Cách chiên gà bó xôi đông lạnh

Gà bó xôi là một trong những món ăn thơm ngon được nhiều người yêu thích bởi độ giòn dai của nó. Bạn đã biết cách làm gà bó xôi ngon chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

>>> Có thể bạn chưa biết: Cách làm xôi xéo dẻo ngon tại nhà bằng nồi cơm điện

Hướng dẫn cách làm gà bó xôi ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1kg gạo nếp
  • 30g hạt sen
  • 1 con gà 1kg
  • Bột nghệ, nước cốt dừa, lá chanh...
  • Gia vị: Muối, hạt tiêu, dầu ăn
  • Dụng cụ: Nồi hấp, nồi inox, chảo chống dính, màng bọc thực phẩm, đĩa...

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo nếp đem vo sạch, ngâm nước khoảng 4 - 6 giờ [có thể ngâm qua đêm] để gạo nở đều. Tiếp theo, bạn vớt gạo ra để ráo, trộn cùng một chút muối, nước cốt dừa và bột nghệ cho thơm rồi cho vào nồi hấp hấp chín.
  • Hạt sen đem rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 30 phút, vớt ra, để ráo rồi cho vào nồi luộc chín.
  • Lá chanh đem rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 2: Sơ chế gà

  • Gà đem làm sạch bẩn bên trong, chà xát bằng muối để khử mùi hôi, rửa sạch lại khoảng 2 - 3 lần, để ráo. Để đảm bảo gà được làm sạch hơn, bạn có thể ngâm gà vào nước muối loãng 10 phút rồi để ráo nước.
  • Cho gà vào nồi, thêm nước, luộc chín.
  • Sau khi gà chín thì bạn nhồi hạt sen vào trong bụng gà, ướp thêm chút hạt tiêu và muối trong khoảng 60 phút cho ngấm đều gia vị.

Bước 3: Làm gà bó xôi

  • Đặt màng bọc thực phẩm lên mâm/khay, đổ xôi vào, dàn đều mỏng khoảng 1 - 1,5cm, nén chặt xôi.
  • Đặt gà vào chính giữa rồi bọc kín xôi xung quanh đến khi không thấy gà bị hở, lăn tròn.
  • Đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào, vặn lửa to để dầu nóng già thì cho gà bó xôi vào chiên.
  • Khi cho gà vào, bạn hãy vặn nhỏ lửa rồi chiên đến khi xôi vàng đều, giòn tan là được.
  • Sau khi xôi có màu vàng hấp dẫn thì bạn vớt gà bó xôi ra giấy thấm dầu, đợi khoảng 5 phút cho dầu chảy bớt.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

  • Sau khi đã hoàn thành xong các bước làm gà bó xôi trên đây, bạn hãy rắc một chút lá chanh lên trên, trang trí sao cho đẹp mắt rồi thưởng thức thành quả của mình.
  • Gà bó xôi sẽ ngon hơn khi chấm cùng với tương ớt và bột canh.
  • Món ăn đạt độ giòn sần sật của xôi chiên và hương vị thơm ngon, đậm đà của thịt gà được ướp gia vị. Đây chắc chắn sẽ là món ăn ngon hoàn hảo dành cho những ngày mát trời mà bạn nên thử làm cho cả gia đình.

Trên đây là cách làm gà bó xôi ngon giòn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. META.vn mong rằng bạn đã nắm rõ và thực hiện thành công công thức làm món gà bó xôi này nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Đừng quên ghé thăm META.vn thường xuyên để tham khảo thêm nhiều thực đơn hằng ngày nhé! Nếu có nhu cầu đặt mua các sản phẩm nồi hấp, nồi inox..., bạn hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ đến hotline dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm:

Xem thêm 1 bình luận

Gà bó xôi chiên giòn với hương vị thơm ngon đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Vậy phải làm thế nào để chế biến được món gà bó xôi chuẩn vị? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Gà bó xôi chiên giòn còn được gọi với cái tên thú vị là “món gà không lối thoát” hay gà bọc xôi. Với cái tên đặc biệt này cùng với hương vị thơm ngon đặc trưng nó đã trở thành món ăn hấp dẫn yêu thích của nhiều người. Hôm nay, Hướng Nghiệp Á Âu [HNAAu] sẽ hướng dẫn các bạn cách làm gà bó xôi chiên giòn không khó chút nào? Chỉ cần lưu ý một vài chi tiết như chuẩn bị những gì để có món gà bó xôi chuẩn vị, thơm phức và không quá khô, thì bạn sẽ thành công thôi! Bắt tay vào làm nhé!

Gà bó xôi chiên giòn hấp dẫn. [Nguồn: Internet]

Nguyên liệu làm gà bó xôi chiên

  • 1 con gà khoảng 1,2 kg
  • 1 kg gạo nếp
  • Hành khô, hành lá, gừng
  • 1 lon nước cốt dừa
  • Muối, đường, hạt tiêu, hạt nêm gà

Cách làm gà bó xôi chiên giòn

Sơ chế nguyên liệu

– Đầu tiên, gà mua về phải là loại gà ta, thịt dai không bị bở. Gà mua về mang về lấy muối xát lên khắp mình gà, làm sạch lông tơ rồi dùng nước rửa sạch.

– Ngâm gà với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra rổ thưa để ráo nước. Vì là gà mua sẵn nên bạn nên sơ chế lại cho sạch sẽ. Vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà vừa là để món gà bọc xôi ngọt thơm hấp dẫn hơn.

– Rửa sạch hành lá, thái khúc nhỏ.

– Hành khô, gừng nạo vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.

– Vo sạch gạo nếp rồi cho ngập nước, gần 2 đốt ngón tay + ½ lon nước cốt dừa + 1 thìa cà phê muối, ngâm khoảng 5 tiếng cho gạo nở, sau đó mới vớt gạo ra để ráo nước.

Thực hiện món gà bó xôi

– Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, thả gừng, hành khô vào phi thơm sau đó trút ra chén để riêng.

– Khi chảo còn đang nóng, bạn cho thêm dầu ăn vào đun nóng già rồi thả hết hành lá vào đảo đều qua là được. Sau đó cho hành lá vào chén khác để riêng với gừng, hành khô.

– Gạo nếp trút vào chén to cùng với 1 thìa muối, bột nêm gà và hỗn hợp hành khô, gừng vừa phi vàng, trộn đều lên.

– Gà bạn ướp cùng một chút muối, một chút hạt tiêu khoảng 30 phút cho gà ngọt thơm hơn.

– Cho nước vào nồi hấp đun sôi, đổ gạo nếp vào, cho gà lên trên gạo hấp chung. Hấp cho tới khi gà gần chín thì gắp ra đĩa, tiếp tục hấp xôi cho tới khi chín mềm, dẻo là được.

– Khi xôi chín mềm, cho nốt ½ lon nước cốt dừa vào để xôi thơm và béo ngậy.

– Khi thấy xôi chín và còn nóng bạn bọc xôi kín xung quanh gà. Để thực hiện bước này đơn giản hơn, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm hay giấy bạc, trải rộng giấy bạc ra mâm rồi cho xôi nếp chín vào, dàn đều, dày cỡ 1,5cm, nén chặt xôi thành khối.

– Tiếp tới cho gà vào bên trong, bọc xôi kín gà không hở.

– Bóc giấy bạc ra, đợi cho xôi nguội rồi tiếp tục thực hiện bước tiếp theo là cách làm gà bọc xôi chiên giòn đơn giản.

– Cuối cùng cho dầu ăn vào chảo sâu lòng, cho nhiều dầu ăn để ngập ít nhất ½ con gà. Đun dầu nóng già rồi thả bọc xôi gà vào chiên. Khi thấy xôi vàng giòn là được.

– Vớt gà ra rổ thưa cho ráo dầu. Chỉ với 2 bước đơn giản bạn đã hoàn thành công thức cách làm gà bọc xôi chiên giòn rụm ngon cho cả nhà rồi. Chỉ đợi cho xôi bớt nóng là tách xôi ra thưởng thức thôi. Rất hấp dẫn phải không nào! Nếu bạn yêu thích các món xôi thì hãy tham khảo thêm các bài viết khác nhé, món xôi gấc ngọt sẽ là gợi ích không tồi cho món ngon cuối tuần gia đình bạn. Chúc bạn sẽ có một thực đơn món gà hấp dẫn!

[Kienthuc.net.vn] - Nhiều người cho rằng, chế biến gà sau khi cấp đông hay bị bở thịt, da mềm ăn không ngon. Theo chuyên gia Dương Văn Hùng, gà cấp đông sẽ giòn da, chắc và thơm thịt nếu bảo quản, chế biến đúng cách dưới đây:

Làm mát trước cấp đông

Muốn thịt gà sau khi cấp đông vẫn giữ được chất lượng để chế biến những món ăn ưa thích, theo chuyên gia Dương Văn Hùng, Trưởng khoa chế biến, trường Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn, trước khi cấp đông, gà phải mổ treo, rửa nước sạch, đem thịt gà cho vào phòng lạnh vừa trong hai giờ, sau đó mới chuyển sang cấp đông. Thịt gà trước khi cấp đông phải đảm bảo ráo nước.

Thịt gà phải ráo nước, làm mát trong phòng lạnh trước khi cấp đông.

Những loại thực phẩm tươi sống như thịt gà tươi, sau khi được sơ chế sạch ta nên thấm hết nước, dùng nilon bọc thức ăn bọc kín trước khi bảo quản đông lạnh nhằm tránh ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm khác bảo quản cùng và ngược lại, đặt vào vị trí bảo quản [đối với 1 số thiết bị làm lạnh có hướng dẫn rất rõ vị trí bảo quản của từng loại thực phẩm]. Phải làm điều này vì đại đa số các thiết bị bảo quản lạnh hiện nay dùng quạt gió để đưa khí lạnh đến khắp nơi trong khoang bảo quản, nếu không bọc kín thì thực phẩm sẽ bị khô trong quá trình bảo quản.

Khi dùng đến các loại thực phẩm này [trong thời hạn cho phép], trước đó vài giờ ta nên làm giảm độ lạnh từ từ bằng cách đặt thực phẩm này vào các vị trí khác trong khoang bảo quản nơi mà có nhiệt độ cao hơn [nhiệt độ ở các vị trí bảo quản của thiết bị làm lạnh dao động từ -4độ C đến 4độ C]. Cách làm này giúp thịt gà sau khi rã đông ít bị chảy nước, mất chất dinh dưỡng và không bở khi sử dụng chế biến các món ăn.

Đặc biệt, trong quá trình cấp đông thịt gà nên chú ý đến nhiệt độ và thời gian cấp đông. Nếu ta cấp đông thịt gà ở nhiệt độ từ -18 độ đến -30 độ thì sẽ để được một năm, cấp đông sâu ở -36 độ thì để được 18 tháng. Tuy nhiên, ta không nên để lâu vì trong thịt có một số enzyme tự phân huỷ và chuyển hoá. Có một số vi khuẩn nhiễm vào thịt trong quá trình giết mổ, ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn này không hoạt động nhưng vẫn sống, chờ điều kiện thuận lợi sẽ hoạt động.

Ngoài ra, quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 các chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng các chất sau mỗi lần cấp đông - rã đông đều giảm 20%.

Cách chế biến thịt gà cấp đông cho giòn da, thơm thịt

Trước khi sử dụng thịt gà cấp đông, chúng ta nên chú ý đến cách rã đông cho hợp lý, phải để gà cấp đông rã đông từ từ rồi mới luộc. Nếu không làm vậy sẽ kéo dài quá trình luộc chín gà dẫn đến tình trạng thịt gà bị xơ vì nước đá ngấm trong gà khi tiếp xúc với nước sôi sẽ tan nhanh, xé rách luôn thớ thịt.

Khi đặt gà vào nồi để luộc, nên chú ý đặt ngửa con gà, cho phần lưng gà dưới đáy nồi vì phần lưng gà đông lạnh chín lâu hơn so với những bộ phận khác, có thể trải một ít muối, lớp hành tím lột vỏ, lớp tỏi hoặc một lớp gừng.

Cho gà vào luộc từ khi nước lạnh vì nếu dùng nước nóng thì thịt gà rất dễ bị sẫm màu. Luộc gà với lửa nhỏ, đậy kín nồi nhằm giữ nhiệt và hơi nước giúp thịt gà chín nhanh, đảm bảo luộc gà trong nước sôi lăn tăn, không sủi bọt. Đối với gà đông lạnh, thời gian luộc gà từ 45 đến 60 phút ở mức lửa nhỏ.

Khi gà chín, ta vớt ra cho ngay vào nồi nước sôi để lạnh, để gà nguội hẳn mới lấy ra đĩa. Cách này giúp cho da gà căng và có màu sắc đẹp. Sau khi thịt ráo nước một chút, dùng mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da để tạo màu vàng bóng và căng mượt. Thao tác cuối cùng là chặt miếng và xếp gà ra đĩa.

Một số món ăn chế biến từ thịt gà đông lạnh:

1. Gà luộc lá chanh

Món gà luộc lá chanh

Nguyên liệu: Gà một con từ 1-1.5kg, 20 lá chanh non, muối hạt tiêu, gừng, hành, ớt, một quả chanh tươi.

Cách làm: Gà sau khi rã đông cho vào nồi, lượng nước vừa đủ ngập thân gà. Đun nhỏ lửa để nước sôi lăn tăn, cho một ít muối, một ít gừng, hành đã đập dập vào nồi gà.

Đun khoảng 45 phút, khi thấy váng mỡ nổi trên nước luộc gà, lấy đũa đâm nhẹ vào đùi gà, thấy nước trong là gà đã chín. Cho gà chín vào ngay nước sôi để lạnh rồi vớt ra để ráo nước. Khi chặt miếng thì rắc lá chanh đã thái nhỏ lên trên da gà.

2. Gà luộc phết dầu vừng

Nguyên liệu: Một con gà tơ khoảng 1.5 kg, hai thìa dầu vừng, củ hành lá, gừng, dưa chuột, cà rốt và bột canh.

Cách làm: Cho gà đã rã đông vào nồi, đổ ngập nước vào đun, cho thêm chút muối và bột canh, hành củ, vài lát gừng. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa, đun vừa chín, vớt gà ra đĩa, rưới đều dầu vừng khắp mình con gà. Để nguội thịt gà, chặt miếng vừa ăn và trình bày cùng dưa chuột và cà rốt đã xắp sẵn.

Dầu vừng giúp da gà căng bóng, màu sắc đẹp.


3. Gà luộc tẩm xì dầu:

Nguyên liệu: Gà rã đông nguyên con, gừng, tỏi, hành lá cắt dài, sao hồi, mật ong, quế, nước tương, một chén xì dầu, bột ớt, đường, nước dùng.

Chế biến: Cho gừng, hành lá, muối, súp gà vào bát nhỏ. Đun nóng 2 muỗng canh dầu trên chảo cho đến khi sôi, đổ dầu vào bát hành gừng vừa chuẩn bị và trộn đều. Thêm tất cả các thành phần trên [trừ gà] vào một nồi sâu và đun sôi khoảng 15 phút, sau đó cho gà vào, đun sôi tiếp 10 phút nữa. Hạ nhiệt và để sôi khoảng 30 phút, tắt lửa và để gà ngâm trong hỗn hợp nước tương vài giờ. Đến khi gà chín, vớt ra, để ráo và chặt gà xếp ra đĩa.


Hải Ninh

Khu tập thể: Bị cái "của nợ" trùm vào mặt
Đồng nghiệp được "đãi" vô tư, người yêu chỉ được... sờ
"Khách đến dự cưới quá quy định thì đuổi về à?"

[links[]]

Video liên quan

Chủ Đề