Bố câu hỏi thi điều dưỡng giỏi 2023

Hội thi điều dưỡng- hộ sinh giỏi, thanh lịch ngành y tế lần thứ IV năm 2011 đã thu hút gần 500 điều dưỡng, hộ sinh thuộc các đơn vị y tế trong tỉnh.

Hội thi được tổ chức thường niên 5 năm một lần nhằm duy trì phong trào thi đua, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng ứng xử, giao tiếp với người bệnh của đội ngũ điều dưỡng - hộ sinh trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Điều dưỡng là một mắt xích quan trọng trong quá trình khám, chữa bệnh nói riêng, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung. Do vậy, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành và khả năng giao tiếp, ứng xử của người điều dưỡng, hộ sinh là hoạt động được các cơ sở khám, chữa bệnh quan tâm triển khai thường xuyên. Đem theo những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi, đúc rút được qua quá trình công tác, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh ở các cơ sở y tế, người đã có thâm niên công tác, người mới vào nghề... đều có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ vòng thi ở cơ sở. Do đó, các hội thi do cấp cơ sở tổ chức đều đạt chất lượng, hiệu quả, không chỉ lựa chọn được những thí sinh có số điểm cao chọn vào vòng thi tiếp theo mà còn là cơ sở để đánh giá về tinh thần, thái độ, giao tiếp ứng xử, kiến thức chuyên môn của mỗi điều dưỡng, hộ sinh của đơn vị mình.

Với sự chuẩn bị kỹ càng nên đến với vòng chung kết Hội thi "Điều dưỡng, hộ sinh giỏi, thanh lịch" của ngành, 30 điều dưỡng, hộ sinh là 30 tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua của tập thể cán bộ, nhân viên ngành Y tế.

Điều dưỡng viên Nguyễn Ngọc Sơn [Bệnh viện Đa khoa tỉnh] cho biết: Tôi công tác tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện, công việc luôn căng thẳng, vất vả vì lượng bệnh nhân hàng ngày nhập viện đông. Nhưng không vì thế mà người điều dưỡng lại có thái độ không đúng mực đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Chính vì có suy nghĩ như vậy mà ngay từ vòng thi chung kết do Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức, bốc thăm phải câu hỏi: Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi có bệnh nhân phản ánh về một đồng nghiệp của bạn trong ca trực hôm trước có xử sự không đúng mực? Nguyễn Ngọc Sơn đã trả lời: Tôi sẽ xin lỗi người bệnh đó giúp đồng nghiệp của tôi và giải thích cho người bệnh hiểu công việc của người điều dưỡng để người bệnh hiểu, thông cảm và chấp hành tốt nội quy của Bệnh viện. Trong hoàn cảnh đó, liều thuốc tốt nhất đối với người bệnh chính là thái độ ứng xử vui vẻ, hòa nhã, chân tình của người điều dưỡng... Câu trả lời của điều dưỡng Nguyễn Ngọc Sơn đã nhận được những tràng pháo tay đồng tình từ phía khán giả.

Trong thời gian 2 ngày, 30 thí sinh xuất sắc nhất đến từ 16 đơn vị y tế trong tỉnh, Viện Quân y 5 [quân khu III] tham gia vòng chung kết Hội thi "Điều dưỡng - hộ sinh giỏi, thanh lịch" của ngành Y tế đã tham gia các phần thi: Lý thuyết, thực hành và thi ứng xử.

Phần lý thuyết đề cập đến những kiến thức trong chăm sóc toàn diện người bệnh, chống nhiễm khuẩn, xử lý các tình huống cấp cứu như: Suy hô hấp, suy tuần hoàn, gãy xương hở, các biện pháp chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật..., các tình huống trong giao tiếp, ứng xử với người bệnh và người nhà bệnh nhân.

Phần thi thực hành diễn ra khá hấp dẫn với hình thức thi chạy trạm với 9 quy trình chăm sóc người bệnh như: Chăm sóc và tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, kỹ thuật truyền dịch, sơ cứu vết thương ở đầu, hô hấp cấp cứu người bệnh... Với những thao tác thuần thục trong chuyên môn, sự ân cần, nhẹ nhàng hỏi thăm, hướng dẫn người bệnh trong mỗi tình huống.. nhiều khán giả có cảm giác như đang gặp những người điều dưỡng, hộ sinh tại các cơ sở khám, chữa bệnh chứ không phải họ đang diễn trên sân khấu. Hai phần thi lý thuyết và thực hành đã chọn ra 15 thí sinh có điểm số cao nhất để bước vào phần thi ứng xử, thanh lịch với các nội dung: Bốc thăm trả lời câu hỏi và trình diễn trang phục y tế.

Phần thi ứng xử thực sự là cơ hội để mỗi điều dưỡng, hộ sinh thể hiện được nét đẹp văn hóa nghề nghiệp, văn hóa ứng xử của bản thân, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của người điều dưỡng, hộ sinh trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những câu trả lời của các thí sinh như: Thế nào là công bằng trong khám, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh? Biểu tượng của Hội Điều dưỡng Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?... đã thu hút sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo khán giả theo dõi Hội thi.

Đánh giá về hiệu quả của Hội thi, đồng chí Tống Quang Thìn, Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Ban tổ chức Hội thi cho biết: Những cán bộ làm công tác điều dưỡng, hộ sinh chính là những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh nhất. Những cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói động viên, an ủi, sự chăm sóc tận tình, chu đáo của họ sẽ góp phần không nhỏ làm vơi đi những nỗi đau về thể xác của người bệnh, giúp họ mau chóng phục hồi. Xuất phát từ thực tiễn đó mà Hội thi "Điều dưỡng - hộ sinh giỏi, thanh lịch" ngành Y tế được tổ chức nhằm mục đích để đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", noi gương anh hùng liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm, đảm nhiệm tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc người bệnh. Sau Hội thi, chắc chắn sẽ tạo sự chuyển biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi điều dưỡng, hộ sinh trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, ứng xử với người bệnh và người nhà bệnh nhân ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh.

Bùi Diệu

Chủ Đề