Cách hấp cà rốt bằng nồi cơm điện

Cùng viết bởi Nhân viên của wikiHow

Tham khảo

X

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 3.678 lần.

Rau củ hấp là một món ăn dễ chế biến và giàu dinh dưỡng cho mọi gia đình. Bạn có thể hấp rau củ bằng nhiều cách mà không cần những dụng cụ làm bếp đặc biệt. Để chuẩn bị món rau củ hấp cho một bữa tối ngon miệng, bổ dưỡng và đầy màu sắc, bạn chỉ cần một chiếc nồi hấp, chảo có vung hoặc một chiếc bát dùng cho lò vi sóng.

Các bước

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:
Chọn và sơ chế rau củ

  1. 1
    Chọn rau củ. Về nguyên lý thì bạn có thể hấp tất cả các loại rau củ, tuy nhiên một số loại rau củ hấp lên sẽ ngon hơn các loại khác và mỗi loại lại cần thời gian hấp khác nhau. Bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, măng tây, hoa atisô và quả đỗ xanh là các loại rau cần thời gian hấp trung bình và khi hấp lên đều rất ngon. Nếu muốn sáng tạo thì bạn có thể hấp cả khoai tây hoặc củ cải nữa! Bạn có thể tham khảo thời gian thời gian hấp cho các loại rau củ dưới đây:[1]
    • Măng tây: 7 đến 13 phút, hoặc 4 đến 7 phút nếu cắt thành từng khúc ngắn.
    • Bông cải xanh: phần thân từ 8 đến 12 phút, phần bông từ 5 đến 7 phút.
    • Cà rốt: từ 7 đến 12 phút tùy vào kích cỡ và cách thái.
    • Súp lơ: phần bông từ 5 đến 10 phút
    • Bắp ngô: từ 7 đến 10 phút.
    • Đỗ xanh: 5 đến 7 phút[2]
    • Khoai tây thái lát: 8 đến 12 phút
    • Rau chân vịt: 3 đến 5 phút.
  2. 2
    Rửa sạch rau củ trước khi hấp. Trước khi chế biến, rau củ cần được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu. Hãy rửa rau củ bằng nước lạnh sạch sau đó thấm khô chúng bằng khăn giấy.[3]
    • Bạn nên dùng bàn chải sạch để cọ rửa các loại rau củ có vỏ dày như khoai tây và cà rốt.
    • Một số loại rau, chẳng hạn như súp lơ và cải bắp có rất nhiều ngóc ngách nơi bụi bẩn và vi khuẩn có thể ẩn nấp. Do vậy, hãy ngâm các loại rau này trong nước lạnh khoảng 1-2 phút sau đó rửa lại.
    • Bạn có thể dùng các loại nước rửa rau củ quả nếu muốn, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng làm vậy không hiệu quả hơn là mấy so với việc rửa rau củ bằng nước sạch.
  3. 3
    Thái hoặc xắt nhỏ rau củ nếu cần. Có những loại rau chỉ cần lấy ra khỏi tủ lạnh, rửa sạch và cho vào chảo là xong, một số khác lại cần sơ chế thêm một chút. Các loại rau củ to khi thái nhỏ thì hấp sẽ nhanh chín hơn. Với các loại rau có cuống, hạt, lá hoặc lớp vỏ ngoài dày thì bạn cần loại bỏ các bộ phận này trước khi nấu.[4]
    • Cà rốt càng cắt nhỏ sẽ càng nhanh chín, súp lơ và khoai tây cũng vậy.
    • Một số loại rau, chẳng hạn như măng tây sẽ cần sơ chế kỹ hơn. Ví dụ, bạn cần cắt bớt phần cuống già; với những ngọn măng dày, nếu bạn bóc sơ qua lớp vỏ ngoài trước khi hấp thì khi chín măng sẽ mềm hơn.[6]

    Lời khuyên: Hầu hết các loại rau không cần phải gọt vỏ trước khi nấu. Trên thực tế, nhiều loại vỏ rau chứa nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng và giúp tăng thêm hương vị cho rau củ. Bạn chỉ nên gọt vỏ các loại rau củ có vỏ cứng hoặc bẩn.[5]

  4. 4
    Phân loại rau củ dựa vào thời gian hấp. Vì khi hấp, một vài loại rau củ lâu chín hơn các loại khác nên bạn cần phân loại chúng. Làm vậy sẽ giúp rau chín đều, tránh tình trạng một số thì mềm và nhũn quá còn một số lại cứng và sống ở giữa. Bạn có thể hấp nhiều loại rau cùng nhau, tuy nhiên cần để riêng chúng trong nồi hấp để có thể lấy những loại rau nhanh chín hơn ra trước.[7]
    • Ví dụ, khoai tây lâu chín hơn đỗ xanh rất nhiều, do vậy tốt hơn hết là bạn không nên để lẫn chúng vào nhau.
    • Bạn cũng có thể rút ngắn thời gian hấp các loại rau củ dày và lâu chín bằng cách thái miếng nhỏ..

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:
Dùng nồi hấp

  1. 1
    Đun nước trong nồi hấp. Bật bếp to và đun sôi 2 cốc [ 0,5 L] nước. Khi nước bắt đầu sôi, bạn sẽ đậy vung nồi lại để nhiệt độ trong nồi tăng lên.[8]
    • Bạn chỉ cần đậy vung lên nồi hấp bên trên [nồi bên dưới đựng nước] giống như dùng nồi cách thủy.
    • Lượng nước cần dùng nhiều hay ít tùy thuộc vào kích cỡ của nồi hấp. Theo nguyên tắc chung thì lượng nước trong nồi bên dưới cần sâu từ 2,5 đến 5 cm và không chạm đến rau củ trên giá hấp.
  2. 2
    Cho rau củ vào nồi hấp. Khi nước bắt đầu sôi và bốc hơi, cho rau củ đã sơ chế và nồi hấp, đậy vung nồi lại và giảm nhiệt về mức trung bình.[9]
    • Nếu hấp nhiều loại rau củ khác nhau, bạn nhớ để riêng từng loại để khi rau chín có thể dễ dàng lấy ra, loại nào chín trước thì lấy ra trước.
    • Để tay không bị bỏng hơi nước, hãy đổ rau trực tiếp từ bát vào nồi hấp thay vì dùng tay. Bạn cũng có thể bảo vệ tay bằng cách dùng găng tay làm bếp hoặc khăn lót tay.

    Bạn có biết? Trên thị trường có rất nhiều loại nồi hấp khác nhau. Một số loại nồi hấp có nhiều tầng, cho phép bạn dễ dàng hấp riêng các loại rau củ lâu chín và nhanh chín.

  3. 3
    Hấp rau một vài phút. Sau khi cho rau vào nồi hấp, bạn hãy để yên, đợi một vài phút cho rau chín và chỉ mở nồi ra để kiểm tra khi gần hết thời gian hấp tham khảo tối thiểu.[10]
    • Nếu sợ quên thời gian, bạn có thể đặt hẹn giờ. Với các loại rau nhanh chín nhất thì bạn có thể kiểm tra rau sau khi hấp khoảng 3 phút.
  4. 4
    Dùng dao hoặc nĩa chọc thử xem rau củ đã chín chưa. Khi cảm thấy rau sắp chín, bạn có thể mở nồi hấp và chọc thử phần rau dày nhất bằng dao hoặc nĩa. Nếu có thể chọc xuyên qua dễ dàng thì rau đã chín. Nếu không, hãy hấp thêm khoảng 1-2 phút sau đó kiểm tra lại.[11]
    • Rau củ thái nhỏ khi hấp sẽ nhanh chín hơn và một số loại rau cũng nhanh chín hơn các loại khác. Ví dụ, đỗ xanh, bông súp lơ hoặc ngọn măng tây sẽ nhanh chín hơn khoai tây hoặc cà rốt bao tử.
  5. 5
    Lấy rau củ mềm ra trước. Nếu bạn hấp nhiều loại rau củ với các kích cỡ khác nhau thì loại nào chín trước hãy lấy ra trước và tiếp tục hấp các loại còn lại. Bạn có thể dùng kẹp gắp hoặc muôi có lỗ lấy rau ra khỏi nồi hấp để tránh bị bỏng. Khi rau chín, hãy gắp rau ra đĩa có nắp để giữ nhiệt.
    • Nếu các loại rau cùng chín một lúc thì bạn có thể nhấc cả giá hấp ra khỏi nồi và đổ rau củ ra bát hoặc đĩa. Hãy dùng găng tay làm bếp hoặc khăn lót để bảo vệ tay.
    • Nhiều loại rau củ sẽ có màu sắc bắt mắt hơn khi nấu chín.[12]
    • Tất nhiên, nếm thử chắc chắn là bước quan trọng nhất. Rau hấp chín đạt yêu cầu cần có độ mềm vừa phải chứ không mềm nhũn.
  6. 6
    Thêm gia vị và thưởng thức. Sau khi lấy hết rau hấp ra đĩa, bạn có thể cho thêm dầu ô liu, muối, hạt tiêu và vắt thêm một ít nước chanh để tăng thêm hương vị.[13] Món rau hấp của bạn đã sẵn sàng.
    • Rau củ hấp dùng chung với các loại thịt đều rất ngon, bạn cũng có thể ăn kèm với phô mai hoặc nước sốt thảo mộc, hoặc dùng không cũng được. Bản thân rau củ hấp rất tốt cho sức khỏe nên bạn không nên thêm quá nhiều gia vịrau củ hấp không cũng đã đủ ngon và bổ dưỡng rồi!

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:
Dùng chảo có vung

  1. 1
    Chọn chảo có độ sâu phù hợp. Bạn cần dùng chảo đủ lớn và có vung đậy vừa vặn để giữ hơi nước bên trong. Lý tưởng nhất là khi cho rau củ vào chảo, lượng rau củ chỉ đầy đến khoảng ¾, chừa lại ¼ diện tích cho hơi nước và lượng hơi nước ngưng tụ dưới vung.
    • Nếu nấu các loại rau củ to, tốt nhất bạn nên dùng chảo sâu lòng, Tuy nhiên, với các loại rau củ nhỏ hơnchẳng hạn như búp măng tây hoặc bông cải xanh thì bạn có thể dùng chảo rán to có vung cũng được.[14]
  2. 2
    Đổ nước vào nồi [mực nước khoảng 1,5 cm]. Lượng nước này vừa đủ để tạo ra hơi nước mà không làm mất dưỡng chất trong rau củ. Lớp nước mỏng này cũng sẽ giúp rau củ dưới đáy chảo không bị cháy.
    • Nếu vung chảo không đủ khít để giữ lại toàn bộ lượng hơi nước thì bạn cần dùng nhiều nước hơn một chút. Hãy thử một ài lần cho đến khi xác định được lượng nước phù hợp nhất.
  3. 3
    Xếp từng lớp rau củ vào chảo dựa trên thời gian hấp. Nếu hấp cùng lúc nhiều loại rau củ, hãy xếp loại lâu chín hơn xuống đáy chảo và loại nhanh chín hơn lên trên. Như vậy bạn sẽ dễ dàng lấy rau củ chín nhanh hơn ra trước.
    • Ví dụ, bạn có thể xếp một lớp khoai tây xuống đáy, sau đó là một lớp súp lơ ở giữa và măng tây ở trên cùng.
  4. 4
    Đậy vung và bật lửa vừa. Khi đã xếp xong các loại rau củ, đậy vung chảo cẩn thận và bật bếp. Bạn nên để lửa vừa thay vì lửa lớn, thỉnh thoảng thử chạm vào vung để kiểm tra lượng nhiệt. Nếu vung nóng không thể chạm vào được thì tức là nước đã sôi và đang bốc hơi.
    • Nhớ không mở vung kiểm tra để tránh làm thoát hơi nước và gián đoạn quá trình hấp.
    • Để tránh bị bỏng tay do vung chảo nóng, bạn nên chọn chảo có vung bằng thủy tinh để dễ theo dõi lượng nước và hơi nước bên trong. Nếu muốn, bạn cũng có thể hé vung ra thật nhanh để xem có hơi nước thoát ra không.
  5. 5
    Vặn nhỏ lửa và hẹn giờ đợi rau chín. Khi nước bắt đầu sôi và bốc hơi, bạn chỉ cần vặn nhỏ lửa và đợi đủ thời gian hấp tham khảo cho từng loại rau và kích cỡ, sau đó kiểm tra độ chín bằng cách dùng mũi dao xuyên qua phần dày nhất của rau củ.
    • Rau hấp cần vừa mềm, vừa giòn, có màu sắc tươi sáng và bắt mắt.
    • Nếu rau chưa chín, hãy đậy vung lại và hấp thêm 1-2 phút sau đó thử lại.
  6. 6
    Bắc nồi xuống và bày rau ra đĩa. Khi rau chín, bày rau ra đĩa và thưởng thức theo ý thích. Ví dụ, bạn có thể thêm sốt, dầu ô liu và một chút gia vị. Rau củ hấp có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với các món chính.
    • Để tránh bị bỏng tay, hãy dùng kẹp gắp hoặc muôi có lỗ để vớt rau. Nếu các loại rau chín cùng lúc, bạn có thể dùng găng tay làm bếp hoặc khăn lót để nhấc cả chảo lên và đổ rau ra rổ.
    • Nếu các loại rau không chín cùng lúc thì bạn nên để các loại nhanh chín hơn ra đĩa hoặc bát và đậy lại để rau không bị nguội trong khi chờ các loại rau còn lại chín tiếp.

    Lời khuyên: Khi hấp rau bằng cách này, lượng nước dư lại trong chảo sẽ không nhiều. Bạn có thể cho nước này vào với nước hầm rau củ hoặc dùng tưới cho cây cối trong nhà-chúng sẽ nhận được thêm một lượng dinh dưỡng đáng kể!

Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:
Dùng lò vi sóng

  1. 1
    Cho rau củ và một ít nước vào bát dùng trong lò vi sóng. Bạn không cần dùng nhiều nước nếu hấp rau bằng lò vi sóng, thậm chí có thể chỉ rửa rau, không cần để ráo mà cho thẳng vào bát để hấp.[15]
    • Nhìn chung, bạn chỉ cần 2-3 thìa súp [30-50ml] nước để hấp khoảng 0,5 kg rau củ.[16] Với các loại rau củ dày thì có thể sẽ cần nhiều nước hơn.
    • Nhiều người sành dùng lò vi sóng khuyên rằng bạn chỉ cần cho rau vào một chiếc đĩa và phủ lên trên 3 chiếc khăn ướt là đã có đủ độ ẩm cần thiết để hấp rau.[17]
  2. 2
    Dùng màng bọc thực phẩm bọc lên bát, để hở một chút ở cạnh. Bạn sẽ bọc màng bọc thực phẩm lên miệng bát và gập một góc màng bọc lên để tạo một lỗ thoát hơi nhỏ. Màng bọc sẽ giúp giữ nhiệt và độ ẩm trong bát đồng thời cho phép một lượng nhỏ hơi nước thoát ra ngoài. Bạn nhớ dùng loại màng bọc thực phẩm dùng được cho lò vi sóng.[18]
    • Trừ một góc được để hở giống như lỗ thông hơi thì tất cả các chỗ còn lại của chiếc bát cần được bọc kín để giữ nhiệt.
    • Hoặc bạn cũng có thể dùng một chiếc đĩa sứ úp lên trên hoặc dùng một chiếc vung có lỗ thông hơi vừa với chiếc bát.
  3. 3
    Hấp rau ở nhiệt độ cao khoảng 2,5 phút. Nếu rau chưa chín, bạn có thể tiếp tục hấp thêm khoảng 1 phút nữa. Mỗi loại rau có thời gian chín khác nhau và mỗi loại lò vi sóng cũng có những đặc điểm khác nhau. Bạn có thể bắt đầu kiểm tra rau sau 1 hoặc ½ phút.[19]
    • Thời gian hấp phụ thuộc vào cả loại rau củ và công suất của lò vi sóng. Một số loại rau củ chỉ cần hấp khoảng một vài phút là chín, một số loại khác lại cần hấp lâu hơn.
    • Khi chín, rau củ vẫn sẽ chắc nhưng bạn có thể dễ dàng dùng dao xuyên qua.

    Bạn có biết? Trái với quan niệm thông thường, hấp bằng lò vi sóng sẽ không làm giảm hàm lượng dinh dưỡng có trong rau củ. Trên thực tế thì hấp rau bằng lò vi sóng là một trong những cách tốt nhất giúp duy trì hàm lượng dinh dưỡng giá trị đó, trái với các phương pháp chế biến khác, chẳng hạn như luộc, nấu bằng nồi áp suất hoặc chiên xào![20]

  4. 4
    Thưởng thức khi rau còn nóng. Hãy bỏ lớp màng bọc thực phẩm vào thùng rác, bày rau củ ra đĩa, thêm một chút gia vị hoặc nước sốt và thưởng thức thôi!
    • Nếu muốn, bạn có thể ướp rau củ với một ít bơ hoặc xì dầu trước khi hấp. Khi rau chín, thêm muối, tiêu hoặc các loại gia vị yêu thích.[21]
    • Hãy cẩn thận khi mở lớp màng bọc thực phẩm hoặc vung nồi vì khi làm vậy rất nhiều hơi nước nóng sẽ thoát ra.

Lời khuyên

  • Rau củ hấp vắt thêm một chút nước chanh sẽ rất ngon.
  • Tất cả các loại rau củ hấp chín đều có thể hấp lại bằng nhiều cách, chẳng hạn như xào hoặc hấp lại bằng lò vi sóng. Bạn có thể bảo quản rau củ hấp thừa lại khoảng 3-4 ngày trong tủ lạnh.
  • Bạn có thể tham khảo bài viết How to Steam Vegetables without a Steamer [Cách để hấp rau củ mà không cần nồi hấp] để tìm hiểu nhiều cách hấp rau củ khác khi không có dụng cụ phù hợp.

Những thứ bạn cần

Dùng nồi hấp

  • Nồi hấp [nồi chuyên dụng hoặc tự chế]
  • Dao

Dùng chảo có vung

  • Chảo có vung
  • Dao hoặc dĩa [để kiểm tra độ chín]

Dùng lò vi sóng

  • Bát dùng cho lò vi sóng
  • Màng bọc thực phẩm
  • Lò vi sóng
Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề