên hút mũi cho trẻ trong một số trường hợp dưới đây:
  • Trẻ dưới 2 tuổi bị nghẹt mũi, sổ mũi nhưng không có khả năng tự khác nhổ, hỉ đờm ra ngoài.
  • Trẻ bị khó thở, thở khò khè cần nhiều oxy để đảm bảo hô hấp
  • Trẻ bị cúm ngạt mũi, ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, viêm mũi dị ứng tăng tiết dịch đờm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,…
  • Trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ C có hiện tượng co giật, hôn mê hoặc khó thở.

Tuy vậy, việc thực hiện hút mũi cho trẻ cần xin ý kiến chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không nên áp dụng tại nhà.

Rửa mũi cho bé

Nếu trẻ chỉ bị nghẹt mũi ở mức độ nhẹ, dịch nhầy không quá đặc, thay vì chọn giải pháp hút mũi, mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý theo các bước sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa ở trên giường, kê chiếc khăn mỏng dưới đầu và ở cổ để thấm nước muối sinh lý trong lúc rửa mũi cho bé
  • Nhỏ khoảng 1-2 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Đợi vài phút để dịch được làm loãng.
  • Dùng khăn giấy hoặc tăm bông để vệ sinh lại mũi cho bé
  • Nhỏ và vệ sinh tương tự với bên mũi còn lại

Cách làm này có thể lặp lại 2 – 4 lần trong ngày đến khi bé hết dịch ứ đọng bên trong mũi. Trong quá trình rửa mũi cho bé, mẹ cần hết sức chú ý, dùng khăn mềm lau nhẹ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.

Dụng cụ hút đờm cho trẻ sơ sinh

Trước kia, khi bé bị sổ mũi hay ngạt mũi, nhiều bà mẹ thường dùng miệng để hút đờm cho con. Thế nhưng, cách thức này không được các chuyên gia khuyến khích. Bởi điều này có thể làm gia tăng sự lây nhiễm vi khuẩn từ khoang miệng của mẹ sang cho bé. Do đó, việc hút đờm cần có sự hỗ trợ từ các dụng cụ chuyên dụng. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dụng cụ có tính năng hút đờm cho trẻ khác nhau, mẹ nên lựa chọn sản phẩm có kích thước phù hợp để không gây tổn thương đến trẻ. Dưới đây là một số loại dụng cụ hút đờm được các mẹ ưa chuộng nhất:

  • Dụng cụ hút đờm dạng bầu, dùng tay để tạo lực hút
  • Dụng cụ hút đờm dạng chữ U, có bầu hút để tạo lực. Loại này thường được sử dụng khá phổ biến.
  • Loại máy hút đờm sử dụng pin hoặc điện, không cần dùng tay để tạo lực. Nhưng giá thành loại máy này khá cao.

Nguyên tắc vệ sinh mũi cho trẻ mẹ chớ quên

Trước khi tiến hành hút mũi cho trẻ, mẹ cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Bố mẹ không được ý thực hiện hút mũi cho bé nếu như chưa có sự đồng ý hoặc chỉ định từ bác sĩ.

Không lạm dụng việc hút mũi

Theo ThS.BS Trần Hữu Thắng [Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Tai mũi họng TW], việc rửa mũi cho bé chỉ nên tiến hành từ 2-3 lần/ngày. Nhiều cha mẹ khi trẻ hễ bị sổ mũi, nghẹt mũi lại hút mũi cho bé, điều này là không nên. Bởi áp dụng thường xuyên có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, ảnh hưởng khứu giác và chức năng hô hấp của bé.

Không được hút mũi bằng miệng

Nhiều mẹ lo lắng việc hút mũi cho bé bằng những dụng kể trên sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ nên thường dùng miệng để thực hiện

Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích mẹ áp dụng cách này để làm thông thoáng đường thở cho bé.

Hút mũi bằng miệng có thể tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn

Trong khoang miệng của mẹ có chứa rất nhiều vi khuẩn. Việc mẹ dùng miệng để hút mũi sẽ khiến vi khuẩn lây truyền trực tiếp sang cho bé. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ rất yếu không thể chống chọi được sự xâm nhập của các vi khuẩn này sẽ khiến bệnh tình ở trẻ ngày càng nặng hơn.

Không hút mũi cho trẻ vừa ăn no

Cha mẹ không nên thực hiện hút mũi khi bé vừa ăn no xong, bởi điều này sẽ dễ gây nôn trớ. Thời điểm lý tưởng để hút mũi là sau khi ăn 30’ hoặc khi bé đang ngủ.

Trường hợp bé đã được hút mũi liên tục trong 3 ngày nhưng vẫn không thấy thuyên giảm, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa khám. Bởi rất có thể bé đã mắc những bệnh nặng hơn như viêm phế quản, viêm phổi,…

Cách hút đờm cho trẻ sơ sinh

Hút đờm cho trẻ cần được thực hiện đúng cách, nếu không sẽ gặp phải hậu quả khó lường. Dưới đây là cách hút đờm cho bé theo từng loại dụng cụ:

Hút mũi cho bé bằng dụng cụ dạng ống bơm

Hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ dạng ống bơm
  1. Bước 1: Làm ẩm mũi trẻ bằng cách nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch nước muối sinh lý. Cố gắng để dung dịch ở yên trong mũi từ 30 – 40 giây để làm lỏng dịch nhầy. Mẹ không nên nhỏ mũi cho bé rồi không hút đờm, điều này sẽ khiến dịch mũi bị khô lại gây bít tắc đường thở hơn.
  2. Bước 2: Khi dịch mũi đã được hòa loãng, mẹ đặt bé nằm trên gối rồi dùng dụng cụ hút mũi cho bé. Lưu ý, dụng cụ hút mũi cần được tiệt trùng, lau khô trước khi dùng.
  3. Bước 3: Tay bóp nhẹ ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài, sau đó từ từ đặt trước bên mũi của trẻ.
  4. Bước 4: Nhẹ nhàng thả tay ra để tạo lực hút đờm mũi ra ngoài

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, mẹ không nên đặt ống bơm vào quá sâu. Điều này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi cho trẻ. Ngoài ra, nếu bé phản kháng hoặc tỏ ý không muốn mẹ thực hiện điều này thì cần ngừng ngay việc hút lại, bởi có thể khiến bé bị sặc, nôn trớ.

Sau khi hoàn thành xong 1 bên mũi, mẹ cần làm sạch ống bơm để loại bỏ hết chất nhầy bằng cách tiệt trùng bằng nước ấm. Dùng khăn giấy để lau khô phần đầu ống.

Với bên mũi còn lại, mẹ thực hiện tương tự như thao tác trên.

Sau 5 – 10 phút nếu bé vẫn còn hiện tượng nghẹt mũi, mẹ có thể thực hiện lại quá trình hút mũi một lần nữa cho đến khi bé khỏi. Nhưng lưu ý, thao tác này chỉ nên áp dụng cho bé từ 2 – 3 lần thôi nhé!

Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U

Kết cấu của dụng cụ hút mũi này bao gồm: bầu đựng chất nhầy thu được trong quá trình hút, ở phần trên của nó gắn 2 ống: 1 ống có đầu hình tròn gắn vào mũi bé, ống còn lại sử dụng để tạo lực hút.

Hút mũi cho bé bằng dụng cụ dạng chữ U

Cụ thể, cách hút mũi cho bé được thực hiện như sau:

  1. Bước 1: Làm ẩm mũi cho trẻ tương tự như cách trên
  2. Bước 2: Đặt đầu ống hút hình tròn vào một bên mũi của bé, đầu ống hút còn lại đặt lên miệng. Với thiết kế đặc biệt này, mẹ sẽ còn lo lắng việc chất nhầy mũi sẽ trôi vào miệng trong quá trình hút.
  3. Bước 3: Mẹ hút nhẹ để tạo lực hút chất đờm từ mũi bé ra ngoài. Lượng chất nhầy thu được sẽ tùy thuộc vào lực hút của bạn.
  4. Bước 4: Trước khi hút bên mũi còn lại, bạn nên vệ sinh dụng cụ bằng nước ấm hoặc dụng cụ sát trùng.

Máy hút đờm cho trẻ sơ sinh

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại máy hút đờm có loại chạy bằng pin, có loại chạy bằng điện, với nhiều tính năng vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, chúng chỉ khác nhau về cách thực hoạt động, về thiết kế cũng như cách sử dụng thì không khác biệt là mấy.

Hút đờm cho bé bằng máy hút cầm tay

Ưu điểm lớn nhất của máy hút đờm cho bé là mẹ không phải dùng lực để hút hoặc phải bóp, chỉ cần gắn đầu hút vào mũi, bật nút khởi động là được. Với tính năng ưu Việt, thiết kế đơn giản cho mẹ dễ dàng vệ sinh nên giá của dụng cụ này cũng không phải rẻ. Với những gia đình không có điều kiện, hãy nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mua máy hút đờm cho bé.

Cách sử dụng máy hút đờm như sau:

Máy hút mũi có thiết kế gồm 2 đầu hút, 1 nhỏ và 1 lớn. Đầu lớn thường được dùng khi chất nhầy ở thể đặc, rắn, còn đầu nhỏ dùng khi chất nhầy loãng, lỏng.

Mẹ hãy lựa chọn đầu hút thích hợp, gắn vào máy rồi đưa lên mũi trẻ. Sau đó bật nút hoạt động để máy thực hiện nhiệm vụ.

Sau khi máy hút xong, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi lại cho bé thật sạch.

Các loại máy hút đờm này thường tạo ra một lực hút ổn định, giúp hút đờm trực tiếp từ phế quản. Do đó, sau quá trình hút, đường thở của bé sẽ trở nên thông thoáng hơn, không còn hiện tượng nghẹt mũi nữa.

Tuy nhiên, cũng vì lực hút mạnh cùng với khả năng hút sâu từ mũi đến phế quản mà niêm mạc mũi của trẻ có thể bị tổn thương. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Do đó, trong y khoa, sử dụng máy hút đờm không được chỉ định cho những đứa trẻ có phản xạ sinh lý bình thường như ho, tỉnh táo,… hay nói cách khác là trường hợp không có nghiêm trọng. Máy hút đờm chỉ được đưa vào điều trị với những trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, mất phản xạ ho, mất ý thức

Nếu chưa thực sự cần thiết, bạn không nên tự ý dùng máy hút đờm để làm thông thoáng đường thở cho bé.

Có nên hút đờm, rửa mũi cho trẻ không?

Rửa mũi là một trong những phương pháp vệ sinh mũi đơn giản  giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới hô hấp. giảm nghẹt mũi, ngứa mũi khó chịu cho trẻ. Thế nhưng, rửa mũi cho trẻ chưa bao giờ là vấn đề đơn giản.

Nhiều cha mẹ khi thấy con bị ngạt mũi, tắc mũi thường sử dụng nước mũi sinh lý để làm sạch. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc rửa không đúng cách thì hại nhiều hơn lợi.

Theo ThS.BS Trần Hữu Thắng [Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Tai mũi họng TW], khi rửa mũi, trẻ có thể hít nước vào, luồng nước sẽ lên trên tai, kèm theo đó là đờm chứa vi khuẩn, gây hậu quả là viêm tai giữa. Nguy hiểm hơn trẻ cũng có thể bị sặc, gây tổn thương đường hô hấp dưới.

Bên cạnh đó, nếu rửa mũi quá nhiều còn làm mất đi lớp dịch tự nhiên bảo vệ niêm mạc mũi khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus. Một số loại nước rửa mũi chứa corticoid nếu cho trẻ dùng lâu còn có thể làm teo niêm mạc mũi, mất đi khả năng sinh kháng thể tự nhiên nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập.

Tóm lại, Theo quan điểm điều trị của Bác sĩ Trần Hữu Thắng không khuyến khích phụ huynh rửa mũi cho bé [nhất là khi bé còn quá nhỏ]. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc phun sương để làm ẩm niêm mạc.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về cách hút mũi cho trẻ sơ sinh. Trong nhiều trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, bố mẹ không thể tự xử lý có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được trợ giúp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bé yêu nhanh khỏi bệnh!

Video liên quan

Chủ Đề