Cách bấm nốt Si trên sáo recorder

Sau một thời gian tập tành thổi sáo mình đã cho ra đời bài viết này với góc nhìn của một newbie ^^. Tài liệu trên mạng tuy có nhiều nhưng mình chưa tìm thấy bài nào hướng dẫn hoàn chỉnh đầy đủ về cách bấm thổi các nốt nhạc trên sáo trúc 6 lỗ cho newbie để dễ theo dõi và dễ hiểu cả.

Tập tành được một thời gian thì bị phản đối vì rên sáo nghe nhức đầu người nghe quá nên mình cũng cạch đến giờ chưa đụng vào nữa, phần sợ qua thời gian mình quên quên nên phải ghi lại để sau này có cái để nhớ, phần cũng có thể chia sẻ đến với những ai cần.

Lưu ý: 7 nốt "đồ rê mi fa sol la shi" được ký hiệu trong nhạc lý như sau:

» Đô [C] - Rê [D] - Mi [E] - Fa [F] - Sol [G] - La [A] - Shi [B] Sau đây mình sẽ liệt kê ra các cách bấm thổi các nốt nhạc trên sáo trúc 6 lỗ [sáo đô] với: quãng 1, quãng 2, quãng 3, các nốt thăng [#] và giáng [b] đầy đủ và dễ hiểu nhất.

Màu đen: Bịt kín lỗ.
Màu trắng: Không bịt.
: Thổi mạnh

Hướng dẫn cách bấm thổi các nốt nhạc trên sáo trúc
[Sáo trúc 6 lỗ]

1. Cách bấm 7 nốt nhạc "Quãng 1" trên sáo trúc 6 lỗ

Đây là 7 nốt cơ bản nhất và dễ thổi nhất mà người mới tập thổi sáo cần nắm rõ và phải thuộc lòng luôn nhé, nhuần nhuyễn 7 nốt này rồi thì các phần sau sẽ dễ bấm hơn.

** Mình đưa thêm nốt Đố [đô 2 - C2] vào để hoàn chỉnh một điệu nhạc. Người mới tập làm quen với thổi sáo thì nên tập thổi nhuần nhuyễn 8 nốt này trước, từ "đồ rề mì fà sòl là shì đố" rồi ngược lại "đố shì là sòl fà mì rề đồ".

2. Cách bấm 7 nốt nhạc "Quãng 2" trên sáo trúc 6 lỗ

Nếu bạn đã thuộc và quen với các nốt ở quãng 1 rồi thì thổi quãng 2 sẽ mau và dễ hơn. Cách bấm thổi nốt ở quãng 2 cũng giống như cách bấm ở quãng 1 nhưng thổi mạnh hơn quãng 1 sẽ ra nốt của quãng 2. Ví dụ: nốt đồ thổi mạnh sẽ là nốt đố. ** ↑ : Thổi mạnh ** Nốt Đố [đô 2 - C2] có 2 cách thổi nên mình để 2 hình.

3. Cách bấm 5 nốt nhạc "Quãng 3" trên sáo trúc 6 lỗ

Nếu đã tập lướt ngón quen tay các nốt ở quãng 1 và 2 thì vô nốt ở quãng 3 sẽ dễ hơn nhiều. ** ↑ : Thổi mạnh ** Mỗi nốt đều có 2 cách thổi nên mình sẽ để 2 hình, bạn bấm kiểu nào thuận tay thì bấm.

4. Cách bấm thổi 7 nốt "Thăng" [#] trên sáo trúc 6 lỗ

Nốt thăng bấm với cách mở nửa lỗ sẽ hơi khó và với mình thì quá là khó luôn, nên mình đã liệt kê thêm các cách bấm không phải mở nửa lỗ đễ dễ chơi hơn. Điều nữa là nốt thăng của nốt này sẽ là nốt giáng của nốt tiếp theo, nên bạn có thể tập nhớ luôn để dễ chơi. Ví dụ: nốt rê sau đô thì thăng của đô sẽ bằng giáng của rê [đô thăng = rê giáng]. ** Những nốt nào có 2 hay 3 cách bấm thì mình sẽ để thêm 2, 3 hình, bạn bấm kiểu nào thuận tay thì bấm.

5. Cách bấm thổi 7 nốt "Giáng" [b] trên sáo trúc 6 lỗ

Nếu bạn đã nhớ các cách bấm nốt thăng ở trên thì với nốt giáng sẽ rất dễ nhớ, vì nốt giáng của nốt này sẽ là nốt thăng của nốt trước đó. Ví dụ: nốt đô trước rê thì giáng của rê sẽ bằng thăng của đô [rê giáng = đô thăng]. ** Những nốt nào có 2 hay 3 cách bấm thì mình sẽ để thêm 2, 3 hình, bạn bấm kiểu nào thuận tay thì bấm.

** Xong, kết thúc 5 loại [quãng 1, quãng 2, quãng 3, thăng [#], giáng [b]] ở đây.

6. Các bản cảm âm đơn giản cho người mới tập thổi sáo trúc 6 lỗ


1. Cảm âm bài "Cháu lên ba" [Chỉ thổi quãng 1] [quá dễ luôn ^^] La sol fa sol fa sol la Sol sol la fa la sol la fa Sol la fa đô đô fa sol la Sol fa sol la sol fa sol đô fa Đô la sol fa đô đô la sol fa

2. Cảm âm bài "Đàn gà trong sân" [Chỉ thổi quãng 1]

Đô rê mi mi đô rê đô rê Mi mi fa sol mi fa rê mi Sol sol sol sol sol la sol fa sol fa mi Mi mi mi mi mi fa mi rê mi rê đô Đô rê mi mi đô rê đô rê Mi mi fa sol mi fa rê mi Sol sol sol sol sol la sol fa sol fa mi Mi mi mi mi mi fa mi rê mi rê đô

3. Cảm âm bài "Biển nhớ" [Có quãng 1 và quãng 2] [Bài này mình thích ^^]

Mi la la la Mi la mi mi rê rê Rê fa la đô2 si si Mi la si mi2 đô2 đô2 La rê2 rê2 rê2 Mi2 fa2 rê2 mi2 si si La đô2 si la fa fa La fa mi si si si Mi la la la Mi la mi mi rê rê Rê fa la đô2 si si Mi la si mi2 đô2 đô2 La rê2 rê2 rê2 Mi2 fa2 rê2 mi2 si si La đô2 si la fa fa La fa mi si si si La la la rê Rê fa la si mi Mi si mi2 rê2 la Si rê2 rê2 rê2 rê2

4. Cảm âm bài "A Song From Secret Garden" [Chỉ thổi quãng 1]

Mi la si đô si đô, đô rê si la si, si đô la sol la sol mi Mi la si đô si đô, đô rê si la si, si đô la sol la sol la, si đô sol la la la si sol fa sol Si đô mi fa fa fa sol mi rê mi Si đô sol la la la si sol fa sol, sol sol la fa mi fa, fa sol mi rê mi

5. Cảm âm bài "Tình nhi nữ" [Có quãng 1 và quãng 2]

Đô rê fa sol la mi rê đô rê Fa sol la2 đô2 rê2 fa sol la si la La đô rê đô rê Rê la2 sol fa sol sol la rê đô Rê mi sol la rê fa Đô đô rê fa mi rê đô rê Đô đô rê fa mi rê đô la sol la La đô rê đô rê Rê la sol fa sol sol la rê đô Rê mi sol la rê fa...

Tạm thời nhiêu đây bài dễ dễ thôi, khi nào lên tay thì tha hồ mà thổi các bản nhạc yêu thích ^^


Bản quyền bài viết thuộc về/ CTG blog




BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Có rất nhiều các bài biết hướng dẫn về cách thổi sáo trúc 6 lỗ cho người mới học. Nhưng hầu hết đều rất sơ sài và thiếu chi tiết, khiến các bạn mới học thổi sáo không thể hiểu rõ và khó tiếp thu. Qua bài viết này, mình sẽ giới thiệu lại cách thổi sáo trúc dọc 6 lỗ một cách tổng quát và chi tiết cho những người mới học.

Giới thiệu về sáo trúc 6 lỗ

Sáo trúc 6 lỗ là một trong những loại nhạc cụ đã xuất hiện từ rất lâu ở môi trường âm nhạc Việt Nam. Loại sáo trúc này được rất nhiều người yêu thích bởi đặc tính: gọn nhẹ, dễ làm, âm thanh của sáo nhẹ nhàng du dương có thể lột tả được hết những tâm tư tình cảm của người thổi sáo. Một trong những biểu tượng đặc trưng của sáo trúc Việt Nam đó chính là hình ảnh chú bé chăn trâu thổi sáo trúc.

Hướng dẫn cách thổi sáo trúc dọc 6 lỗ

Đối với bất cứ loại nhạc cụ nào đi chăng nữa, việc đầu tiên để có thể sử dụng thành thạo chúng là nắm rõ những nốt nhạc để sử dụng dễ dàng nhất. 7 nốt nhạc đó là Đô [C] – Rê [D] – Mi [E] – Fa [F] – Sol [G] – La [A] – Si [B] và được kí hiệu bằng những chữ cái tương ứng.

Cách bấm ngón tay trên sáo trúc 6 lỗ

Nếu là một người mới học thì bạn nên tập từ những điều cơ bản nhất như: cách bấm thổi sáo 6 lỗ với quãng 1,2,3, cách thổi các nốt thăng [#], các nốt giáng [b], khi sử dụng thuần thục rồi mới đến những chức nâng mở rộng và nâng cao.

Cách bấm những nốt nhạc quãng 1 trên sáo trúc 6 lỗ

Là bài tập cơ bản nhất mà bất cứ ai muốn thổi thành thạo sáo trúc dọc 6 lỗ đều phải làm được. Hãy tập thật chậm và kỹ với bài tập đầu tiên này. Các bạn tập thổi từ nốt Đô [C] – Rê [D] – Mi [E] – Fa [F] – Sol [G] – La [A] – Si [B] rồi ngược lại nhiều lần để cảm nhận được các âm của nốt nhạc và ghi nhớ các vị trí bấm trên ngón tay.

Cách thổi sáo trúc 6 lỗ quãng 1

Ví dụ với bài nhạc Cháu Lên 3 các bạn có thể thổi như sau:

La sol fa sol fa sol la

Sol sol la fa la sol la fa

Sol la fa đô đô fa sol la

Sol fa sol la sol fa sol đô fa

Đô la sol fa đô đô la sol fa

Cách bấm những nốt nhạc quãng 2 trên sáo trúc 6 lỗ

Khi đã học và nắm rõ cách thổi ở quãng 1 của sáo trúc 6 lỗ. Các bạn chuyển sang học cách thổi quãng 2, tương tự như với quãng 1 nhưng điều chỉnh hơi thổi mạnh hơn. Xem hình mô tả ở dưới để rõ hơn.

Cách thổi sáo trúc 6 lỗ quãng 2

Ví dụ với bài: Tình Nhi Nữ các bạn có thể áp dụng cách thổi cả quãng 1 và 2

Đô rê fa sol la mi rê đô rê

Fa sol la2 đô2 rê2 fa sol la si la

La đô rê đô rê

Rê la2 sol fa sol sol la rê đô

Rê mi sol la rê fa

Đô đô rê fa mi rê đô rê

Đô đô rê fa mi rê đô la sol la

La đô rê đô rê

Rê la sol fa sol sol la rê đô

Rê mi sol la rê fa…

Cách bấm những nốt nhạc quãng 3 trên sáo trúc 6 lỗ

Khi đã thông thạo cách thổi quãng 1 và quãng 2 thì việc bấm và thổi các nốt nhạc quãng 3 của sáo trúc trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Xem hình để hiểu rõ hơn:

Cách thổi sáo trúc 6 lỗ quãng 3

Cách bấm nốt thăng trên sáo trúc 6 lỗ

So với những quãng 1,2,3 thì nốt thăng sẽ khó bấm hơn rất nhiều. Thao tác tay của bạn sẽ phải bấm nửa lỗ sáo, điều không phải ai khi mới tập cũng có thể làm được. Chính vì vậy, chúng ta sẽ thực hiện cách khác dễ hơn nhiều mà không cần phải bấm nửa lỗ. Xem hình chú thích để hiểu rõ hơn nhé:

Cách thổi sáo trúc 6 lỗ với những nốt thăng

Cách bấm những nốt nhạc giáng trên sáo trúc 6 lỗ

Khi đã học thành thạo cách bấm và thổi nút thăng trên sáo trúc 6 lỗ thì viêc học bấm những nốt giáng sẽ đơn giản hơn. Vì nốt giáng của nốt này sẽ là nốt thăng của nốt trước đó. Ví dụ: nốt đô trước rê thì giáng của rê sẽ bằng thăng của đô [rê giáng = đô thăng]. Xem hình minh họa ở dưới để hiểu rõ hơn.

Cách thổi sáo trúc 6 lỗ với những nốt giáng

Kết luận Cách thổi sáo trúc dọc 6 lỗ

Qua bài chia sẻ hướng dẫn cách thổi sáo trúc dọc 6 lỗ này. Hi vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn muốn tìm hiểu về sáo trúc. Chúc các bạn yêu sáo trúc nhanh chóng thành công. Bài viết có tham khảo và sử dụng tài liệu của bạn nguyenvanhieu87.com.

Video liên quan

Chủ Đề