Cách chọn cây máy tính tốt

Những cách chọn mua máy tính để bàn ngày nay có còn được áp dụng không? Với nhu cầu cuộc sống ngày càng nhanh, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dần sang sử dụng các sản phẩm laptop thay vì máy tính để bàn. Tuy nhiên, với những điểm mạnh đặc trưng của một hệ thống PC, nó vẫn giữ cho mình chỗ đứng khi đáp ứng một số nhu cầu cụ thể của người dùng.

Tiêu chí và cách chọn mua máy tính để bàn

1/ Các cổng kết nối

Câu hỏi đầu tiên bạn cần đặt ra đó là liệu màn hình có đủ các cổng kết nối thông dụng hoặc có cổng để kết nối với hệ thống CPU hay không. Tránh trường hợp khi mua về mới bỡ ngỡ khi màn hình không không thể kết nối với CPU. Một vài cổng kết nối phổ biến hiện tại trên thị trường như:

VGA [Video Graphics Array]: đây là một cổng đã khá cũ thường thấy ở các máy tính phổ thông và giá rẻ. Một số mẫu laptop doanh nhân vẫn được trang bị cổng này nhằm giúp kết nối với các thiết bị máy chiếu đời cũ. Dạng cổng này sẽ bị hạn chế bởi chiều dài dây cáp [khá to và nặng nề], và hiện nay xuất hiện khá hiếm trên các màn hình đời mới.

HDMI [High Definition Multimedia Interface]: là cổng kết nối vô cùng phổ biến và tiện lợi có mặt trên hầu hết các dòng màn hình. Cổng hỗ trợ luôn hệ thống audio do đó bạn sẽ không cần một cổng audio riêng biệt. Các chuẩn HDMI cũng khá đa dạng, từ chuẩn [1.0] truyền thống cho khả năng xử lý độ phân giải 1920x1200 ở 60 hertz. Cho đến các chuẩn mới hơn [2.1] với khả năng truyền tải độ phân giải 10K ở tần số 120Hz.

USB-C và Thunderbolt 3: đây là dạng cổng gần như đã trở thành chuẩn mực cho các dòng laptop, máy tính đời mới. Với việc sở hữu nhiều tính năng vô cùng đa dạng như sạc, kết nối với các thiết bị điện thoại cũng như các thiết bị gắn ngoài. Đặc biệt với sự xuất hiện của Thunderbolt 3, ưu điểm của các cổng dạng USB-C đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, .hiện tại trên thị trường khá hiếm các dòng sản phẩm màn hình có khả năng tương thích,  dù có cũng chủ yếu xuất hiện ở các dòng cao cấp.

2/ Tỉ lệ màn hình

Trên thị trường hiện tại có khá nhiều tỉ lệ màn hình khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu bạn có thể chọn cho mình tỉ lệ phù hợp. Để biết cách chọn mua máy tính để bàn chất lượng phù hợp với nhu cầu và điều kiện thì bạn cần phải nắm rõ điều này. Đa số các màn hình có tỉ lệ phổ biến 16:9 - đây cũng là tỉ lệ phù hợp cho hầu hết nhu cầu sử dụng thông thường. Nếu bạn là một gamer hoặc đơn giản muốn một chiếc màn hình lớn để tăng trải nghiệm giải trí hoặc phục vụ công việc, bạn có thể chọn các tỉ lệ ultrawide lên đến 21:9 hoặc cao hơn.

3/ Độ phân giải và tấm nền

Những dòng màn hình tầm trung và giá rẻ hiện nay cũng đã có độ phân giải Full HD [1920x1080]. Nếu nói một cách đơn giản, bạn nên cân nhắc chọn độ phân giải càng cao càng tốt trong tầm ngân sách của mình.

Đối với tấm nền, có 2 loại thông dụng thường gặp là LCD-TN, LCD-IPS

TN là tấm nền có chi phí sản xuất khá rẻ và thường được sử dụng ở các màn hình cấp thấp. Điểm mạnh của tấm nền này là refresh rate cao, ít hiện tượng giật lag. Tuy nhiên, điểm yếu rất đáng ngại của tấm nền này chính là góc nhìn rất hạn chế cũng như khả năng tái tạo màu sắc không cao.

Đối với IPS, tuy có giá thành cao hơn TN nhưng nó cho khả năng tái tạo màu sắc rất tốt cũng như góc nhìn rộng hơn. Điểm hạn chế của IPS lại chính là tốc độ phản hồi thấp hơn.

Nhiều người không biết cách chọn mua máy tính để bàn sẽ rất khó phân biệt 2 loại tấm nền này.

4/ Độ sáng, màu sắc

Đối với độ sáng, một mức khoản 200 nit là đả đủ để thấy các nội dung hình ảnh. Nếu bạn là gamer hoặc designer, việc lựa chọn một độ sáng cao hơn là rất đáng cân nhắc khi nó giúp độ tương phản và độ chính xác màu sắc cao hơn. Bạn nên chọn dòng màn hình thể hiện dủ 16.7 triệu màu [24 bit], đây gần như là yêu cầu tối thiểu.

5/ Refresh rate và response time

Refresh rate là tần suất một khung hình được làm mới. Chuẩn của một màn hình LCD là 60 hertz và đây cũng là tỉ lệ phù hợp với hầu hết người dùng. Nếu cần một màn hình để chơi game, bạn có thể nhắm một mức refresh rate tầm 120, 144 hoặc thậm chí 240 hertz.

Tiêu chí đối với hệ thống CPU

1/ CPU

Dù không biết cách chọn mua máy tính để bàn thì bạn cũng sẽ biết chọn một máy tính có bộ xử lý mạnh mẽ.  Bộ xử lý là phần tối quan trọng của máy tính, nó được ví như “trái tim” điều khiển hầu hết mọi hoạt động của máy. 2 thương hiệu chip thông dụng đó là Intel và AMD. Tùy vào ngân sách, bạn hãy đầu tư cho mình một CPU mạnh mẽ nhất có thể.

2/ GPU

Trừ khi bạn cần sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa hay chơi những game đòi hỏi cấu hình, thì việc lựa chọn một GPU tích hợp là đủ. Nếu nhu cầu cao hơn bạn nên đầu tư một card đồ họa rời nhằm tối ưu hiệu năng sử dụng.

3/ RAM

RAM là bộ nhớ chính của máy tính để lưu trữ các thông tin đang sử dụng. Có một vấn đề lớn với các phần mềm thông dụng ngày nay, đó là các lập trình viên cố gắng tối ưu hết mức khả năng hoạt động cũng như các tính năng, mà lại bỏ qua việc các ứng dụng này tiêu tốn rất nhiều tài nguyên máy, đặc biệt là RAM. Do đó, bạn nên đầu tư một thanh RAM tối thiểu 8GB trở lên để cho hiệu năng tốt nhất.

4/ Ổ cứng

Bất kể nhu cầu sử dụng của bạn là gì, hãy cố gắng đầu từ một ổ cứng SSD. Tuy giá thành có đắt hơn ổ HDD khá nhiều cho cùng một mức dung lượng, nhưng nó lại cho tốc độ truy xuất dữ liệu cao hơn rất nhiều lần.

Với sự xuất hiện của các nền tảng lưu trữ đám mây, bạn không phải quá lo ngại sự hạn chế về dung lượng của SSD. Với tốc độ nhanh hơn [khởi động máy, mở ứng dụng,...] nó sẽ giúp bạn tăng rất nhiều hiệu năng công việc cũng như thời gian giải trí.

5/ Case

Yếu tố khác biệt lớn trong việc lựa chọn một máy tính để bàn và một chiếc laptop chính là case. Bạn nên kiểm tra kỹ các khe cắm, nút bấm và ổ đĩa trên case phải hoạt động ổn định, cũng như khả năng tản nhiệt và thuận tiện để vệ sinh cho máy.

Trên là những điều tối quan trọng trong cách chọn mua máy tính để bàn. Bạn cần cân nhắc thật kỹ nhu cầu và ngân sách của mình để có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp.

Để sử dụng cho việc học, giải trí, làm việc, ngoài laptop bạn có thể chọn cho mình máy tính bàn. Thị trường sản phẩm tin học này cũng sôi động không kém laptop nên sẽ khiến cho bạn "đau đầu" khi muốn chọn mua sản phẩm phù hợp. Vì vậy, trước khi sắm thiết bị, bạn hãy nắm ngay trong tay 8 điều này nhé!

+ Chip máy tính [CPU]: mạch xử lí dữ liệu theo chương trình thiết lập trước gồm các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và các linh kiện điện tử thụ động kết nối với nhau, thực thi tất cả các tác vụ xử lý và kiểm soát hoạt động của các bộ phận trong máy tính.

+ Bộ nhớ máy tính [RAM]: bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên với tốc độ ghi - đọc rất nhanh, lưu trữ thông tin hiện hành để CPU truy xuất và xử lý, dữ liệu trên RAM sẽ không được lưu lại khi bạn tắt máy tính. Dung lượng RAM lớn giúp hệ thống giải quyết được nhiều công việc hơn.

+ Bộ nguồn máy tính [PSU]: thiết bị phần cứng rất quan trọng, cung cấp điện cho các bộ phận và thiết bị khác của máy tính để cho máy tính hoạt động. Nó còn ảnh hưởng đến tuổi thọ, độ bền, sự ổn định… của toàn bộ hệ thống phần cứng của máy tính.

+ Ổ cứng máy tính: bộ phận lưu trữ các dữ liệu trong máy tính, cập nhật thường xuyên, có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bảo mật của dữ liệu cá nhân, tốc độ chép xuất dữ liệu hay tốc độ khởi động máy... Những dữ liệu bị mất do hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng khó hồi phục. Ổ cứng có 2 loại: HDD và SSD.

+ Vỏ ngoài máy tính: bảo vệ và gắn kết các bộ phận của máy tính, phân tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài. Vỏ máy rất đa dạng, từ chất liệu đến mẫu mã nên có nhiều lựa chọn.

+ Ổ đĩa quang: dùng để đọc các loại đĩa quang, gồm ổ đọc dữ liệu [Read-only] và ổ đọc-ghi kết hợp [Burn and Read]. Khi sử dụng các đĩa quang để lưu trữ dữ liệu hay cài đặt phần mềm sẽ thuận tiện hơn.

+ Bo mạch chủ: Bảng mạch Mainboard [Bo mạch chủ - Motherboard] đặt ở vị trí trung tâm thùng máy để phân phối điện cho CPU, RAM... và tất cả các thành phần khác trong phần cứng của máy tính, tạo ra mối liên kết giữa các thành phần này với nhau.

8 tiêu chí cần lưu ý khi chọn mua máy tính bàn cho văn phòng, gia đình và học sinh

+ Chip máy tính: Bạn có thể chọn chip Core i3 là được, nếu dùng cho các tác vụ xử lý cao hơn như đồ họa, chơi game... thì cần cao hơn.

+ Bộ nhớ máy tính [RAM]: RAM từ 4GB trở lên là dùng tốt, nếu chọn loại 2GB thì tốc độ xử lí công việc sẽ chậm hơn một chút nên không khuyến khích dùng.

+ Bộ nguồn máy tính: Bạn chọn từ 500W là máy tính đủ công suất để thực hiện công việc. Không cần loại công suất quá lớn vì như vậy sẽ bị hao hụt chi phí mà còn dư thừa.

+ Ổ cứng máy tính: Chọn khoảng 1.5TB là đủ dùng. Nếu nhu cầu công việc của bạn cần lưu trữ nhiều hơn, bạn có thể mua loại ổ cứng khác. Bạn nên chọn máy tính có tích hợp sẵn SSD để tăng tốc xử lý các tác vụ trên máy.

+ Vỏ ngoài máy tính: Tùy vào thương hiệu mà có thiết kế và cấu tạo cũng như vật liệu khác nhau. Bạn có thể lựa chọn loại máy tính bàn có kiểu dáng mà mình yêu thích đáp ứng được nhu cầu cần thiết.

+ Ổ đĩa quang: Bạn nên trang bị để sử dụng hoặc cài lại hệ điều hành [dễ dàng hơn khi cài đặt từ USB].

+ Bo mạch chủ: Hãy căn cứ vào loại chip và RAM mà bạn đã lựa chọn để có loại bo mạch chủ sao cho phù hợp.

+ Màn hình máy tính: Độ lớn khoảng 24 inch trở xuống và độ phân giải full HD đủ đáp ứng tốt nhu cầu làm việc; tần số quét từ 60 -75 Hz; tấm nền TN [đỡ mỏi mắt] nhưng không đẹp bằng màn hình IPS, bạn có thể cân nhắc nhu cầu để chọn mua nhé.

Video liên quan

Chủ Đề