Cách bật nút download trên mac

1. Sử dụng trình duyệt khác có hỗ trợ (Cốc Cốc)

Mình thấy khá nhiều bạn thay vì dùng Safari mặc định thì chuyển sang dùng Cốc Cốc để có thể tải được Video trên Youtube. Bạn có thể dùng cách này, tuy nhiên mình không thích dùng Cốc Cốc, do có nhiều quảng cáo và đã từng bị tố vì cài mã độc vào ứng dụng nên mình cũng hơi rén.

Nếu dùng Cốc Cốc thì bạn chỉ cần vào trang chủ của ứng dụng: https://coccoc.com. Sau đó nhấn Tải trình duyệt. Tải về bạn kéo vào Application để cài như bình thường.

Cách bật nút download trên mac

Sau khi cài xong, chạy Cốc Cốc lên, mở video bạn cần tải về trên Youtube, rê chuột lên phía trên Video bạn sẽ thấy chữ Download. Hoặc nhấn vào icon mũi tên xanh trên góc phải trình duyệt, nhấn vào Download để tải Video về.

Cách bật nút download trên mac

2. Sử dụng các trang hỗ trợ tải online

Cách này ưu điểm là bạn có thể dùng bất kỳ trình duyệt nào, kể cả trình duyệt Safari mặc định, không cần cài thêm bất cứ gì. Và nhược điểm là sẽ có popup quảng cáo đôi lúc gây khó chịu.

Có rất nhiều các trang web Convert Youtube trên mạng nhưng mình đề xuất các bạn nên sử dụng 2 site đó là: http://y2mate.com hoặc https://x2convert.com/vi vì đây là 2 site có thể nói là thông dụng nhất cho việc Convert Videos Online tính đến thời điểm hiện tại rồi.

Sau khi vào y2mate.com, bạn chỉ việc dán link vào ô trên màn hình. Sau đó nhấn Start. Chọn chất lượng bạn muốn tải rồi nhấn Download.

Cách bật nút download trên mac

Với x2convert thì cũng tương tự thôi nên mình sẽ không hướng dẫn nữa nhé (mấy site convert này cũng na ná nhau cả thôi nên thao tác hầu như giống hệt)

3. Ngoài ra còn có một thủ thuật khác khá là hay

Thêm "ss" trước link bạn cần tải. Ví dụ link bản cần tải là "http://youtube.com/phimhanhdongnhatban" bạn chỉ cần thay thành "http://ssyoutube.com/phimhanhdongnhatban" sau đó Enter, một cửa sổ mới sẽ hiện ra và có nút Download cho bạn.

Cách bật nút download trên mac

3.1 Sử dụng phần mềm hỗ trợ Download trên MacOS có chức năng download trên Youtube

Cách này ưu điểm là bạn sẽ không bị phần mềm quảng cáo, tuy nhiên nó có một nhược điểm là bạn bạn phải cài thêm 1 phần mềm vào máy. Tuy nhiên các phần mềm hỗ trợ Download Youtube trên Mac đa số đều nhẹ và đầy đủ tính năng, ngoài download Video đa số còn hỗ trợ tách Audio từ youtube và lưu lại dưới định dạng Mp3

Thực ra các phần mềm này đều na ná chức năng giống nhau. Nên bạn có thể chọn phần mềm nào cũng được. Mình khuyến nghị một vài cái tên phổ biến và có tốc độ cập nhật liên tục như: 4K Video Downloader (hỗ trợ tải cả video 4K), Downie, Ummy Video Downloader (gọn nhẹ, đơn giản)…

Cách bật nút download trên mac

Ngoài ra. Nếu bạn đã cài Folx (phần mềm hỗ trợ download cho Mac được mệnh danh là IDM của MacOS). thì bạn chỉ cần mở Folx lên, chọn File>New Task (phím tắt Command + N) rồi dán link Youtube vào, phần mềm sẽ tự nhận link youtube, getlink cho bạn, bạn chỉ cần chọn chất lượng tải về (có cả chức năng tách Audio).

Cách bật nút download trên mac

HNMAC cũng có một bài viết chi tiết về phần mềm này, mình sẽ để link tại đây trong trường hợp các bạn muốn tham khảo thêm về nó nhé: Folx - IDM của MacOS. Trên đây là các cách mà mình biết giúp bạn có thể download video và nhạc từ youtube về máy Mac.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có bất cứ câu hỏi nào hãy để lại ở bên dưới phần bình luận nhé!!


 

Bạn có thể đặt các quyền cho một trang web mà không cần thay đổi chế độ cài đặt mặc định của mình.

Thay đổi chế độ cài đặt cho tất cả trang web

Để thay đổi quyền và dữ liệu lưu trữ trên tất cả trang web đã truy cập, bạn cũng có thể chọn Xem quyền và dữ liệu được lưu trữ trên các trang web

Các quyền có thể thay đổi được

  • Cookie: Cookie là các tệp do trang web bạn truy cập tạo ra. Cookie giúp trải nghiệm trực tuyến của bạn dễ dàng hơn và lưu thông tin duyệt web. Tìm hiểu thêm về cách quản lý cookie.
  • Hình ảnh: Các trang web thường hiện hình ảnh để minh họa, như ảnh cho cửa hàng trực tuyến hoặc tin bài.
  • JavaScript: Các trang web thường dùng JavaScript để hiển thị những tính năng tương tác, như trò chơi điện tử hoặc biểu mẫu web. Tìm hiểu thêm về JavaScript.
  • Trình xử lý: Các trang web có thể xử lý những tác vụ khi bạn nhấp vào một số đường liên kết, như tạo một thư mới trong ứng dụng email hoặc thêm sự kiện vào lịch trực tuyến của bạn.
  • Cửa sổ bật lên và đường liên kết chuyển hướng: Các trang web có thể gửi cửa sổ bật lên để hiện quảng cáo, hoặc dùng đường liên kết chuyển hướng để đưa bạn đến các trang web mà bạn có thể không muốn truy cập. Tìm hiểu thêm về cửa sổ bật lên và đường liên kết chuyển hướng.
  • Quảng cáo: Các trang web thường hiện quảng cáo để có thể cung cấp miễn phí nội dung hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, một số trang web được xác định là hiện quảng cáo xâm nhập hoặc quảng cáo gây hiểu lầm. Tìm hiểu thêm về quảng cáo.
  • Vị trí: Các trang web thường dùng thông tin vị trí của bạn cho các tính năng hoặc thông tin liên quan, như tin tức địa phương hoặc cửa hàng gần bạn. Tìm hiểu thêm về cách chia sẻ vị trí của bạn.
  • Thông báo: Các trang web thường gửi thông báo để báo cho bạn biết về tin nổi bật hoặc tin nhắn trò chuyện. Tìm hiểu thêm về thông báo.
  • Micrô: Các trang web thường dùng micrô cho các tính năng giao tiếp như cuộc gọi video. Tìm hiểu thêm về máy ảnh và micrô.
  • Máy ảnh: Các trang web thường dùng máy quay video cho các tính năng giao tiếp như cuộc gọi video. Tìm hiểu thêm về máy ảnh và micrô.
  • Quyền truy cập trình bổ trợ không có hộp cát: Một số trang web cần trình bổ trợ để có thể cho phép bạn thực hiện các thao tác như phát trực tuyến video hoặc cài đặt phần mềm. Theo mặc định, Chrome sẽ hỏi bạn liệu trình bổ trợ của trang web có thể bỏ qua hộp cát của Chrome để truy cập máy tính của bạn hay không.
  • Tự động tải xuống: Các trang web có thể tự động tải những tệp có liên quan xuống cùng nhau để tiết kiệm thời gian. Tìm hiểu thêm về quá trình tải xuống.
  • Thiết bị MIDI: Các trang web thường kết nối với thiết bị Giao diện kỹ thuật số cho nhạc cụ (MIDI) khi dùng những tính năng tạo và chỉnh sửa nhạc.
  • Thiết bị Bluetooth: Các trang web thường kết nối với thiết bị Bluetooth để trang web có thể ghi lại và hiển thị thông tin về thiết bị này. Tìm hiểu thêm về việc kết nối thiết bị Bluetooth.
  • Đồng bộ hoá dưới nền: Trang web có thể đồng bộ hoá để hoàn tất những việc như tải ảnh lên hoặc gửi một tin nhắn trò chuyện sau khi bạn rời trang.
  • Phông chữ: Các trang web có thể yêu cầu sử dụng phông chữ đã cài đặt trên thiết bị cục bộ của bạn.
  • Mức thu phóng: Bạn có thể đặt mức phóng to hoặc thu nhỏ trên một số trang web. Tìm hiểu thêm về cách phóng to hoặc thu nhỏ.
  • Tài liệu PDF: Đôi khi, trang web sẽ xuất bản các tệp PDF, như tài liệu, hợp đồng và biểu mẫu. Tìm hiểu thêm về các tài liệu PDF.
  • Nội dung được bảo vệ: Trang web có thể yêu cầu nhận dạng thiết bị của bạn khi phát nội dung được bảo vệ bằng bản quyền. Tìm hiểu thêm về nội dung được bảo vệ.
  • Cảm biến chuyển động: Các trang web thường dùng cảm biến chuyển động của thiết bị cho các tính năng như thực tế ảo hoặc theo dõi hoạt động thể dục.
  • Cổng nối tiếp: Các trang web thường kết nối với cổng nối tiếp để hỗ trợ những tính năng chuyển dữ liệu, chẳng hạn như khi thiết lập mạng của bạn.
  • Chỉnh sửa tệp: Các trang web thường truy cập vào tệp và thư mục trên thiết bị của bạn khi dùng những tính năng như tự động lưu công việc.
  • Bảng nhớ tạm: Các trang web thường đọc bảng nhớ tạm khi dùng những tính năng như giữ nguyên định dạng của văn bản đã sao chép.
  • Trình xử lý thanh toán:​​ Các trang web thường cài đặt trình xử lý thanh toán cho những tính năng như tính năng hỗ trợ thanh toán.
  • Thực tế tăng cường: Các trang web thường theo dõi vị trí của máy ảnh khi dùng các tính năng thực tế tăng cường, chẳng hạn như trò chơi.
  • Thực tế ảo: Các trang web thường dùng dữ liệu và thiết bị thực tế ảo để cho phép bạn bắt đầu những phiên thực tế ảo.
  • Nội dung không an toàn: Các trang web an toàn có thể nhúng nội dung như hình ảnh hoặc khung web không an toàn. Theo mặc định, các trang web an toàn sẽ chặn nội dung không an toàn. Bạn có thể chỉ định những trang web có thể hiển thị nội dung không an toàn. Tìm hiểu thêm về tính bảo mật và nội dung trang web.
  • Hoạt động dùng thiết bị của bạn: Các trang web thường phát hiện khi bạn đang dùng thiết bị để đặt tình trạng rảnh/bận của bạn trên ứng dụng trò chuyện.
  • Âm thanh: Các trang web có thể phát âm thanh để cung cấp âm thanh cho nhạc, video và nội dung nghe nhìn khác. Tìm hiểu thêm về âm thanh.
  • Thiết bị HID: Các trang web thường kết nối với thiết bị HID đối với một số tính năng dùng những loại bàn phím không phổ biến, tay điều khiển trò chơi, v.v.

Thay đổi chế độ cài đặt đối với một trang web cụ thể

Bạn có thể cho phép hoặc chặn quyền của một trang web cụ thể. Trang web sẽ sử dụng các tùy chọn cài đặt riêng thay cho tùy chọn cài đặt mặc định. Bạn cũng có thể xóa dữ liệu về một trang web.

  1. Mở Chrome trên máy tính.
  2. Truy cập vào một trang web.
  3. Ở bên trái của địa chỉ web, hãy nhấp vào biểu tượng mà bạn muốn: 
  4. Nhấp vào mục Cài đặt trang web.
  5. Thay đổi một lựa chọn cài đặt về quyền. 

Lưu ý:

  • Thay đổi của bạn sẽ được lưu tự động.
  • Sau khi bạn nhấp vào biểu tượng bên cạnh địa chỉ web, các chế độ cài đặt từng lưu cho trang web sẽ xuất hiện. Bạn có thể thay đổi các chế độ cài đặt này mà không cần chuyển đến trình đơn “Cài đặt trang web” trong Chrome.
  • Nếu có nút Đặt lại quyền, bạn có thể nhấp vào nút này để đặt lại các tuỳ chọn ưu tiên đã thay đổi.

Tài nguyên liên quan

  • Chặn hoặc cho phép cửa sổ bật lên trong Chrome
  • Kiểm tra xem kết nối của trang web có an toàn không
  • Thay đổi ngôn ngữ của Chrome và dịch trang web

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?