Cách chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh

1. Giãn mạch thừng tinh là gì?

Thừng tinh là một ống đi từ mỗi tinh hoàn lên phần dưới ổ bụng, trong thừng tinh chứa các ống dẫn tinh, các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch nằm trong thừng tinh bị giãn nở, trở nên lớn hơn và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Giãn mạch thừng tinh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, tuy nhiên giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái thường gặp hơn.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do các van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu hoạt động không tốt. Đây là các van một chiều, mở ra cho máu chảy về tim và đóng lại khi dòng máu chảy chậm để ngăn không cho máu chảy ngược về. Khi có sự suy yếu hệ thống các van tĩnh mạch, thì máu có thể chảy ngược về do tác động của trọng lực gây ứ đọng và giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp khi xuất hiện một sự tắc nghẽn tĩnh mạch lớn ở vùng bụng, như một khối u của thận phát triển gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch nhỏ hơn trong bìu gây giãn tĩnh mạch, tuy nhiên trường hợp này hiếm gặp và thường chỉ gặp ở nam giới hơn 40 tuổi.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

2. Cách phân loại giãn mạch thừng tinh

Phân loại theo Dubin [1970] giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 mức độ theo thăm khám lâm sàng như sau:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Không phát hiện được trên lâm sàng, chỉ chẩn đoán qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp mạch máu...

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Khi thực hiện nghiệm pháp Valsava thì sờ thấy búi tĩnh mạch thừng tinh giãn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khi người bệnh trong tư thế thẳng đứng sờ thấy búi tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Khi người bệnh thẳng đứng, nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Dù người bệnh đứng hay nằm cũng dễ dàng nhìn thấy búi.

Khi thăm khám qua siêu âm, bệnh nhân được chẩn đoán là giãn mạch thừng tinh khi đường kính tĩnh mạch tinh > 2.5mm, trong các trường hợp kín đáo thì thường phối hợp với nghiệm pháp Valsalva để đánh giá. Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 là trường hợp thường gặp trên lâm sàng, khi các tĩnh mạch đã nổi rõ dưới vùng da bìu và bệnh nhân thường có triệu chứng đau tinh hoàn.

3. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có bắt buộc điều trị?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi được do tĩnh mạch đã giãn ra thì không thể tự phục hồi. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể là nguyên nhân gây vô sinh do các nguyên nhân sau:

Máu ứ đọng lại trong các tĩnh mạch gây tăng nhiệt độ trong bìu, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng từ đó làm giảm khả năng sinh sản.

Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở độ tuổi thiếu niên, thì tinh hoàn ở bên tĩnh mạch thừng tinh bị giãn thường phát triển kém hơn bình thường. Tinh hoàn nhỏ có thể góp phần tăng nguy cơ vô sinh.

Tuy nhiên, phần lớn nam giới bị giãn mạch thừng tinh không bị vô sinh, trên thực tế nhiều nam giới giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 vẫn có nhiều con và có tới 85% nam giới trưởng thành bị giãn mạch thừng tinh nhưng không liên quan đến vấn đề vô sinh. Nếu giãn mạch thừng tinh không gây ra các triệu chứng như đau tinh hoàn, teo nhỏ tinh hoàn hoặc các vấn đề về sinh sản thì không nên điều trị. Theo các khuyến cáo hiện nay, giãn mạch thừng tinh chỉ nên điều trị khi:

Khi thăm khám thấy rõ các búi giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Khi làm tinh dịch đồ thấy số lượng tinh trùng thấp, bệnh nhân đã vô sinh trên hai năm.

Vô sinh nhưng không giải thích được.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ nên điều trị trong trường hợp vô sinh không giải thích được

4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chữa khỏi được không?

Trong các trường hợp bệnh được chỉ định điều trị, tùy theo mức độ của bệnh, các trường hợp nhẹ có thể điều trị nội khoa, các trường hợp nặng hơn thường được chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh như: phẫu thuật thông thường, phẫu thuật qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật vi phẫu, làm tắc các mạch bằng bóng hay vòng xoắn... trong đó phẫu thuật vi phẫu [hình thức mổ bằng kính hiển vi] được áp dụng phổ biến, do an toàn, hiệu quả cao, ít biến chứng.

Sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, mật độ tinh trùng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Theo các nghiên cứu, từ 21-55% bệnh nhân không có tinh trùng trước mổ thì sau phẫu thuật sẽ có tinh trùng trong tinh dịch, khoảng 21% bệnh nhân sau mổ giãn mạch thừng tinh có thể sinh con tự nhiên mà không cần các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Giãn mạch thừng tinh là có thể chữa khỏi, tuy nhiên sau khi điều trị thành công bệnh nhân có thể tái phát bệnh sau một vài tháng hoặc một vài năm. Để tránh nguy cơ tái phát bệnh, bệnh nhân nên lưu ý một số điểm sau đây:

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, khi có các dấu hiệu bất thường phải đi khám để điều trị kịp thời, tái khám đúng hẹn.

Tránh các hoạt động thể lực quá mạnh, đặc biệt tránh các động tác gây áp lực cho vùng bìu.

Tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu, hạn chế tắm nước nóng quá lâu để tránh tăng nhiệt độ vùng bìu.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng để thăm khám hoặc liên hệ hotline 02363 679 555 để được hỗ trợ.

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay, giúp cải thiện triệu chứng và phục hồi khả năng sinh sản của nam giới do ảnh hưởng bởi bệnh. Tuy nhiên, mổ cũng có rủi ro nhất định nên bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn và thực hiện tại địa chỉ uy tín.

1. Tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch xảy ra khá phổ biến ở cả hai giới, khi các tĩnh mạch bị sưng giãn nổi rõ trên da. Vị trí tĩnh mạch thường giãn nhất là ở chân và bàn chân, bằng mắt thường có thể thấy tĩnh mạch nổi rõ, màu tím đậm hoặc xanh. Các tĩnh mạch này nổi sần lên, xoắn lại như con giun trên bề mặt da, ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh khá thường gặp ở nam giới

Riêng nam giới có thể bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, thường xảy ra hơn ở bên trái gây hình thành những đám rối tĩnh mạch, cản trở đến lưu thông máu đến và đi tinh hoàn. Người bệnh thường bị chảy ngược máu về tinh hoàn, tình trạng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng của cơ quan này.

Dù bệnh khá phổ biến song không phải ở bệnh nhân nào, giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng gây triệu chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, bệnh tiến triển có nguy cơ gây những biến chứng như:

Mất cân bằng nội tiết tố

Búi rối tĩnh mạch thừng tinh khiến lưu thông máu ở vùng sinh dục kém đi, trực tiếp làm mất cân bằng hormone, cụ thể là làm giảm nồng độ testosterone.

Co rút tinh hoàn

Khi máu lưu thông đến tinh hoàn bị cản trở, sự thiếu nuôi dưỡng này dễ khiến tinh hoàn bị teo nhỏ, mềm hơn, khó sản xuất đủ lượng tinh trùng chất lượng.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể dẫn đến vô sinh

Vô sinh

Đây là biến chứng nghiêm trọng, đáng lo ngại nhất của bệnh tĩnh mạch thừng tinh dù tỉ lệ xảy ra khá thấp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến van trong tĩnh mạch yếu đi, chức năng điều hướng, lưu thông máu ở bìu cũng giảm xuống. Lúc này, nhiệt độ ở tinh hoàn cao hơn bình thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh cũng như chất lượng tinh trùng.

Khi chất lượng và số lượng tinh trùng không đảm bảo, nam giới có thể khó hoặc không thể thụ tinh thành công dẫn đến vô sinh.

2. Khi nào nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Khoảng 15% nam giới trưởng thành gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh ở các mức độ khác nhau. Thông thường, bệnh lý này không gây triệu chứng và khó chịu, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Trong các trường hợp, không cần thiết phải phẫu thuật điều trị để tránh rủi ro, bệnh nhân vẫn nên tiếp tục theo dõi bệnh và áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà.

Bệnh phải phẫu thuật khi:

  • Gây đau tức vùng bẹn bìu dai dẳng, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và khả năng lao động.

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh kết hợp với teo tinh hoàn.

  • Bệnh gây vô sinh chưa rõ nguyên nhân.

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh kèm theo kết quả tinh dịch đồ bất thường.

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Dù hiện nay đã áp dụng các phương pháp mổ hiện đại song mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn ẩn chứa rủi ro nhất định. Vì thế cần xem xét kỹ nếu bệnh không gây triệu chứng hay ảnh hưởng gì nhưng bạn muốn mổ vì lý do thẩm mỹ.

3. Các phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Mổ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hiệu quả nhất. Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh như: phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi, vi phẫu. Nguyên tắc điều trị chung của các phương pháp này là:

  • Cắt và thắt hai đầu tĩnh mạch tinh, làm xẹp hết máu đọng ở phần tĩnh mạch ngoại vi.

  • Không làm thương tổn động mạch tinh, bạch mạch.

  • Mục đích của phẫu thuật là thắt tĩnh mạch tinh nhằm tránh trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh.

3.1. Phẫu thuật truyền thống

Đây là phương pháp phẫu thuật ít phức tạp nhất, đường mổ có thể lựa chọn qua bìu hoặc bẹn. Tuy đơn giản song phẫu thuật truyền thống thường tỉ lệ tái phát cao, bệnh nhân phải điều trị kéo dài nên hiện nay đã không còn áp dụng phổ biến.

3.2. Phương pháp gây nghẽn mạch có chọn lọc qua da

Đây là phương pháp mổ mở, bác sĩ sẽ can thiệp để loại bỏ búi tĩnh mạch thừng tinh. Các báo cáo cho thấy phương pháp này có thể tránh được tổn thương động mạch tinh và tràn dịch màng tinh hoàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tiến hành được thủ thuật. Ở người trưởng thành, tỉ lệ tái phát đạt từ 7 - 33%, nếu mổ ở trẻ em thì nguy cơ tái phát cao hơn [15- 45%].

Vẫn có tỉ lệ tái phát sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

3.3. Vi phẫu thuật

Vi phẫu hiện đã được áp dụng rộng rãi để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh và đem lại hiệu quả cao, tránh được các biến chứng thường gặp của phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh là tràn dịch màng tinh hoàn, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ.

3.4. Phẫu thuật nội soi

Đây là phương pháp thay thế cho phẫu thuật mổ cổ điển và tỷ lệ thành công tương tự. Hạn chế của phương pháp điều trị này là nguy cơ biến chứng cao và tốn kém cho phải dùng nhiều dụng cụ nội soi. Do đó, điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phẫu thuật nội soi hiện ít được áp dụng trên thế giới.

Dù mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh theo phương pháp nào thì đây cũng là phẫu thuật tương đối khó, tỉ lệ tái phát cao nên bác sĩ cần được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Cùng với đó là trang thiết bị phục vụ phẫu thuật hiện đại, độ chính xác cao.

Bệnh nhân sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ xử lý khu vực bị bệnh, bảo toàn hệ thống mạch máu, ống dẫn tinh ở cơ quan sinh dục nên vẫn có khả năng có con. Tuy nhiên một số trường hợp, phẫu thuật xâm lấn làm ảnh hưởng đến những bộ phận sinh dục này, cản trở đường di chuyển của tinh trùng cũng như khả năng sinh sản. Đây là những rủi ro cần được phòng ngừa và hạn chế tối đa.

Nam giới vẫn có thể có con sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nếu cần thiết, bệnh nhân nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh sớm, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Để đạt hiệu quả điều trị cao, ít rủi ro, bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín, cơ sở thiết bị hiện đại và các bác sĩ giỏi.

Video liên quan

Chủ Đề