Các loại thuốc giảm đau sau phẫu thuật

 Hàng năm, tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An thực hiện phẫu thuật cho khoảng 6000 bệnh nhân, đau sau phẫu thuật  là vấn đề được bác sỹ gây mê và bác sỹ phẫu thuật hết sức lưu tâm. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lí cũng như sự hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật. Hãy cùng chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Nghệ An tìm hiểu về các phương pháp giảm đau sau phẫu thuật:

1. Phân loại đau sau phẫu thuật

  Đau sau phẫu thuật là một phản ứng sinh bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau sau phẫu thuật thường biểu hiện lâm sàng bằng các dấu hiệu rối loạn tinh thần hoặc thay đổi tính cách của người bệnh cũng như sự bất thường của hệ thần kinh tự động.

  Mức độ đau sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ của ca phẫu thuật cũng như kỹ thuật mổ, phương pháp vô cảm đã thực hiện và khả năng chịu đựng của người bệnh.Để giảm đau sau mổ cần tính đến những vấn đề này.

   Đau sau phẫu thuật có thể được chia thành 2 loại như sau:

  • Đau cấp tính: Đây là loại đau ngay sau phẫu thuật cho đến ngày thứ 7 sau mổ. Đau cấp tính sau mổ có vai trò sinh lý tích cực, bởi nó cung cấp một cảnh báo tổn thương mô, làm người bệnh bất động để quá trình phục hồi nhanh hơn.
  • Đau mạn tính: Đây là tình trạng đau kéo dài hơn 3 tháng sau phẫu thuật. Tình trạng đua này thường ảnh hưởng nhiều đến người bệnh.

2. Tác hại đau sau phẫu thuật

  Đau sau phẫu thuật bắt đầu xuất hiện phụ thuộc vào phương pháp vô cảm như gây mê hoặc gây tê, chỉ kéo dài từ 2 – 4 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 50% người bệnh không chịu được cảm giác đau. Thời gian và tính chất cường độ đau sẽ phụ thuộc vào từng loại phẫu thuật, môi trường xung quanh cũng như ngưỡng chịu đau của người bệnh.

Tuy nhiên, đau sau mổ là một trong những phiền nạn chính đối với người bệnh. Các tác hại mà tình trạng đau sau phẫu thuật gây ra cho người bệnh như sau:

  • Đau gây ra một số tác hại cũng như rối loạn ở các cơ quan trên cơ thể như: Hô hấp, nội tiết và tuần hoàn;
  • Đau sau mổ còn gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh, từ đó làm tăng quá trình viêm và chậm liền sẹo, rối loạn dinh dưỡng sau mổ;
  • Bên cạnh đó, tình trạng đau sau mổ sẽ kéo dài thời gian nằm viện, mất ngày công lao động của người bệnh;
  • Đau sau phẫu thuật sẽ cản trở tới việc hồi phục sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh sẽ lo sợ khi chấp nhận một cuộc phẫu thuật khác;
  • Đồng thời, một tác hại đau sau phẫu thuật khác đó là làm hạn chế sự vận động của người bệnh, dẫn đến tăng nguy cơ tắc mạch, ảnh hưởng tới việc chăm sóc vết mổ và việc tập phục hồi chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng;

Đau sau phẫu thuật là một nỗi ám ảnh của người bệnh và là vấn đề đã và đang được bác sĩ luôn quan tâm bởi tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lí cũng như sự hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật.

3. Giảm đau sau phẫu thuật

Từ những tác hại đau sau phẫu thuật như trên, phương pháp giảm đau sau phẫu thuật là một biện pháp điều trị mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, giúp cho người bệnh hạn chế được cơn đau; lấy lại trạng thái cân bằng cũng như giúp nâng cao chất lượng điều trị. Từ đó người bệnh có thể sớm hồi phục, tự chăm sóc được cho bản thân và tránh diễn tiến thành đau mạn tính sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, việc lựa chọn kỹ thuật điều trị giảm đau sau mổ còn phải tùy thuộc vào mức độ đau cũng như vị trí đau,… Các phương pháp giảm đau sau phẫu thuật thường được bác sĩ áp dụng là:

  • Giảm đau sau phẫu thuật bằng đường uống

   Phương pháp giảm đau này là dùng thuốc không thuộc họ morphine. Có thể cho người bệnh sử dụng paracetamol, kháng viêm không steroid hoặc kết hợp paracetamol và NSAID,… Việc sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ;

  • Giảm đau sau phẫu thuật bằng dùng thuốc ngoài đường uống

   Sử dụng phương pháp giảm đau bằng đường tĩnh mạch, chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau không thuộc họ morphine. Liều lượng thuốc, đường dùng cũng như thời gian dùng thuốc và loại thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

  • Giảm đau sau phẫu thuật bằng bơm thuốc qua catheter ngoài màng cứng

  Phương pháp này sẽ có tác dụng giảm đau tốt hơn dùng đường dưới da và tĩnh mạch. Có thể kết hợp thuốc thuộc họ morphine tan nhiều trong mỡ với một số loại thuốc tê hoặc clonidine hoặc chỉ sử dụng morphine. Tương tự như trên, loại thuốc và liều dùng cần có sự chỉ định của bác sĩ.

  Phương pháp giảm đau này áp dụng ở chi và thường đặt lặp lại hoặc truyền liên tục, mục đích là kéo dài thời gian giảm đau sau phẫu thuật cho người bệnh;

  • Dùng thuốc đường hậu môn để giảm đau.

  Phương pháp này cũng thường được chỉ định để giảm đau sau phẫu thuật, tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều dùng.

 Bệnh viện Ung bướu là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu của khu vực với đội ngũ Bác sỹ giàu kinh nghiệm và hết lòng vì người bệnh đặc biệt là đội ngũ bác sỹ gây mê được đào tạo chuyên sâu. Vì vậy đến với chúng tôi bệnh nhân hãy yên tâm hợp tác điều trị.

– Đau sau mổ là một phản ứng sinh bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau [như tổn thương mô, do giãn các tạng hoặc do bệnh lý ung thư], thường biểu hiện trên lâm sàng bằng các dấu hiệu bất thường của hệ thần kinh tự động, tình trạng rối loạn tinh thần hoặc thay đổi tính nết của bệnh nhân.

– Mức độ đau sau mổ luôn phụ thuộc vào tính chất và mức độ phẫu thuật, phương pháp vô cảm đã thực hiện, ngoài ra còn liên quan đến tâm sinh lý mà trong đó các yếu tố văn hóa và xã hội cũng có vai trò của nó. Để giảm đau sau mổ tốt cần tính đến những yếu tố này.

– Đau sau mổ làm hạn chế vận động của bệnh nhân, tăng nguy cơ tắc mạch, ảnh hưởng tới việc chăm sóc vết thương và tập phục hồi chức năng.

– Giảm đau sau mổ là một biện pháp điều trị không những đem lại cảm giác dễ chịu về thể xác cũng như tinh thần, giúp bệnh nhân lấy lại cân bằng tâm – sinh lý, mà còn có ý nghĩa nâng cao chất lượng điều trị [chóng lành vết thương, giảm nguy cơ bội nhiễm vết thương sau mổ, vận động sớm, giảm nguy cơ tắc mạch, rút ngắn thời gian nằm viện…] ngoài ra giảm đau là vấn đề còn mang ý nghĩa về khía cạnh nhân đạo.

– Giảm đau tốt bệnh nhân phục hồi lại sức khoẻ sớm, có thể tự chăm sóc.

– Giảm đau tốt sau mổ giúp tập phục hồi chức năng sớm.

– Giảm đau tốt có thể tránh diễn tiến thành đau mạn tính.

II. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU SAU PHẪU THUẬT

– Mức độ đau thay đổi theo vị trí phẫu thuật: Phẫu thuật ngực và bụng trên > phẫu thuật bụng dưới > Phẫu thuật ngoại biên và phẫu thuật bề mặt

– Mức độ đau thay đổi theo bệnh nhân: có 15% bệnh nhân không đau hoặc đau rất ít, có 15% bệnh nhân đau nhiều, các điều trị giảm đau thường áp dụng không đủ giảm đau trong trường hợp này.

– Diễn tiến đau:

  • Đau sau mổ với mức độ giảm dần
  • Phẫu thuật ngực [4 ngày]> bụng trên [3ngày] > phẫu thuật bụng dưới [2ngày] > phẫu thuật ngoại biên và phẫu thuật bề mặt [1ngày].

1. Dùng thước EVA [Echelle visuelle Analogue]

– Đây là thước có hai mặt chiều dài 10cm, được đóng kín ở hai đầu.

Thước đánh giá mức độ đau theo cảm nhận tăng hoặc giảm dần
  • Một mặt không có số: một đầu ghi “đau không chị nỗi”, một đầu “không đau”.
  • Trên thước có con trỏ có thể di chuyển được để chỉ mức độ đau bệnh nhân cảm nhận được.
  • Một mặt có chia vạch từ 0 đến 100, đầu 0 tương ứng với “không đau” ở mặt kia, đầu 100 tương ứng với mặt kia “đau không chị nỗi”. Khi bệnh nhân di chuyển con trỏ không biết số ở mặt kia.

– Đây là dụng cụ đơn giản nhất được dùng để đánh giá mức độ đau. Dùng thuốc giảm đau khi giá trị này lớn hơn hoặc bằng 30.

2. Dùng thang điểm số

Bệnh nhân nêu một số tương ứng với mức độ đau mà họ cảm nhận, số này từ 0 đến 100. Số 0 bệnh nhân không đau, số 100 bệnh nhân đau không chịu nổi.

Thước đánh giá mức độ đau theo thang điểm số

3. Thang chia mức độ

  • Mức 0: Không đau
  • Mức 1: Đau mức độ ít
  • Mức 2: Đau mức trung bình
  • Mức 3: Đau nhiều

III. KỸ THUẬT GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT

Lựa chọn kỹ thuật giảm đau tùy thuộc vào mức độ do phẫu thuật gây ra, vị trí của cảm giác đau này, đau khi nghỉ ngơi hay đau khi vận động. Lựa chọn một kỹ thuật giảm đau sau mổ phải tính đến điều kiện tổ chức thực hiện tại phòng chăm sóc sau mổ. Đặc biệt là nhân viên phải được huấn luyện kỹ và đủ về số lượng để đảm bảo theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các tác dụng không mong muốn, các biến chứng.

1. Đường uống

Sau mổ thuốc dùng đường này thường dùng là thuốc giảm đau không thuộc họ morphine. Ưu tiên sử dụng thuốc dùng đường này khi phục hồi nuh động ruột, thường sử dụng cho phẫu thuật bệnh nhân về trong ngày.

– Paracetamol có các biệt dược khác nhau trên thị trường: dạng chỉ có paracetamol [Dafalgan, Efferalgan], ở dạng kết hợp với morphine tác dụng yếu như
codeine [Dafalgan codeine, Efferalgan codeine, Panadol codeine], ở dạng kết hợp với dextropropoxyphène [Di-Antalvic].

– Kháng viêm không steroid [NSAID]: sử dụng có có hiệu quả đáng kể hơn paracetamol ở một số phẫu thuật: Phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật miệng, phẫu thuật ở xương khớp, phẫu thuật sản khoa. Tuy nhiên những thuốc này có các tác dụng giảm đau mạnh nhưng kèm theo các tác dụng phụ.

– Paracetamol và NSAID có thể kết hợp với nhau để giảm đau sau mổ.

– Morphine đường uống giải phóng chậm sử dụng sau mổ là không lô-rít vì nhu cầu morphine của từng bệnh nhân khác nhau đôi khi nguy hiểm do làm chậm rỗng dạ dày.

Dùng thuốc đường uống sau giai đoạn điều trị đau cấp [chuyển về khoa ngoại].

2. Dùng thuốc ngoài đường uống

Cần phân biệt:

– Đường tĩnh mạch: là đường dùng các thuốc giảm đau không thuộc họ morphine và morphine dùng theo kỹ thuật giảm đau bệnh nhân tự kiểm soát [PCA: Patient Controlled Analgesia].

– Đường dưới da: các thuốc thuộc họ morphine.

– Đường tiêm bắp: nên bỏ vì gây đau khi tiêm và gây khối máu tụ sau tiêm do dùng thuốc chống đông sau mổ.

2.1. Thuốc giảm đau không thuộc họ morphine

Paracetamol và NSAID được sử dụng đường tĩnh mạch trong các trường hợp đau mức độ nhẹ đến trung bình hoặc kết hợp với morphine trong các trường hợp đau nhiều. Với sự kết hợp này cho phép làm giảm liều của thuốc thuộc họ morphine nên giảm tác dụng không mong muốn.

– Paracetamol: Liều của paracetamol 15mg/kg/6giờ tổng liều không quá 4g/24giờ, liều thứ nhất và liều thứ hai có thể cách nhau 4giờ.

– Kháng viêm không steroid [NSAID]:

  • Diclofenac [Voltaren]: liều 3mg/kg/24giờ chia 2 lần.
  • Kétoprofène [Profenid]: 50mg mỗi 6giờ.

NSAID có thể gây nên các tác dụng không mong muốn nên hạn chế sử dụngj đường tiêm trong một thời gian dài. Ở hậu phẫu được khuyên dùng NSAID trong vòng 48giờ và tránh dùng cho những bệnh nhân: Bênh lý dạ dày tá tràng, rối loạn đông máu, đang điều trị chống đông, suy thận, giảm thể tích tuần hoàn, suy tim, bệnh nhân lớn tuổi, đang dùng các thuốc ức chế men chuyển, bệnh nhân dị ứng với NSAID.

2.2. Thuốc thuộc họ morphine

Đây là loại thuốc được dùng cho các phẫu thuật được biết có mức độ đau nhiều. Morphine là thuốc thường được lựa chọn. Hai kỹ thuật được sử dụng sau mổ hiện nay giảm đau bệnh nhân tự kiểm soát [PCA] hoặc tiêm ngắt quảng tĩnh mạch, dưới da.

– Dùng đường tĩnh mạch: đây là phương pháp đảm bảo giảm đau theo nhu cầu của bệnh nhân. Chuẩn liều morphine:

  • Tiêm tĩnh mạch 3mg morphine mỗi 10phút cho đến khi đạt mức độ giảm tốt EVA

Chủ Đề