Các biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn tự nhiên và xã hội

Chuyên đề:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN VẬT LÍ 9.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

I. Lời mở đầu:

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS".

            Như vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn vật lí phải phù hợp với đặc điểm môn học, khối lớp học. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

II. Lý do chọn chuyên đề:

Trước đây mục tiêu giáo dục toàn diện thường được hiểu đơn giản là: Học sinh phải học đầy đủ tất cả các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, thể dục thể thao… Không những thế, việc thực hiện mục tiêu giáo dục cũng nghiêng về truyền thụ kiến thức càng nhiều càng tốt; chú trọng dạy chữ hơn dạy người, chú trọng truyền bá kiến thức hơn đào tạo, bồi dưỡng năng lực của người học; ít yêu cầu người học vận dụng kiến thức vào thực tế… Tình hình này đã dẫn đến hiện tượng "quá tải", vừa thừa, vừa thiếu đối với người học và đối với mục tiêu giáo dục.

Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới là: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Toàn diện ở đây được hiểu là chú trọng phát triển cả phẩm chất và năng lực con người, cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả… như Bác Hồ từng mong muốn: "Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em".

Vì vậy trong giảng dạy người giáo viên phải nắm rõ và đầy đủ mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới thì mới nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới trong hoạt động giảng dạy của giáo viên.

            Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một trong những hoạt động góp phần thực hiện quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

III. Phạm vi nhân rộng:

Chuyên đề "Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn vật lí 9" có thể áp dụng trong giảng dạy vật lí 6, 7, 8 và một số môn học khác.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I. Đặc điểm tình hình chung:

                    1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm sâu sát của ban giám hiệu trường, đặc biệt trong công tác chuyên môn nên tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh được trang bị khá đầy đủ, phong phú.

- Đội ngũ giáo viên trong tổ trẻ, nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy.

- Giáo viên trường có tinh thần tự học cao.

- Đa số học sinh yêu thích môn vật lí.

- Vốn kiến thức của học sinh khá phong phú qua học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, sách báo, internet,…

                    2. Khó khăn:

- Một số học sinh ý thức học tập chưa cao.

- Một số đồ dùng dạy học được cấp có độ chính xác chưa cao.

II. Những giải pháp:

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...

Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.

Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập [đánh giá lớp học]. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

C. KẾT THÚC:

I. Kết quả đạt được:

Qua thời gian áp dụng các bước đã nêu trên trong giảng dạy môn vật lí, tôi thấy:

- Giáo viên có được những kinh nghiệm bổ ích qua từng tiết dạy, nâng cao khả năng sư phạm, chất lượng giảng dạy.

- Tạo được hứng thú để học sinh tìm tòi nghiên cứu, tìm hiểu các hiện tượng vật lí diễn ra trong thực tế hàng ngày xung quanh bản thân học sinh.

- Học sinh học tập chủ động, tích cực hơn.

Kết quả giảng dạy Vật lí ở HKI năm học 2020 – 2021:

Chất lượng điểm thi đầu  năm

Tổng số HS: 418

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

39

9,3%

80

19,2%

164

39,2%

94

22,5%

41

9,8%

Chất lượng điểm thi HKI

Tổng số HS: 418

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

104

24,9%

173

41,4%

126

30,1%

15

3,6%

0

0%

Số học sinh giỏi tăng 15,6% [ từ 9,3% lên 24,9%], học sinh khá cũng tăng 22,2% [ từ 19,2% lên 41,4%] còn học sinh yếu giảm 18,9% [ từ 22,5% giảm còn 3,6%] và học sinh kém giảm hết 9,8%. Hiện tại không còn học sinh kém.

Qua bảng kết quả, cho thấy tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng, học sinh trung bình, yếu, kém giảm, điều này chứng tỏ hiệu quả của việc áp dụng chuyên đề trên.

II. Bài học kinh nghiệm:

          Để áp dụng thành công chuyên đề này, theo tôi giáo viên cần phải :

- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học [sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...], trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hỏng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.

- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một trong những hoạt động góp phần thực hiện quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá của học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.

III. Đề xuất:

Để thực hiện tốt hơn việc dạy học môn vật lí theo hướng phát triển năng lực của học sinh thì đồ dùng dạy học được cấp phài đảm bảo tính chính xác, khoa học và có độ bền cao. Chương trình học, nội dung học trong sách giáo khoa cần tính toán cân đối, phù hợp giữa lý thuyết và thực hành đảm bảo thời lượng tiết học.

Chuyên đề này khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, mong quý thầy cô đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh hơn, thiết thực hơn để làm tư liệu bổ ích cho công tác giảng dạy về sau đạt hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn!.

Video liên quan

Chủ Đề