Cách chặn các thông báo gmail

Sử dụng Gmail hiệu quả giúp bạn quản lý công việc một cách khoa học và nhanh chóng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp Gmail không hiển thị thông báo trên thiết bị khiến bạn bị bỏ lỡ một vài thông tin quan trọng làm ảnh hưởng đến công việc của mình. Đừng lo, bài viết bên dưới sẽ hướng dẫn bạn cách bật thông báo Gmail trên điện thoại và máy tính cực nhanh chóng!

Video hướng dẫn cách bật thông báo Gmail trên điện thoại và máy tính:

Hướng dẫn được thực hiện trên điện thoại Android, đối với iPhone các bạn thực hiện tương tự.

Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Gmail trên điện thoại, chọn trình đơn 3 dấu gạch ngang > Cuộn xuống và chọn Cài đặt.

Cách chặn các thông báo gmail

Bước 2: Chọn Tài khoản Gmail bạn muốn bật thông báo > Nhấn vào Thông báo.

Cách chặn các thông báo gmail

Bước 3: Chọn Cấp độ thông báo.

Tất cả email: Nhận được bất kỳ thông báo email nào được gửi đến hộp thư của bạn.
Chỉ email có mức độ ưu tiên cao: Bạn sẽ chỉ nhận được thông báo của những email quan trọng.
Không email nào: Bạn sẽ không nhận được bất kỳ thông báo email nào từ hộp thư.

Cách chặn các thông báo gmail

2. Cách bật thông báo Gmail trên màn hình desktop máy tính

Bước 1: Vào hộp thư Gmail của bạn ở trên máy tính TẠI ĐÂY.

Bước 2: Nhấn vào Cài đặt > Chọn Xem tất cả chế độ cài đặt.

Cách chặn các thông báo gmail

Bước 3: Cuộn xuống mục Thông báo trên màn hình > Tại đây, bạn có thể lựa chọn Cấp độ thông báo trên màn hình.

Cách chặn các thông báo gmail

Ngoài ra bạn có thể thiết lập thêm âm thanh thông báo cho Gmail bằng cách trình mở rộng Âm thanh thông báo thư > Chọn Âm thanh mà bạn muốn.

Cách chặn các thông báo gmail

Bước 4: Cuộn xuống và nhấn Lưu thay đổi.

Cách chặn các thông báo gmail

Bài viết vừa rồi đã hướng dẫn bạn cách bật thông báo Gmail trên điện thoại, máy tính đơn giản nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thông báo của Google Chrome về quyền riêng tư

Sửa đổi lần gần đây nhất: Ngày 11 tháng 8 năm 2022

Xem các phiên bản đã lưu trữ:

Tìm hiểu cách kiểm soát thông tin được thu thập, lưu trữ và chia sẻ khi sử dụng trình duyệt Google Chrome trên máy tính hoặc thiết bị di động, khi sử dụng ChromeOS, cũng như khi bạn bật tính năng Duyệt web an toàn trong Chrome. Mặc dù chính sách này mô tả các tính năng dành riêng cho Chrome, nhưng bất cứ thông tin cá nhân nào bạn cung cấp cho Google hoặc lưu trữ trong Tài khoản Google của mình đều sẽ được sử dụng và bảo vệ theo Chính sách quyền riêng tư của Google, có thể thay đổi tùy từng thời điểm. Chính sách lưu giữ của Google mô tả cách thức và lý do Google giữ lại dữ liệu.

Nếu bạn đã bật các ứng dụng của Google Play trên Chromebook, thì hoạt động sử dụng và bảo vệ thông tin do Google Play hoặc hệ điều hành Android thu thập sẽ chịu sự điều chỉnh của Điều khoản dịch vụ của Google Play và Chính sách quyền riêng tư của Google. Thông tin chi tiết dành riêng cho Chrome được cung cấp trong Thông báo này khi có liên quan.

Thông tin chi tiết của Thông báo về quyền riêng tư

Trong Thông báo về quyền riêng tư này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ "Chrome" để nói đến tất cả các sản phẩm trong nhóm sản phẩm Chrome được liệt kê ở trên. Nếu có sự khác biệt trong chính sách của chúng tôi giữa các sản phẩm, chúng tôi sẽ chỉ ra sự khác biệt đó. Đôi khi, chúng tôi thay đổi Thông báo về quyền riêng tư này.

Các phiên bản "Beta", "Dev" hoặc "Canary" của Chrome cho phép bạn kiểm tra các tính năng mới vẫn đang được phát triển trong Chrome. Thông báo về quyền riêng tư này áp dụng cho tất cả các phiên bản của Chrome nhưng có thể không cập nhật đối với các tính năng vẫn đang trong quá trình phát triển.

Để biết hướng dẫn từng bước để quản lý tùy chọn quyền riêng tư, hãy đọc thông tin tổng quan này về các tùy chọn kiểm soát quyền riêng tư của Chrome.

Mục lục:

  • Các chế độ của trình duyệt
  • Quản lý người dùng trong Chrome
  • Các phương thức Duyệt web an toàn
  • Các phương thức bảo vệ quyền riêng tư khi sử dụng ứng dụng, tiện ích, chủ đề, dịch vụ và các tiện ích bổ sung khác
  • Thông tin khác

Các chế độ của trình duyệt

Bạn không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào để sử dụng Chrome nhưng Chrome có các chế độ khác nhau mà bạn có thể sử dụng để thay đổi hoặc cải thiện trải nghiệm duyệt web của mình. Các phương thức bảo vệ quyền riêng tư là khác nhau, tùy thuộc vào chế độ mà bạn đang sử dụng.

Chế độ trình duyệt cơ bản

Chế độ trình duyệt cơ bản lưu trữ thông tin cục bộ trên hệ thống của bạn. Thông tin này có thể bao gồm:

  • Thông tin lịch sử duyệt web. Ví dụ: Chrome lưu trữ URL của trang mà bạn truy cập, bộ nhớ đệm của văn bản, hình ảnh và các tài nguyên khác trên các trang đó. Nếu bạn bật tính năng dự đoán thao tác mạng, thì Chrome lưu trữ danh sách một số địa chỉ IP được liên kết từ các trang đó.

  • Thông tin cá nhân và mật khẩu, nhằm giúp bạn điền vào biểu mẫu hoặc đăng nhập vào các trang web bạn truy cập.

  • Danh sách các quyền mà bạn đã cấp cho trang web.

  • Cookie hoặc dữ liệu từ các trang web bạn truy cập.

  • Dữ liệu do tiện ích bổ sung lưu.

  • Bản ghi về nội dung bạn đã tải xuống từ các trang web.

Bạn có thể quản lý thông tin này theo nhiều cách:

  • Bạn có thể xóa thông tin lịch sử duyệt web của mình.

  • Bạn có thể quản lý hoặc xóa dữ liệu duyệt web được lưu trữ từ hộp thoại Cookie và dữ liệu trang web.

  • Bạn có thể ngăn Chrome chấp nhận cookie. Tìm hiểu thêm.

  • Bạn có thể xem lại mật khẩu đã lưu trữ trong mục cài đặt của Chrome. Tìm hiểu thêm.

  • Bạn có thể xem và quản lý thông tin Tự động điền đã lưu trữ của mình. Tìm hiểu thêm.

Thông tin cá nhân mà Chrome lưu trữ sẽ không được gửi đến Google trừ phi bạn chọn lưu trữ dữ liệu đó trong Tài khoản Google bằng cách bật tính năng đồng bộ hóa, hoặc bằng cách chọn thông tin đăng nhập hoặc thẻ thanh toán và thông tin thanh toán cụ thể sẽ lưu trữ trong Tài khoản Google của bạn nếu có liên quan đến mật khẩu, thẻ thanh toán và thông tin thanh toán. Tìm hiểu thêm.

Cách Chrome xử lý thông tin của bạn

Thông tin dành cho nhà điều hành trang web. Các trang web mà bạn truy cập bằng Chrome sẽ tự động nhận thông tin nhật ký tiêu chuẩn, bao gồm cả địa chỉ IP của hệ thống và dữ liệu từ cookie. Nói chung, việc bạn sử dụng Chrome để truy cập vào các dịch vụ của Google, chẳng hạn như Gmail, sẽ không làm cho Google nhận thêm bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào về bạn. Trên các trang web của Google và các trang web tham gia khác, nếu Chrome phát hiện thấy dấu hiệu bạn đang bị người nào đó trên mạng cố tình tấn công ("tấn công xen giữa"), thì Chrome có thể gửi thông tin về đường kết nối đó tới Google hoặc trang web bạn đã truy cập vào để giúp xác định phạm vi của cuộc tấn công cũng như cách thức tấn công. Google sẽ cung cấp cho các chủ sở hữu trang web tham gia báo cáo về các cuộc tấn công xảy ra trên trang web của họ.

Tính năng tải trước. Bạn có thể duyệt và tìm kiếm nhanh hơn khi Chrome tải trước các trang mà trình duyệt cho rằng bạn có thể sẽ truy cập. Các trang web, ứng dụng Android và chính Chrome đều có thể kích hoạt tính năng tải trước này (ví dụ như từ thanh địa chỉ). Bạn có thể vô hiệu hoá tính năng tải trước qua phần chế độ cài đặt quyền riêng tư của Chrome. Nếu có yêu cầu tải trước, trang được tải trước được phép đặt và đọc cookie riêng của trang như thể bạn đã truy cập trang web này rồi, kể cả nếu sau đó bạn không truy cập vào trang đã tải trước. Trong một số trường hợp, việc tải trước sẽ được thực hiện theo cách bảo đảm quyền riêng tư. Như vậy, cookie không được gửi trong yêu cầu và chỉ sau khi người dùng truy cập vào trang đã tải trước, cookie mới được đặt. Ngoài ra, các trang sẽ được tải trước thông qua một proxy để che giấu địa chỉ IP của người dùng. Các trang được tải thông qua proxy sẽ được mã hoá hai đầu giữa Chrome và trang web được tải trước để proxy không thể thấy nội dung của trang. Mọi thông tin proxy biết được đều chỉ được dùng để tạo điều kiện cho quá trình tải trước bảo đảm quyền riêng tư cũng như không liên kết với bất kỳ thông tin nào từ tài khoản Google của bạn. Tính năng tải trước bảo đảm quyền riêng tư bị vô hiệu hoá ở chế độ Ẩn danh. Tìm hiểu thêm.

Vị trí. Để nhận thêm thông liên quan đến địa lý, Chrome cung cấp cho bạn lựa chọn chia sẻ vị trí của bạn với các trang web. Chrome sẽ không cho phép các trang web truy cập vị trí của bạn mà không được bạn cho phép. Chrome dùng Dịch vụ vị trí của Google để ước tính vị trí của bạn. Thông tin mà Chrome gửi tới Dịch vụ vị trí của Google có thể bao gồm:

  • Bộ định tuyến Wi-Fi gần với bạn nhất
  • Mã trạm của trạm phát sóng gần với bạn nhất
  • Cường độ tín hiệu Wi-Fi hoặc di động của bạn
  • Địa chỉ IP hiện được gán cho thiết bị của bạn

Google không có quyền kiểm soát trang web của bên thứ ba hoặc các phương thức bảo vệ quyền riêng tư của họ, vì vậy, hãy thận trọng khi chia sẻ vị trí của bạn với trang web.

Bản cập nhật. Chrome định kỳ gửi thông tin tới Google để kiểm tra bản cập nhật, nhận trạng thái kết nối, xác thực thời gian hiện tại, và ước tính số người dùng đang hoạt động.

Tính năng tìm kiếm. Nếu bạn đã đăng nhập vào một trang web của Google và dùng Google làm công cụ tìm kiếm mặc định, thì những lượt tìm kiếm mà bạn thực hiện bằng thanh địa chỉ hoặc hộp tìm kiếm trên trang tab mới trong Chrome sẽ được lưu trữ trong Tài khoản Google của bạn.

{@}Dịch vụ cung cấp cụm từ gợi ý tìm kiếm.{@} Để giúp bạn tìm thông tin nhanh hơn, Chrome sẽ sử dụng dịch vụ cung cấp cụm từ gợi ý có trên công cụ tìm kiếm mặc định của bạn để đề xuất các cụm từ trọn vẹn cho nội dung bạn đang nhập. Khi bạn tìm kiếm bằng thanh địa chỉ hoặc hộp tìm kiếm trên trang tab mới trong Chrome, các ký tự bạn nhập (ngay cả khi bạn chưa nhấn phím "enter") sẽ được gửi đến công cụ tìm kiếm mặc định này. Nếu Google là công cụ tìm kiếm mặc định, thì các cụm từ gợi ý sẽ dựa trên lịch sử tìm kiếm của bạn, các chủ đề liên quan đến nội dung bạn đang nhập vào thanh địa chỉ hoặc hộp tìm kiếm trên trang tab mới, cũng như những gì người khác đang tìm kiếm. Tìm hiểu thêm. Các cụm từ gợi ý cũng có thể dựa trên lịch sử duyệt web của bạn. Tìm hiểu thêm.

Hỗ trợ điều hướng. Khi bạn không thể kết nối với một trang web, Chrome có thể đề xuất cho bạn các trang thay thế tương tự như trang bạn đang cố gắng truy cập. Để cung cấp các nội dung đề xuất đó cho bạn, Chrome sẽ gửi URL của trang bạn đang cố truy cập cho Google.

Tự động điền, quản lý mật khẩu và thanh toán. Nhằm cải tiến dịch vụ Tự động điền và quản lý mật khẩu của Chrome, Chrome gửi cho Google thông tin ẩn danh, có giới hạn về các biểu mẫu web mà bạn gặp hoặc gửi khi dịch vụ Tự động điền hoặc quản lý mật khẩu được bật, bao gồm cả URL được băm của trang web và thông tin chi tiết về cấu trúc của biểu mẫu đó. Tìm hiểu thêm.

Khi bạn đăng nhập vào Chrome bằng Tài khoản Google của mình, Chrome có thể đề xuất lưu mật khẩu, phương thức thanh toán và thông tin liên quan vào Tài khoản Google đó. Ngoài ra, Chrome cũng có thể cung cấp cho bạn tùy chọn điền mật khẩu và phương thức thanh toán trong Tài khoản Google vào biểu mẫu web. Nếu bạn đã lưu mật khẩu hoặc phương thức thanh toán trong Chrome, thì Chrome có thể nhắc bạn lưu những thông tin này vào Tài khoản Google của bạn. Nếu bạn sử dụng một phương thức thanh toán trong Tài khoản Google của mình hoặc chọn lưu phương thức thanh toán vào Tài khoản Google đó để dùng sau này, thì Chrome sẽ thu thập thông tin về máy tính của bạn và chia sẻ với Google Pay để bảo vệ bạn khỏi hành vi gian lận, đồng thời cung cấp dịch vụ này. Nếu được người bán hỗ trợ, Chrome cũng sẽ cho phép bạn thanh toán bằng Google Pay.

Ngôn ngữ. Để tùy chỉnh trải nghiệm duyệt web của bạn dựa trên các ngôn ngữ bạn muốn đọc, Chrome sẽ ghi nhớ những ngôn ngữ bạn sử dụng thường xuyên nhất khi truy cập vào các trang web. Tùy chọn ngôn ngữ này sẽ được gửi đến Google để tùy chỉnh trải nghiệm của bạn trong Chrome. Nếu bạn đã bật tính năng đồng bộ hóa trên Chrome, cấu hình ngôn ngữ này sẽ được liên kết với Tài khoản Google của bạn. Nếu bạn thêm lịch sử Chrome vào Hoạt động web và ứng dụng Google, cấu hình ngôn ngữ này có thể dùng để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn trong các sản phẩm khác của Google. Xem các tùy chọn kiểm soát hoạt động.

Ứng dụng web trên Android. Trên các thiết bị Android, nếu bạn chọn "thêm vào màn hình chính" đối với trang web đã được tối ưu hóa để có hiệu suất nhanh, đáng tin cậy trên thiết bị di động, thì Chrome sẽ sử dụng máy chủ Google để tạo gói Android gốc cho trang web đó trên thiết bị của bạn. Gói Android này cho phép bạn tương tác với ứng dụng web đó giống như với một ứng dụng Android. Ví dụ: ứng dụng web đó sẽ xuất hiện trong danh sách các ứng dụng đã cài đặt của bạn. Tìm hiểu thêm.

Số liệu thống kê về việc sử dụng và báo cáo sự cố. Theo mặc định, số liệu thống kê về việc sử dụng và báo cáo sự cố được gửi cho Google để giúp chúng tôi cải thiện các sản phẩm. Số liệu thống kê về việc sử dụng chứa những thông tin như tùy chọn, số lượt nhấp vào nút, số liệu thống kê hiệu suất và mức sử dụng bộ nhớ. Nói chung, số liệu thống kê về việc sử dụng không bao gồm URL trang web hoặc thông tin cá nhân. Tuy nhiên, nếu bạn đã bật tùy chọn "Cải thiện tính năng tìm kiếm và duyệt web/Gửi URL của các trang bạn truy cập cho Google", thì số liệu thống kê về việc sử dụng Chrome sẽ bao gồm thông tin về các trang web mà bạn truy cập cũng như mức sử dụng các trang web đó. Nếu bạn đã bật tính năng đồng bộ hóa trên Chrome, thì Chrome có thể kết hợp mọi thông tin về độ tuổi và giới tính đã công bố trong Tài khoản Google của bạn với số liệu thống kê của chúng tôi để giúp chúng tôi tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn cho mọi đặc điểm nhân khẩu học. Ví dụ: chúng tôi có thể thu thập số liệu thống kê để xác định các trang web tải chậm. Chúng tôi sử dụng thông tin này để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời để cung cấp cho nhà phát triển web cái nhìn sâu sắc vào cách cải thiện các trang của họ. Báo cáo sự cố chứa thông tin về hệ thống tại thời điểm xảy ra sự cố và có thể bao gồm URL của trang web hoặc thông tin cá nhân, tùy thuộc vào những gì đang diễn ra tại thời điểm kích hoạt báo cáo sự cố. Chúng tôi có thể chia sẻ thông tin không nhận dạng cá nhân tổng hợp một cách công khai và với các đối tác của mình, chẳng hạn như nhà xuất bản, nhà quảng cáo hoặc nhà phát triển web. Bạn có thể thay đổi tùy chọn gửi số liệu thống kê về việc sử dụng và báo cáo sự cố cho Google vào bất cứ lúc nào. Tìm hiểu thêm. Nếu bạn đã bật các ứng dụng của Google Play trên Chromebook và bật số liệu thống kê về việc sử dụng Chrome, thì dữ liệu chẩn đoán và sử dụng Android cũng sẽ được gửi cho Google.

Giấy phép phương tiện. Một số trang web mã hóa phương tiện để bảo vệ chống lại hoạt động truy cập và sao chép trái phép. Đối với các trang web HTML5, hoạt động trao đổi quan trọng này được thực hiện bằng cách sử dụng API Tiện ích phương tiện đã mã hóa. Trong quá trình cho phép truy cập vào phương tiện này, các giá trị nhận dạng phiên và giấy phép có thể được lưu trữ trong máy. Người dùng có thể xóa các giá trị nhận dạng này trong Chrome bằng cách dùng tùy chọn Xóa dữ liệu duyệt web khi đã chọn "Cookie và các dữ liệu trang web khác". Đối với các trang web sử dụng Adobe Flash Access, Chrome sẽ cung cấp một giá trị nhận dạng duy nhất cho các trang web và đối tác nội dung. Giá trị nhận dạng này được lưu trữ trên hệ thống của bạn. Bạn có thể từ chối quyền truy cập này trong phần cài đặt ở mục Cài đặt nội dung, Nội dung được bảo vệ và đặt lại giá trị nhận dạng bằng cách sử dụng tùy chọn Xóa dữ liệu duyệt web khi đã chọn "Cookie và các dữ liệu trang web khác". Nếu bạn truy cập nội dung được bảo vệ trong Chrome trên Android, hoặc truy cập nội dung có chất lượng cao hơn hay nội dung ngoại tuyến trên ChromeOS, thì nhà cung cấp nội dung có thể yêu cầu Chrome cung cấp chứng chỉ để xác minh xem thiết bị có đủ điều kiện không. Thiết bị của bạn sẽ chia sẻ giá trị nhận dạng riêng của trang với trang web đó để chứng nhận rằng khóa mật mã được bảo vệ bằng phần cứng của Chrome. Tìm hiểu thêm.

Các dịch vụ khác của Google. Thông báo này mô tả các dịch vụ của Google được bật trong Chrome theo mặc định. Ngoài ra, Chrome có thể cung cấp các dịch vụ web khác của Google. Ví dụ: nếu bạn gặp một trang có ngôn ngữ khác, Chrome sẽ đề xuất gửi nội dung đó tới Google để dịch. Bạn sẽ được thông báo về các tùy chọn kiểm soát những dịch vụ này khi sử dụng dịch vụ lần đầu. Bạn có thể tìm thêm thông tin trong Báo cáo chính thức về quyền riêng tư của Chrome.

Giá trị nhận dạng trong Chrome

Chrome bao gồm một số giá trị nhận dạng duy nhất và không phải duy nhất cần thiết để hỗ trợ các tính năng và dịch vụ. Ví dụ: nếu bạn sử dụng tính năng gửi thông báo đẩy, thì giá trị nhận dạng sẽ được tạo để gửi thông báo cho bạn. Khi có thể, chúng tôi sử dụng giá trị nhận dạng không phải duy nhất và xóa giá trị nhận dạng khi không còn cần thiết. Ngoài ra, các giá trị nhận dạng sau giúp chúng tôi phát triển, phân phối và quảng bá Chrome nhưng không liên quan trực tiếp đến một tính năng của Chrome.

  • Theo dõi cài đặt. Mỗi bản sao của phiên bản trình duyệt Chrome dành cho máy tính để bàn Windows có một số cài đặt tạm thời được tạo ngẫu nhiên và gửi tới Google khi bạn cài đặt và sử dụng Chrome lần đầu tiên. Giá trị nhận dạng tạm thời này giúp chúng tôi ước tính số lượng trình duyệt đã cài đặt. Giá trị nhận dạng này sẽ bị xóa vào lần đầu Chrome cập nhật. Phiên bản Chrome dành cho thiết bị di động tiếp tục dùng biến thể của giá trị nhận dạng thiết bị để theo dõi liên tục số lượt cài đặt Chrome.

  • Theo dõi quảng cáo. Để giúp chúng tôi theo dõi sự thành công của các chiến dịch quảng cáo, Chrome sẽ tạo một mã duy nhất gửi tới Google khi bạn chạy và sử dụng trình duyệt lần đầu tiên. Ngoài ra, nếu bạn nhận được hoặc kích hoạt lại bản sao phiên bản máy tính để bàn của trình duyệt Chrome như một phần của chiến dịch quảng cáo, và nếu Google là công cụ tìm kiếm mặc định của bạn, thì các cụm từ tìm kiếm trên thanh địa chỉ sẽ bao gồm một thẻ quảng cáo không phải là duy nhất. Tất cả các phiên bản dành cho thiết bị di động của trình duyệt Chrome cũng bao gồm thẻ quảng cáo không phải là duy nhất với các lượt tìm kiếm trên thanh địa chỉ. ChromeOS cũng có thể định kỳ gửi thẻ quảng cáo không phải là duy nhất tới Google (bao gồm trong quá trình thiết lập ban đầu) và khi thực hiện các lượt tìm kiếm trên Google. Tìm hiểu thêm.

  • Phiên bản dùng thử tại chỗ. Đôi khi, chúng tôi tiến hành thử nghiệm các tính năng mới trong phạm vi giới hạn. Chrome có một số nguồn (seed number) được chọn ngẫu nhiên vào lần chạy đầu tiên để gán trình duyệt cho các nhóm thử nghiệm. Chúng tôi cũng có thể giới hạn các cuộc thử nghiệm trong phạm vi quốc gia (xác định bằng địa chỉ IP), hệ điều hành, phiên bản Chrome và các tham số khác. Danh sách các phiên bản dùng thử tại chỗ hiện đang hoạt động khi bạn cài đặt Chrome có trong tất cả các yêu cầu gửi tới Google. Tìm hiểu thêm.

Chế độ đăng nhập và đồng bộ hóa Chrome

Bạn cũng có tùy chọn sử dụng trình duyệt Chrome khi đã đăng nhập vào Tài khoản Google, bất kể có bật tính năng đồng bộ hóa hay không.

Đăng nhập. Trên các phiên bản Chrome dành cho máy tính, nếu bạn đăng nhập hoặc đăng xuất khỏi bất kỳ dịch vụ web nào của Google, chẳng hạn như google.com, thì bạn cũng sẽ đăng nhập hoặc đăng xuất khỏi Chrome. Bạn có thể tắt lựa chọn này trong phần cài đặt. Tìm hiểu thêm. Trên Chrome dành cho Android và iOS, khi bạn đăng nhập vào bất kỳ dịch vụ web nào của Google, Chrome có thể hỏi bạn xem bạn có muốn đăng nhập bằng Tài khoản Google mà bạn đã đăng nhập trên thiết bị hay không. Bạn có thể tắt lựa chọn này trong phần cài đặt. Tìm hiểu thêm. Nếu bạn đã đăng nhập vào Chrome bằng Tài khoản Google của mình, thì Chrome có thể đề xuất bạn lưu mật khẩu, phương thức thanh toán và thông tin liên quan vào Tài khoản Google đó. Thông tin cá nhân này sẽ được sử dụng và bảo vệ theo Chính sách quyền riêng tư của Google.

Đồng bộ hóa. Khi bạn đăng nhập vào trình duyệt Chrome hoặc một thiết bị Chromebook và bật tính năng đồng bộ hóa với Tài khoản Google của bạn, thì thông tin cá nhân của bạn sẽ được lưu vào Tài khoản Google của bạn trên các máy chủ của Google để bạn có thể truy cập vào những thông tin đó khi đăng nhập và đồng bộ hóa với Chrome trên các máy tính và thiết bị khác. Những thông tin cá nhân này sẽ được sử dụng và bảo vệ theo Chính sách quyền riêng tư của Google. Loại thông tin này có thể bao gồm:

  • Lịch sử duyệt web
  • Dấu trang
  • Tab
  • Thông tin Tự động điền và Mật khẩu
  • Các tùy chọn cài đặt trình duyệt khác, chẳng hạn như tiện ích đã cài đặt

Tuỳ chọn đồng bộ hoá chỉ được bật khi bạn chọn. Tìm hiểu thêm. Để tuỳ chỉnh thông tin cụ thể mà bạn đã chọn đồng bộ hoá, hãy sử dụng trình đơn "Cài đặt". Tìm hiểu thêm. Bạn có thể xem lượng dữ liệu Chrome được lưu trữ cho Tài khoản Google của mình trên Dữ liệu Chrome trong tài khoản của bạn. Trên Trang tổng quan này, bạn cũng có thể tắt tính năng đồng bộ hoá và xoá tất cả dữ liệu liên quan khỏi máy chủ của Google, ngoại trừ đối với Tài khoản Google được tạo qua Family Link. Tìm hiểu thêm. Đối với Tài khoản Google được tạo trong Family Link, bạn cần đăng nhập để sử dụng các tính năng quản lý dành cho cha mẹ, chẳng hạn như hạn chế về trang web. Tuy nhiên, trẻ em có tài khoản Family Link vẫn có thể xoá dữ liệu của mình và tắt chế độ đồng bộ hoá của hầu hết các loại dữ liệu. Tìm hiểu thêm. Thông báo về quyền riêng tư đối với Tài khoản Google được tạo trong Family Link áp dụng cho dữ liệu Chrome Sync được lưu trữ trong các tài khoản đó.

Cách Chrome xử lý thông tin được đồng bộ hóa của bạn

Khi bạn bật tính năng đồng bộ hóa với Tài khoản Google, chúng tôi sẽ sử dụng dữ liệu duyệt web của bạn để cải thiện và cá nhân hóa trải nghiệm của bạn trong Chrome. Bạn cũng có thể cá nhân hóa trải nghiệm của mình trên các sản phẩm khác của Google bằng cách cho phép thêm lịch sử Chrome vào Hoạt động web và ứng dụng trên Google. Tìm hiểu thêm.

Bạn có thể thay đổi tùy chọn cài đặt này trên trang Lịch sử tài khoản hoặc quản lý dữ liệu riêng tư của bạn bất cứ khi nào bạn thích. Nếu bạn không sử dụng dữ liệu Chrome để cá nhân hóa trải nghiệm Google bên ngoài Chrome, thì Google sẽ chỉ sử dụng dữ liệu Chrome của bạn sau khi dữ liệu đó được ẩn danh và tổng hợp với dữ liệu của những người dùng khác. Google dùng dữ liệu này để phát triển các tính năng, sản phẩm và dịch vụ mới đồng thời cải thiện chất lượng chung của các sản phẩm và dịch vụ hiện có. Nếu muốn sử dụng dịch vụ đám mây của Google để lưu trữ và đồng bộ hóa dữ liệu Chrome nhưng không muốn Google truy cập vào dữ liệu đó, thì bạn có thể mã hóa dữ liệu Chrome đã đồng bộ hóa bằng cụm mật khẩu đồng bộ hóa của riêng bạn. Tìm hiểu thêm.

Chế độ ẩn danh và chế độ khách

Bạn có thể giới hạn thông tin mà Chrome lưu trữ trên hệ thống của bạn bằng cách sử dụng chế độ ẩn danh hoặc chế độ khách. Trong các chế độ này, Chrome sẽ không lưu trữ một số thông tin nhất định, chẳng hạn như:

  • Thông tin lịch sử duyệt web cơ bản như URL, văn bản trang được lưu vào bộ nhớ đệm hoặc địa chỉ IP của các trang được liên kết từ các trang web bạn truy cập
  • Ảnh chụp nhanh của trang bạn truy cập
  • Bản ghi về tài nguyên đã tải xuống, mặc dù các tệp bạn tải xuống sẽ vẫn được lưu trữ ở nơi khác trên máy tính hoặc thiết bị của bạn

Cách Chrome xử lý thông tin ở chế độ ẩn danh hoặc ở chế độ khách của bạn

Cookie. Chrome sẽ không chia sẻ các cookie hiện có với những trang web mà bạn truy cập ở chế độ ẩn danh hoặc chế độ khách. Khi bạn đang ở các chế độ này, các trang web có thể đặt cookie mới trên hệ thống của bạn nhưng các cookie này sẽ chỉ được lưu trữ và truyền cho tới khi bạn đóng cửa sổ ẩn danh hoặc cửa sổ khách cuối cùng.

Thay đổi cấu hình trình duyệt. Khi bạn thay đổi cấu hình trình duyệt, chẳng hạn như đánh dấu trang một web hoặc thay đổi các tùy chọn cài đặt, thông tin này sẽ được lưu lại. Chế độ ẩn danh hoặc chế độ khách không ảnh hưởng đến những sự thay đổi này.

Quyền. Các quyền mà bạn cấp ở chế độ ẩn danh không được lưu vào hồ sơ hiện tại của bạn.

Thông tin hồ sơ. Ở chế độ ẩn danh, bạn sẽ vẫn có quyền truy cập vào thông tin trong hồ sơ hiện có của mình, chẳng hạn như các đề xuất dựa trên lịch sử duyệt web và mật khẩu đã lưu. Ở chế độ khách, bạn có thể duyệt web mà không nhìn thấy thông tin trong bất kỳ hồ sơ hiện có nào.

Quản lý người dùng trong Chrome

Quản lý người dùng để sử dụng Chrome cá nhân

Bạn có thể thiết lập các phiên bản cá nhân hóa của Chrome dành cho người dùng sử dụng chung một thiết bị hoặc máy tính. Lưu ý rằng bất cứ ai có quyền truy cập vào thiết bị của bạn cũng có thể xem tất cả thông tin trong mọi hồ sơ. Nhằm thực sự bảo vệ dữ liệu của bạn để người khác không xem được, hãy sử dụng tài khoản người dùng được tích hợp sẵn trong hệ điều hành của bạn. Tìm hiểu thêm.

Quản lý người dùng trên Chrome dành cho doanh nghiệp

Một số trình duyệt Chrome hoặc thiết bị Chromebook được trường học hoặc công ty quản lý. Trong trường hợp đó, quản trị viên có thể áp dụng các chính sách cho trình duyệt Chrome hoặc thiết bị Chromebook. Chrome sẽ kết nối với Google để kiểm tra các chính sách này khi người dùng bắt đầu duyệt web lần đầu (ngoại trừ ở chế độ khách). Chrome sẽ kiểm tra định kỳ để phát hiện chính sách cập nhật.

Quản trị viên có thể thiết lập chính sách về báo cáo hoạt động và trạng thái của Chrome, bao gồm cả thông tin vị trí của các thiết bị ChromeOS. Quản trị viên cũng có thể có khả năng truy cập, giám sát, sử dụng hoặc tiết lộ dữ liệu truy cập từ thiết bị được quản lý của bạn.

Các phương thức Duyệt web an toàn

Google Chrome và một số trình duyệt nhất định của bên thứ ba, chẳng hạn như một số phiên bản của Mozilla Firefox và Safari của Apple, có tính năng Duyệt web an toàn của Google. Với tính năng Duyệt web an toàn, thông tin về các trang web đáng ngờ được gửi và nhận giữa trình duyệt bạn đang sử dụng và máy chủ của Google.

Cách thức hoạt động của Duyệt web an toàn

Trình duyệt của bạn sẽ kết nối với máy chủ của Google để tải danh sách "Duyệt web an toàn" gần đây nhất xuống. Danh sách này chứa các trang web lừa đảo và phần mềm độc hại đã xác định. Bản sao mới nhất của danh sách này được lưu trữ cục bộ trên hệ thống của bạn. Google không thu thập bất kỳ thông tin tài khoản nào hoặc thông tin nhận dạng cá nhân khác trong quá trình kết nối này. Tuy nhiên, Google sẽ nhận thông tin nhật ký tiêu chuẩn, bao gồm cả địa chỉ IP và cookie.

Mỗi trang web bạn truy cập sẽ được đối chiếu với danh sách Duyệt web an toàn trên hệ thống của bạn. Nếu phát hiện kết quả trùng khớp, trình duyệt của bạn sẽ gửi cho Google một bản sao mã hóa từng phần của URL trang web để Google có thể gửi thêm thông tin tới trình duyệt của bạn. Google không thể xác định URL thực sự từ thông tin này. Tìm hiểu thêm.

Các tính năng Duyệt web an toàn sau chỉ dành riêng cho Chrome:

  • Nếu bạn đã bật chế độ Bảo vệ nâng cao của tính năng Duyệt web an toàn, thì Chrome sẽ cung cấp các biện pháp bảo vệ bổ sung, đồng thời gửi thêm dữ liệu cho Google, theo như mô tả trong phần cài đặt của Chrome. Tìm hiểu thêm. Trong trường hợp Chế độ bảo vệ thông thường đang bật, bạn vẫn có thể sử dụng một vài biện pháp bảo vệ nâng cao ở dạng tính năng độc lập (mỗi biện pháp có các nút điều khiển riêng).

  • Nếu bạn đã bật tùy chọn "Cải thiện tính năng tìm kiếm và duyệt web/Gửi URL của các trang bạn truy cập cho Google" và tính năng Duyệt web an toàn, thì Chrome sẽ gửi cho Google URL đầy đủ của từng trang web mà bạn truy cập để xác định xem trang web đó có an toàn hay không. Nếu bạn cũng đồng bộ hóa lịch sử duyệt web của mình mà không dùng cụm mật khẩu đồng bộ hóa, thì các URL này sẽ tạm thời liên kết với Tài khoản Google của bạn để cung cấp chế độ bảo vệ phù hợp hơn. Tính năng này sẽ tắt ở chế độ khách và chế độ ẩn danh.

  • Một số phiên bản của Chrome có công nghệ Duyệt web an toàn có thể xác định các trang web có khả năng gây hại cũng như các loại tệp có thể gây nguy hiểm mà Google chưa xác định được. URL đầy đủ của trang web hoặc tệp có thể gây nguy hiểm cũng có thể được gửi tới Google để giúp xác định xem trang web hoặc tệp đó có gây hại hay không.

  • Chrome sử dụng công nghệ Duyệt web an toàn để định kỳ quét máy tính của bạn nhằm phát hiện phần mềm không mong muốn ngăn bạn thay đổi các tùy chọn cài đặt hoặc can thiệp vào tính bảo mật và ổn định của trình duyệt. Tìm hiểu thêm. Nếu phát hiện loại phần mềm này, thì Chrome có thể cung cấp cho bạn tùy chọn tải Công cụ làm sạch Chrome xuống để xóa phần mềm này.

  • Bạn có thể chọn gửi dữ liệu bổ sung nhằm giúp cải thiện tính năng Duyệt web an toàn khi bạn truy cập trang web có vẻ chứa phần mềm độc hại hoặc khi Chrome phát hiện thấy phần mềm không mong muốn trên máy tính của bạn. Tìm hiểu thêm.

  • Nếu sử dụng trình quản lý mật khẩu của Chrome, thì khi bạn nhập bất kỳ mật khẩu đã lưu nào trên một trang không phổ biến, tính năng Duyệt web an toàn sẽ kiểm tra với Google để bảo vệ bạn khỏi các cuộc tấn công giả mạo. Để bảo vệ bạn, Chrome sẽ không gửi mật khẩu của bạn cho Google. Ngoài ra, tính năng Duyệt web an toàn còn bảo vệ mật khẩu Tài khoản Google của bạn. Nếu bạn nhập mật khẩu trên một trang web có thể là lừa đảo, thì Chrome sẽ nhắc bạn đổi mật khẩu của Tài khoản Google. Nếu bạn đồng bộ hóa lịch sử duyệt web của mình, hoặc nếu bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google và chọn thông báo cho Google, thì Chrome cũng sẽ gắn cờ cho Tài khoản Google của bạn là có nguy cơ bị lừa đảo.

  • Nếu bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google của mình, thì Chrome cũng sẽ cảnh báo bạn khi bạn sử dụng tên người dùng và mật khẩu có thể đã bị lộ trong một vụ rò rỉ dữ liệu. Để kiểm tra, khi bạn đăng nhập vào một trang web, Chrome sẽ gửi cho Google một phần hàm băm của tên người dùng và các thông tin khác đã mã hóa về mật khẩu của bạn. Sau đó, Google sẽ trả về một danh sách những kết quả có thể phù hợp trong các vụ rò rỉ đã biết. Chrome sử dụng danh sách này để xác định xem tên người dùng và mật khẩu của bạn đã bị lộ hay chưa. Khi thực hiện quy trình này, Google sẽ không biết tên người dùng hoặc mật khẩu của bạn, hoặc việc các thông tin đó có bị lộ hay không. Bạn có thể tắt tính năng nói trên trong phần Cài đặt của Chrome. Tìm hiểu thêm.

  • Trên các phiên bản Chrome dành cho máy tính và Android, bạn luôn có thể chọn tắt tính năng Duyệt web an toàn trong phần Cài đặt của Chrome. Trên phiên bản Chrome dành cho iOS, Apple kiểm soát công nghệ Duyệt web an toàn mà thiết bị của bạn sử dụng và có thể gửi dữ liệu đến các nhà cung cấp công nghệ này chứ không phải Google.

Các phương thức bảo vệ quyền riêng tư của ứng dụng, tiện ích, chủ đề, dịch vụ và các tiện ích bổ sung khác

Bạn có thể dùng ứng dụng, tiện ích, chủ đề, dịch vụ và các tiện ích bổ sung khác với Chrome, bao gồm cả một số tiện ích có thể được cài đặt sẵn hoặc tích hợp với Chrome. Các tiện ích bổ sung do Google phát triển và cung cấp có thể kết nối với máy chủ của Google và tuân theo Chính sách quyền riêng tư của Google trừ khi được quy định khác. Các tiện ích bổ sung do những bên khác phát triển và cung cấp thuộc trách nhiệm của bên tạo tiện ích bổ sung đó và có thể có chính sách quyền riêng tư khác.

Quản lý tiện ích bổ sung

Trước khi cài đặt tiện ích bổ sung, bạn nên xem lại các quyền được yêu cầu. Tiện ích bổ sung có thể có quyền thực hiện các hành động khác nhau, chẳng hạn như:

  • Lưu trữ, truy cập và chia sẻ dữ liệu được lưu trữ cục bộ hoặc trong tài khoản Google Drive của bạn
  • Xem và truy cập nội dung trên các trang web bạn truy cập
  • Sử dụng thông báo gửi qua máy chủ của Google

Chrome có thể tương tác với tiện ích bổ sung theo một số cách khác nhau:

  • Kiểm tra các bản cập nhật
  • Tải xuống và cài đặt bản cập nhật
  • Gửi chỉ báo sử dụng cho Google về tiện ích bổ sung

Một số tiện ích bổ sung có thể yêu cầu quyền truy cập vào giá trị nhận dạng duy nhất để quản lý các quyền kỹ thuật số hoặc gửi thông báo đẩy. Bạn có thể vô hiệu hóa việc sử dụng giá trị nhận dạng bằng cách xóa tiện ích bổ sung này khỏi Chrome.

Đôi khi, Google có thể phát hiện thấy tiện ích bổ sung gây ra mối đe dọa bảo mật, vi phạm các điều khoản dành cho nhà phát triển của Cửa hàng Chrome trực tuyến hoặc vi phạm thỏa thuận pháp lý, điều luật, quy định hoặc chính sách khác. Chrome định kỳ tải danh sách tiện ích bổ sung nguy hiểm xuống để tắt hoặc xóa từ xa các tiện ích này khỏi hệ thống của bạn.

Thông tin về quyền riêng tư trong nhật ký máy chủ

Giống như hầu hết các trang web, máy chủ của chúng tôi tự động ghi lại trang mà bạn yêu cầu khi bạn truy cập vào các trang web của chúng tôi. Các "nhật ký máy chủ" này thường bao gồm yêu cầu web, địa chỉ giao thức Internet, loại trình duyệt, ngôn ngữ của trình duyệt, ngày và giờ yêu cầu cũng như một hoặc nhiều cookie có thể xác định duy nhất trình duyệt của bạn.

Dưới đây là ví dụ về một mục nhật ký thông thường cho nội dung tìm kiếm "cars" (xe ô tô), theo sau là phần phân tích các phần của mục này:

123.45.67.89 - 25/3/2003 10:15:32 - https://www.google.com/search?q=cars - Firefox 1.0.7; Windows NT 5.1 - 740674ce2123e969

  • 123.45.67.89 là địa chỉ Giao thức Internet do Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của người dùng gán cho họ. D; tùy theo dịch vụ của người dùng, nhà cung cấp dịch vụ của họ có thể gán một địa chỉ khác cho người dùng mỗi lần họ kết nối với Internet.;
  • 25/3/2003 10:15:32 là ngày và giờ truy vấn.;
  • https://www.google.com/search?q=cars là URL được yêu cầu, bao gồm cả cụm từ tìm kiếm.;
  • Firefox 1.0.7; Windows NT 5.1 là trình duyệt và hệ điều hành được sử dụng.;
  • 740674ce2123a969 là ID cookie duy nhất được gán cho máy tính cụ thể này trong lần đầu tiên máy tính này truy cập vào một trang web của Google. (Người dùng có thể xóa cookie. Nếu người dùng đã xóa cookie khỏi máy tính kể từ lần truy cập Google gần đây nhất, thì cookie này sẽ là ID cookie duy nhất gán cho thiết bị của họ trong lần tiếp theo họ truy cập vào Google từ máy tính cụ thể đó).

Thông tin khác

Thông tin mà Google nhận được khi bạn sử dụng Chrome được sử dụng và bảo vệ theo Chính sách quyền riêng tư của Google. Thông tin mà nhà phát triển tiện ích bổ sung và nhà điều hành trang web khác nhận được bao gồm cookie, tuân theo chính sách quyền riêng tư của các trang web đó.

Luật bảo vệ dữ liệu khác nhau giữa các quốc gia, trong đó một số luật cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn so với các luật khác. Cho dù thông tin của bạn được xử lý ở đâu thì chúng tôi cũng đều áp dụng cùng một tiêu chuẩn bảo vệ như nêu trong Chính sách quyền riêng tư của Google. Ngoài ra, chúng tôi cũng tuân thủ một số khung pháp lý liên quan đến việc truyền dữ liệu, bao gồm cả khung pháp lý của Châu Âu như mô tả trên trang Khung pháp lý về truyền dữ liệu. Tìm hiểu thêm.

Từ khóa

Cookie

Cookie là một tệp nhỏ chứa một chuỗi các ký tự được gửi tới máy tính của bạn khi bạn truy cập một trang web. Khi bạn truy cập lại trang web đó, cookie sẽ cho phép trang web nhận dạng trình duyệt của bạn. Cookie có thể lưu trữ tùy chọn của người dùng và các thông tin khác. Bạn có thể định cấu hình trình duyệt để từ chối tất cả các cookie hoặc cho biết thời điểm gửi cookie. Tuy nhiên, một số tính năng hoặc dịch vụ của trang web có thể hoạt động không đúng cách nếu không có cookie. Hãy tìm hiểu thêm về cách Google sử dụng cookie cũng như cách Google sử dụng dữ liệu, bao gồm cả cookie, khi bạn dùng trang web hoặc ứng dụng của đối tác chúng tôi.

Tài khoản Google

Bạn có thể sử dụng một số dịch vụ của chúng tôi bằng cách đăng ký Tài khoản Google và cung cấp cho chúng tôi một số thông tin cá nhân (thường là tên, địa chỉ email và mật khẩu của bạn). Thông tin tài khoản này sẽ dùng để xác thực bạn khi bạn sử dụng các dịch vụ của Google và bảo vệ tài khoản của bạn khỏi hành vi truy cập trái phép của người khác. Bạn có thể chỉnh sửa hoặc xóa tài khoản của mình bất cứ lúc nào thông qua mục cài đặt của Tài khoản Google.