Cách dẫn cao độ bằng máy thủy bình

Đo cao độ của một điểm là một công tác vô cùng cần thiết trên các công trình xây dựng cũng như các công tác đo vẽ dáng của địa hình như vẽ đường bình độ thể hiện bề mặt của địa hình, hay các công tác đo cao độ để lấy số liệu trong san lấp mặt bằng công trình. Nguyên lý đo cao độ chính là đo cao hình học dựa vào tia ngắm ngang. Tất cả các dòng máy thủy bình cơ nói chung như Nikon, Sokkia, Topcon, Leica thì đều có chung một nguyên lý đọc số trên mia để bạn có thể thu được giá trị chênh cao dựa vào số đọc trên mia đặt tại các điểm đó để từ đó có cao độ điểm gốc bạn có thể tính toán ra cao độ của các điểm chi tiết một cách chuẩn xác nhất và cách sử dụng máy thủy bình Leica cũng tuân theo các nguyên lý chung như vậy bạn có thể tham khảo bài viết này để tìm hiểu về phương pháp đo của cách sử dụng máy thủy bình cơ nói chung hiện nay

Bạn có thểm tham khảo video các sử dụng máy thủy chuẩn nhanh chóng

Chúng tôi luôn mong muốn mang tới những hướng dẫn chi tiết sản phẩm  

Sau đây Tracdiapro.com xin giới thiệu cách đo cao bằng may thuy binh, một thiết bị có thiết kế nhỏ gọn nhưng thuận tiện trên công trình xây dựng ngày nay và được các kỹ sư trắc đạc tin dùng và được coi như người bạn đồng hành trên mọi công trình xây dựng. Một lưu ý quan trọng đó chính là trước khi đo đạc thì cần phải kiểm tra sai số góc I máy thủy bình để đảm bảo rằng số đọc trên thiết bị này có độ tin cậy và độ chính xác cao nhất trên những địa hình khác nhau hay nhưng thay đổi bề mặt đất cung quanh.

Và đưa ra các giá trị chênh cao giữa các điểm trên thực địa một cách chuẩn xác và nhanh chóng nhất. Trong quá trình đo đạc với các thiết bị máy móc trắc địa này bạn cần kiểm tra các sai số của máy xem có bị ảnh hưởng và sai lệch như nào không thì mới bắt đầu tiến hành đó đạc với các thiết bị máy thủy chuẩn này để các kết quả đo được có độ chính xác và độ ổn định cao nhất

Đo cao độ bằng máy thủy bình là một công tác dẫn truyền cao độ từ một điểm gốc về các điểm tham chiếu xung quanh theo phương pháp tia ngắm nằm ngang của ống kính để xác định chênh cao giữa hai điểm qua một thiết bị phụ trợ là mia nhôm 5m

Các bước đo cao độ bằng máy thủy bình

Nguyên lý của đo cao độ bằng máy thủy chuẩn là phương pháp đo cao hình học

Bước 1: Chọn vị trí đặt máy

Đặt máy thủy chuẩn tại vị trí bất kỳ trên mặt sàn hay nơi cần đo đạc, vị trí đặt máy tốt nhất là cao hơn vị trí của mốc gốc [ mốc độ cao chuẩn để chuyền cao độ, mốc này ở vị trí chắc chắn không bị ảnh hưởng của các điều kiện của thực địa bên ngoài]. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này bạn đọc có thể tham khảo bài viết máy thủy bình là gì

Bước 2: Cân máy

Chọn vị trí đặt máy có nền chắc chắn không bị sụt lún đặt chân máy sao cho mặt chân máy ở vị trí ngang bằng nhất. Gá máy lên chân máy và tiến hành cân bằng máy. Đầu tiên chúng ta sẽ đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho nó nằm trên đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy, vận 2 ốc trên đế máy vặn hai ốc này cùng chiều nhau để đưa bọt nước tròn vào vị trí cân bằng sau đó dùng ốc thứ 3 điều chỉnh sao cho bọt nước này vào vị trí cân bằng chính xác. Chúng ta có thể cân máy vào vị trí cao độ gốc cho trước hoặc có thể cân máy vào vị trí bất kỳ sau đo độ cao các điểm sau này sẽ cộng hoặc trừ đi giá trị đọc được trên mia khi đặt ở mốc gốc này [ Nếu vị trí đặt máy thấp hơn mốc thì sẽ cộng thêm vào còn nếu cao hơn thì sẽ trừ đi giá trị này- giá trị này ký hiệu là a]

Bước 3: Bắt đầu đo đạc

Đầu tiên chúng ta sẽ ngắm vào mia [ mia là một thước cúng có khắc vạch và ghi số].

Tiến hành điều quang để sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm của máy thủy chuẩn cho hình ảnh rõ dàng nhất. Khi đọc số đọc trên mia thì sẽ có 2 số đọc ghi số trên mia là hàng m và hàng dcm, còn 2 số đọc ghi trên chứ E là hàng cm và hàng mm, cứ mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 10mm. Ví dụ như hình trên thì số đọc trên mia là 1090mm vì chỉ giữa của máy bắn cao độ đang ở vị trí này

Bước 4: Tính cao độ

Giả sử ký hiệu độ cao của mốc gốc là 1000[mm], số đọc trên mia ở điểm cần xác định cao độ như ví dụ trên là 1090[mm]. Còn số đọc trên mia khi đặt mia ở mốc cao độ cho trước và số đọc này được ký hiệu là a như trên.

Cao độ tại điểm cần biết= Mo+ số đọc trên mia tại mốc độ cao gốc- số đọc trên mia tại điểm cần biết cao độ.

Sau đó di chuyển mia đến các vị trí khác và cũng tiến hành đọc số tương tự ta sẽ thu được các giá trị cao độ.

Ngoài ra trước khi tiến hành đo đạc bạn có thể tham khảo bài viết cách kiểm nghiệm và hiệu chỉnh

Công tác đo cao độ phục vụ việc đo đạc tính toán khối lượng đào đắp trong đo đạc công trình xây dựng nhà hay cac công tác đo đạc công trình đường

Ứng dụng nổi bật của thiết bị này đó chính là bố trí cao độ thiết kế ra thực địa một cách chính xác và đạt độ tin cậy cao nhất trên những công trình

Công tác dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình là một việc không thể thiếu trong công tác đo đạc. Máy thủy bình điện tử giúp công tác dẫn mốc cao độ diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, nhân công và chi phí mà vẫn đạt độ chính xác cao nhất. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình và một số lưu ý trong công tác thực hiện tại thực địa.

Lưới cao độ quốc gia là cơ sở để dẫn mốc cao độ

Tại Việt Nam, lưới độ cao quốc gia là lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc, được đo theo phương pháp đo cao hình học, là cơ sở để xác định độ cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và nghiên cứu khoa học. Lưới độ cao quốc gia được xây dựng theo trình tự hạng I, II đến III, IV phục vụ cho các mục đích khác nhau. Mực chuẩn “0” lấy theo mực nước biển trung bình tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu, Hải Phòng.

Hình 1. Bảng chiều dài tối đa đường độ cao theo cấp hạng [km]

Trong đó, điểm tựa là điểm độ cao hạng cao hoặc cùng hạng đã có từ trước mà điểm đầu hoặc điểm cuối đường độ cao được đo nối vào. Điểm nút là giao điểm ít nhất của 3 đường độ cao cùng cấp hạng.

Hình 2. Bảng quy định giới hạn sai số khép vòng độ cao theo cấp hạng [mm].

Cách dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình

Công tác dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

  • Thu thập tài liệu gốc và số liệu gốc
  • Thiết kế lưới độ cao
  • Khảo sát và chọn điểm trên các đường độ cao
  • Xây mốc độ cao
  • Lựa chọn máy móc và thiết bị
  • Tiến hành đo ngắm
  • Ghi sổ đo ngoại nghiệp
  • Xử lý số liệu, tính toán kết quả bình sai
  • Báo cáo tổng kết và nộp thành quả.

1. Thu thập tài liệu gốc và số liệu gốc

Sau khi xác định được khu vực đo đạc, có thể liên hệ Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam để được trích lục hoặc cung cấp thông tin mốc và số liệu cao độ nhà nước theo quy định.

2. Thiết kế lưới độ cao

  • Quá trình thiết kế lưới độ cao được chia làm 3 bước: Thiết kế sơ bộ – Khảo sát thực địa – Thiết kế chính thức.
  • Các đường độ cao được thiết kế trên bản đồ cần phải thỏa mãn các điều kiện sau: Đường có độ dốc nhỏ nhất để có số trạm đo ít nhất; đường dễ đi nhất để thuận tiện cho đo ngắm và vận chuyển.
  • Điểm đầu và cuối các đường độ cao phải nối vào các điểm độ cao cũ [gọi là điểm tựa] hạng cao hơn hoặc cùng hạng.

3. Khảo sát, chọn điểm trên các đường độ cao

Khi chọn các đường đo phải tránh đường độ cao qua các vùng đất xốp, đầm lầy, bãi cát, qua sông lớn, hồ ao, khe núi và vật chướng ngại khác.

4. Xây mốc độ cao

Vị trí chọn chôn mốc các điểm độ cao phải ổn định, lâu dài có nền vững chắc, thuận tiện cho việc đo ngắm.

5. Lựa chọn máy móc và thiết bị

Lựa chọn thiết bị đo đúng theo yêu cầu kỹ thuật đo chênh cao các cấp hạng, thiết bị phải được kiểm tra và kiểm nghiệm hiệu chuẩn trước khi đo đạc.

  • Hạng I: Máy thủy chuẩn quang cơ với mia invar 3m, máy thủy chuẩn điện tử có bộ mia mã vạch và phải thỏa mãn điều kiện sai số trung phương ngẫu nhiên của chênh cao trung bình đo đi đo về trên 1 km không được vượt quá 0.50 mm. Hệ số phóng đại của ống ngắm từ 40 lần trở lên [thủy chuẩn điện tử từ 30 lần trở lên].
  • Hạng II: Máy thủy chuẩn quang cơ với mia invar 3m, máy thủy chuẩn điện tử với mia mã vạch, máy thủy chuẩn cân bằng tự động và phải thỏa mãn điều kiện sai số trung phương ngẫu nhiên của chênh cao trung bình đo đi đo về trên 1 km không được vượt quá 0,50 mm. Hệ số phóng đại của ống ngắm từ 35 ÷ 40 lần trở lên [máy thủy chuẩn điện tử từ 30 lần trở lên].
  • Hạng III: Máy chuẩn tự cân bằng, máy thủy chuẩn điện tử hoặc máy quang cơ có hệ số phóng đại của ống ngắm từ 24 lần trở lên, lưới chỉ chữ thập có ba chỉ ngang.
  • Hạng IV: Máy chuẩn tự cân bằng, máy thủy chuẩn điện tử hoặc máy quang cơ có hệ số phóng đại của ống ngắm từ 24 lần trở lên, lưới chỉ chữ thập có ba chỉ ngang, trường hợp đặc biệt có thể sử dụng mia 4m một mặt số.

Hình 3. Một số loại máy thủy bình điện tử và thủy bình tự động.

6. Tiến hành đo ngắm

  • Hạng I: Đo chênh cao hạng I phải đo đi và đo về theo hai hàng cọc dựng mia [Đối với máy thủy chuẩn điện tử đo theo 1 hàng mia]. Hàng bên phải tạo thành đường bên phải, hàng bên trái tạo thành đường bên trái theo hướng đo. Đọc số trên máy theo phương pháp chập đọc.
  • Hạng II: Đo chênh cao hạng II phải tiến hành đo đi và đo về theo một hàng cọc dựng mia hoặc mia được dựng trên đế mia bằng sắt. Đọc số trên máy theo phương pháp chập đọc.
  • Hạng III: Đường đo cao hạng III phải đo đi và về, dùng phương pháp chỉ giữa của máy, đối với máy có bộ đo cực nhỏ và mia inva thì dùng phương pháp chập đọc.
  • Hạng IV: Đường độ cao hạng IV gối đầu lên hai điểm hạng cao hơn hoặc tạo thành vòng khép kín, chỉ đo theo một chiều. Đối với các đường nhánh phải đo đi và đo về, hoặc đo một chiều theo hai hàng mia hoặc một hàng mia nhưng phải thay đổi độ cao máy ít nhất là 2 cm.
  • Ghi chép đầy đủ tên từng trạm máy, số đọc mia chỉ trên giữa dưới hoặc lưu trữ dữ liệu vào bộ nhớ máy đối với máy thủy bình điện tử.

7. Xử lý số liệu, tính toán kết quả bình sai và báo cáo tổng kết

  • Thu thập, đánh giá tài liệu đo độ cao trên cơ sở sai số khép đường độ cao không được vượt quá giới hạn cho phép.
  • Tiến hành tính toán khái lược toàn bộ các đường đo.
  • Tính số cải chính độ cao chuẩn cho tất cả các đoạn đo độ cao và chuyển độ cao đo được về hệ độ cao chuẩn.
  • Thực hiện bình sai và đánh giá độ chính xác của mạng lưới theo phương pháp bình phương nhỏ nhất.
  • Biên tập chỉnh lý thành quả và hệ thống hóa tài liệu.
  • Lập bảng thành quả độ cao sau bình sai.
  • Báo cáo thuyết minh kỹ thuật kết quả bình sai.

Hình 4. Công tác dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình điện tử Trimble Dini tại thực địa.

Một số văn bản quy định tham khảo:

  • QCVN 11:2008/BTNMT: QUI CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG LƯỚI ĐỘ CAO
  • 68/2015/TT-BTNMT: QUI ĐỊNH KỸ THUẬT ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về công tác dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Công Ty TNHH Đất Hợp để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ tận tình và chu đáo! HOTLINE LIÊN HỆ: 0903 825 125.

>> Xem thêm: Quan trắc lún công trình bằng máy thuỷ bình

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: [028].3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email:
Website: //dathop.com/  –  //dathop.com.vn/
Fanpage: //www.facebook.com/congtydathop

Video liên quan

Chủ Đề