Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

Loay hoay xử lý    

Theo chân anh Vương Văn Phúc, Chủ tịch Hội Nông dân kiêm cán bộ khuyến nông xã Nhữ Hán (Yên Sơn) đến các bể chứa thuốc BVTV trên địa bàn xã. Anh chia sẻ, trên địa bàn xã gần 50 bể chứa được đặt tại các vườn đồi, cánh đồng. Qua thời gian sử dụng thì các bể chứa hầu như đã đầy. Trước đây bà con có tập kết đến nhà kho. Cách đây mấy năm thì nhà kho cũng đã đầy mà đến giờ vẫn chưa có kế hoạch tiêu hủy.

Tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh đều tích cực vận động bà con thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV. Đa số bà con thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp vứt rác bừa bãi theo kiểu “tiện đâu vứt đấy”. Hay có trường hợp bà con còn vứt cả rác thải sinh hoạt, phế liệu, xác động vật... làm cho bể chứa đầy ứ rác thải, khó phân loại. Anh Ma Văn Thắng, Chủ tịch Hội nông dân xã Minh Quang (Chiêm Hóa) chia sẻ, xã hiện có gần 100 bể chứa rác. Hàng năm xã tích cực vận động bà con thực hiện thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên ý thức một số người dân còn hạn chế, mỗi đợt thu gom đều phải phân loại lại vì tại một số bể chứa không chỉ bao bì thuốc BVTV mà còn có rác thải sinh hoạt, xác động vật... Tình trạng như thế này thì các bể chứa không bỗng chốc mà đầy và nhân lực để phân loại thì không phải thời điểm nào cũng huy động được.

Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

Cán bộ khuyến nông xã Nhữ Hán (Yên Sơn) tuyên truyền người dân không được đốt rác thải vỏ thuốc BVTV.

Trên địa bàn tỉnh có trên 5.400 bể chứa, 41 kho xử lý rác thải được xây dựng, lắp đặt. Tuy nhiên rất nhiều bể chứa và kho chứa thuốc BVTV đã đầy nhưng vẫn chưa được xử lý. Được biết, rác thải BVTV với đặc tính độc hại nên được các nhà sản xuất chứa đựng trong các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh, bao bì tráng kẽm rất “kiên cố”.  Do đó việc xử lý cần phải có quy trình nghiêm ngặt.

Thực tế tại một số xã, người nông dân đã tự động xử lý bằng cách đốt rác. Anh Vương Văn Phúc, Chủ tịch Hội nông dân kiêm cán bộ khuyến nông xã Nhữ Hán chia sẻ, mặc dù được khuyến cáo về tính độc hại nhưng vì rác ứ đầy lâu ngày không có chỗ chứa nên bất đắc dĩ người dân đã tự động đốt mà không màng đến nguy hại.

Vẫn là bài toán khó

Theo ông Phùng Thế Hiệu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thì bao bì BVTV được liệt vào nhóm các chất thải nguy hại, ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người, nếu đốt ở nhiệt độ thấp sẽ phát thải khí độc gây nguy hại. Một trong những chất độc tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư và đột biến gen ở người. Rác thải bao bì BVTV phải xử lý theo quy trình nghiêm ngặt ở nhiệt độ cao nếu chỉ đốt thông thường ở nhiệt độ 100oC thì vẫn là rác.

Theo số liệu tổng hợp tại các địa phương, hiện lượng rác thải từ vỏ bao bì đã thu gom nhưng chưa được xử lý lên đến hơn 18.000 tấn. Để hạn chế tình trạng đầy tại các bể chứa, các địa phương đã xây dựng các nhà kho chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên qua thời gian thì một số nhà kho cũng đã đầy. Tại nhiều địa phương, từ nhiều năm nay chưa thực hiện tiêu hủy lần nào. Do ứ đọng rác nên có nơi còn đốt cả nhà kho để giải phóng rác.

Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

Cán bộ khuyến nông xã Tân Long (Yên Sơn) lo lắng khi rác thải vỏ thuốc 
bảo vệ thực vật chất đống ngoài môi trường.

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường thì nguyên nhân là do chưa có mô hình, quản lý, thu gom vận chuyển cũng như điểm tập kết xử lý riêng và công nghệ xử lý phù hợp. Muốn thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV là phải có xe chuyên dùng, giấy phép hành nghề để không phát sinh ô nhiễm thứ cấp; thứ hai, nếu đốt tại lò theo đúng tiêu chuẩn thì giá thành cao... Bên cạnh đó kinh phí phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất thải rắn nói chung và bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở khu vực nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Như vậy việc xử lý rác thải thuốc BVTV vẫn là một bài toán khó. Bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc thực hiện thu gom rác thải thuốc BVTV đúng quy định thì các ngành chức năng cần triển khai nhanh chóng việc xử lý lượng rác thải sau khi thu gom.

Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Đồng thời, có danh sách các đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại để chuyển giao xử lý đúng quy định. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ hỗ trợ, giúp đỡ các huyện, thành phố ký hợp đồng với các đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý theo quy định.

Ông Trần Hải Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật chia sẻ, để xử lý đúng quy trình hàng tấn rác thải độc hại tồn dư thì cần phải có lộ trình, không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Việc thu gom bao bì thuốc BVTV là ý thức của người dân, nhưng nếu có quy định, chế tài, chế độ khuyến khích thì sẽ tốt hơn. Thí dụ như các đại lý bán thuốc BVTV nên có nơi chứa bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, nếu người dân thực hiện tốt việc thu gom thì các nơi này có chế độ khuyến mãi, hoặc thưởng tặng phẩm. Như thế sẽ khuyến khích người dân thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, người dân cũng cần thay đổi thói quen lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất, chuyển đổi sang sử dụng phương pháp hữu cơ trong trồng trọt.

Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
Người dân xã Ea Lai (huyện M'Drắk) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng

Rác thải thuốc BVTV là rác thải nguy hại cần phải được xử lý theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quy định này vẫn chưa chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm.

Tiêu thụ “khủng” - thu gom “nhỏ giọt”

Đắk Lắk có diện tích đất nông nghiệp khá lớn. Năm 2020, diện tích gieo trồng cả tỉnh đạt 668.216 ha, cao nhất trong cả nước. Trong đó, diện tích cây hằng năm trên 327.161 ha, cây lâu năm trên 341.055 ha (cây công nghiệp và cây ăn quả). Kéo theo đó, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV cũng rất lớn. Ước tính, bình quân mỗi năm nông dân Đắk Lắk sử dụng khoảng 1.700 tấn thuốc BVTV, trong đó có khoảng 30% là thuốc BVTV sinh học. Tính bình quân, mỗi héc ta đất trồng cây sẽ sử dụng khoảng 2,54 kg thuốc BVTV.

Theo ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, đối tượng cây trồng, cách thức sản xuất và thói quen canh tác là những yếu tố quan trọng tác động đến việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân. Hầu hết diện tích đất trồng cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk được canh tác theo hình thức đa canh, đa tầng, đa tán. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh ở mỗi loại cây trồng khác nhau (1 - 2 lần sử dụng thuốc BVTV/vụ/loại cây trồng), dẫn đến chủng loại, số lượng, tần suất sử dụng thuốc BVTV trên mỗi diện tích cây trồng tăng vượt trội so với trồng lúa và hoa màu.

Với khối lượng thuốc BVTV tiêu thụ “khủng” như thế, nếu thu gom hết thì trung bình mỗi năm lượng rác thải từ thuốc BVTV khoảng 170 tấn, trong đó có 119 tấn rác thải thuốc BVTV hóa học phải xử lý triệt để theo quy định đối với rác thải độc hại để bảo vệ môi trường.

Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

“Hiện nay, do trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có nhà lưu chứa cũng như chưa có đơn vị nào có năng lực được cấp phép nên đã gây nhiều khó khăn trong thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV ở cơ sở. Do đó, vấn đề ô nhiêm môi trường từ vỏ thuốc BVTV đang trở nên cấp thiết; đây là hồi chuông cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường".

Ông Lê Văn ThànhChi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đắk Lắk

Thuốc BVTV là những hợp chất độc hại đứng đầu danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm, tồn tại rất lâu trong môi trường nên khó phân hủy sinh học. Do đó, theo quy định rác thải thuốc BVTV sau khi sử dụng phải được thu gom vào các bể chứa; không được bỏ chung với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng, không tự ý đốt hoặc đem chôn lấp... Thế nhưng, nhiều năm nay vấn đề này vẫn chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, do đó lượng rác thải thuốc BVTV thu gom vẫn còn "nhỏ giọt", chưa đáng kể.

Hiện tại, toàn tỉnh mới có một số địa phương quan tâm và thực hiện thu gom, xử lý như các huyện Cư M’gar, Krông Ana, M’Drắk… Còn lại hầu hết người dân “tự xử” bằng phương pháp thủ công: Chôn lấp, đốt, bỏ chung vào rác thải sinh hoạt, thậm chí bỏ lại trên các cánh đồng, nương rẫy, nơi lấy nước để pha thuốc…

Những thói quen có hại

Dù đã có những khuyến cáo từ cơ quan chức năng và từ nhà sản xuất, nhưng nhiều người sử dụng không lưu tâm làm theo mà vẫn duy trì những thói quen có hại trong sản xuất nông nghiệp. Trong các lớp tập huấn, cán bộ ngành nông nghiệp thường hướng dẫn người dân cần súc rửa bao bì ít nhất 3 lần theo quy trình và nước súc rửa được đổ vào bình để hạn chế tối đa lượng thuốc tồn lưu, tránh lãng phí thuốc nhưng đa phần nông dân chỉ súc một lần rồi vứt bỏ, kéo theo hoạt chất tồn dư trong bao bì cao.

Điều này dẫn đến việc sau khi thải ra môi trường, lượng thuốc tồn dư còn lại gây tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh. Hoặc sau khi sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng, nhiều người vẫn quen “tiện tay” vứt vỏ chai, bao bì ngay tại đồng ruộng, nương rẫy hay dưới kênh mương, ao hồ nơi dùng để pha chế thuốc. Một số người dân có ý thức hơn đã thu gom rác thuốc BVTV mang về nhà và xử lý bằng cách bỏ chung vào túi rác thải sinh hoạt hoặc đem đi chôn lấp.

Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
Cán bộ Hội Nông dân phường Khánh Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) trao đổi với hội viên về sản xuất rau an toàn

Chính việc không thu gom để xử lý, hay xử lý không đúng cách đã gây tác hại không nhỏ đến môi trường đất, nước cũng như sức khỏe con người; đồng thời ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí số 17 (Môi trường và An toàn thực phẩm) trong chương trình xây dựng nông thôn mới của chính địa phương.

Trước đây, đi trên các cánh đồng của xã Quảng Tiến (huyện Cư M’gar) thường nhìn thấy rất nhiều vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV đã qua sử dụng vứt tràn lan trên bờ ruộng, kênh mương. Đặc biệt, là những nơi có nguồn nước đủ lớn để lấy pha thuốc luôn có rác thải thuốc BVTV bởi thói quen “tiện đâu vứt đấy”.

Tương tự, ở xã Ea Kmút (huyện Ea Kar) cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV do người dân bỏ lại trên những mương nước, bờ ruộng sau khi sử dụng cho cây trồng. Theo một người dân địa phương chia sẻ, nhiều người sau khi xịt thuốc cho cây trồng thường tiện tay quăng bao bì, vỏ chai xuống kênh, mương - nơi họ lấy nước để pha chế thuốc mà không hề thu gom, vì nếu có thu gom cũng không biết để đâu; trong khi đó, lại càng không thể mang loại rác thải này về nhà bởi trong bao bì, chai lọ vẫn còn lưu giữ thuốc và đó là rác thải độc hại.

Nhiều khi, người dân đã có ý thức thu gom xử lý rác thải thuốc BVTV, nhưng cũng chỉ làm theo thói quen, nên khó ngăn chặn được sự phát tán độc hại từ loại rác này. Ông L.V.L. (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn) có gần 2 ha đất trồng cây ăn quả gồm các loại như bưởi, cam, quýt… Để phòng trừ sinh vật gây hại cho cây trồng, ông thường sử dụng một số loại thuốc BVTV, rác thải sau đó được ông gom lại, bỏ vào túi rác sinh hoạt rồi đem chôn lấp.

Thực tế cho thấy, với số lượng thuốc BVTV sử dụng hằng năm lên đến 1.700 tấn, trong khi đó việc thu gom lại “nhỏ giọt”, nếu không nhanh chóng tăng tỷ lệ thu gom lên, mỗi năm các cánh đồng, nương rẫy, kênh mương trên địa bàn tỉnh sẽ phải tiếp tục “gồng mình” tiếp nhận gánh nặng cả trăm tấn rác thải thuốc BVTV độc hại./.

Ngăn ngừa rủi ro từ rác thải thuốc BVTV: Cần bắt đầu từ ý thức của người dân