bị thừa cân quá nhiều có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể [Body Mass Index - BMI] để nhận định tình trạng gầy béo. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư. Nỗi lo béo phì làm mọi người cảm thấy tự ti về bản thân mình.

= W [ kg ] [ H [ m ] ] 2 {\displaystyle ={\frac {{\text{W}}[{\text{kg}}]}{\left[{\text{H}}[{\text{m}}]\right]^{2}}}}

Với, W là cân nặng, và H là chiều cao.

Dân số châu Á có chỉ số BMI thấp hơn người Caucasian, do đó một số quốc gia đã định nghĩa lại béo phì; Nhật Bản gọi béo phì khi BMI lớn hơn 25[7] trong khi Trung Quốc là trên 28.[8]

Yếu tố nguy cơSửa đổi

Chế độ ănSửa đổi

Bài chi tiết: Chế độ ăn uống và béo phì
Con người ngày càng tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh và đồ ngọt hơn trước

Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh lại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên. Nhiều người thường khó kiểm soát chế độ ăn của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư ra 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số calo này nhỏ có thể không nhận ra dễ dàng, nhất là khi ta ăn những thức ăn giàu năng lượng. Các loại thức ăn giàu chất béo thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn quá thừa mà không biết. Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới dạng triglyxerit, trong khi đó đường cần năng lượng để chuyển thành axit béo tự do trước khi dự trữ. Vì vậy, khẩu phần ăn nhiều mỡ dẫn đến thừa calo và tăng cân.

Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protit, lipid, gluxit trong thức ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Như vậy, một khẩu phần không chỉ nhiều chất béo mới gây béo mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây béo. Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng [đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...], thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đến nguy cơ bị béo phì.

Lười vận độngSửa đổi

Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân - béo phì. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại. Một điểm đáng lưu ý là những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc thay đổi & lối sống thay đổi, hoạt động thể lực giảm, nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều họ thường dễ bị béo. Điều này giải thích cho hiện tượng béo phì ở tuổi trung niên, các vận động viên sau khi giải nghệ hay những công nhân lao động chân tay sau khi về hưu.

Do di truyềnSửa đổi

Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì. Theo Grant và Clark [1976] trẻ có cha mẹ béo phì thường bị béo phì. Một nghiên cứu ở Thái Lan trên trẻ từ 6-13 tuổi [1996] cho thấy tỉ lệ con cái có cha mẹ béo phì bị béo phì nhiều hơn gấp 3,1 lần so với những trẻ em có cha mẹ không bị béo phì. Trong số trẻ béo phì, khoảng 80% có cha hoặc mẹ bị béo phì, 30% có cả cha và mẹ bị béo phì. Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành viên khác là rất lớn. Tuy nhiên trên cộng đồng, vai trò của yếu tố di truyền này không lớn. Mặt khác, một gia đình có nhiều thành viên bị béo phì có thể còn liên quan đến chế độ ăn uống chung của toàn hộ gia đình đó.

Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định xem nguyên nhân của tình trạng béo phì có tính gia đình là do di truyền hay do môi trường. Hiện nay người ta đã có những bằng chứng kết luận rằng: béo phì thường do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền. Và dinh dưỡng giữ vai trò hàng đầu trong số các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiện tượng thừa cân - béo phì.

Điều kiện sốngSửa đổi

Ở các nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỉ lệ người béo ở tầng lớp nghèo thường thấp. Nguyên nhân chính là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế, năng lượng tiêu hao nhiều không chỉ do lao động chân tay nặng nhọc mà tiêu hao năng lượng còn tăng lên do đi lại chủ yếu bằng phương tiện thô sơ hay đi bộ. Ngược lại, ở cộng đồng có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn, tỷ lệ béo phì thường cao hơn. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết như vậy. Hiện tượng "gánh nặng kép" đã xuất hiện ở nhiều nước Châu Á nghĩa là tồn tại đồng thời cả tình trạng thừa cân - béo phì và cả suy dinh dưỡng, thậm chí thừa cân - béo phì gặp không ít ở các cộng đồng nghèo. Điều này gắn liền với quá trình đô thị hóa đã quan sát thấy ở nhiều nước đang phát triển. Mặt khác, ở các nước công nghiệp phát triển, sự thiếu ăn không còn phổ biến nữa, tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với các tầng lớp khá giả hơn. Nguyên nhân là do tầng lớp nghèo vẫn giữ thói quen ăn uống có nguy cơ đối với thừa cân, còn tầng lớp khá giả lại có xu hướng kiểm soát tốt hơn tình trạng béo phì so với tầng lớp nghèo.

Nguy cơSửa đổi

Béo phì có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, khớp xương và xương. Có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như:

  • Cao huyết áp
  • Tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Tai biến mạch máu
  • Các bệnh hô hấp

Phòng ngừa[cần dẫn nguồn]Sửa đổi

  • Tập thể dục ít nhất 3 lần [mỗi lần ít nhất 30 phút] mỗi tuần.
  • Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, làm vườn,...
  • Sử dụng giấm táo mật ong dạng viên hoặc dung dịch. Giấm táo giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể và gan, giảm lượng calo đưa vào cơ thể mỗi ngày,qua đó giúp giảm mỡ [mỡ dưới da, mỡ nội tạng] và giảm cân nặng cơ thể mà không gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, giấm táo còn giúp ngăn ngừa hội chứng rối loạn chuyển hóa, từ đó giúp cơ thể giảm cân một cách khỏe mạnh.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ.
  • Uống ít rượu.

Đọc thêmSửa đổi

  • Gilbert P. August, Sonia Caprio, Ilene Fennoy, Michael Freemark, Francine R. Kaufman, Robert H. Lustig, Janet H. Silverstein, Phyllis W. Speiser, Dennis M. Styne, and Victor M. Montori. "Prevention and Treatment of Pediatric Obesity: An Endocrine Society Clinical Practice Guideline Based on Expert Opinion". Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, doi:10.1210/jc.2007-2458. J Clin Endocrino Metab.
  • Bhargava, Alok; Guthrie, J. [2002]. Unhealthy eating habits, physical exercise and macronutrient intakes are predictors of anthropometric indicators in the Women's Health Trial: Feasibility Study in Minority Populations. British Journal of Nutrition. 88 [6]: 719728. doi:10.1079/BJN2002739. PMID12493094.
  • Bhargava, Alok [2006]. Fiber intakes and anthropometric measures are predictors of circulating hormone, triglyceride, and cholesterol concentration in the Women's Health Trial. Journal of Nutrition. 136 [8]: 22492254. PMID16857849.
  • Jebb S. and Wells J. Measuring body composition in adults and children In:Peter G. Kopelman, Ian D. Caterson, Michael J. Stock, William H. Dietz [2005]. Clinical obesity in adults and children: In Adults and Children. Blackwell Publishing. tr.1228. ISBN1-4051-1672-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  • Kopelman P., Caterson I. An overview of obesity management In:Peter G. Kopelman, Ian D. Caterson, Michael J. Stock, William H. Dietz [2005]. Clinical obesity in adults and children: In Adults and Children. Blackwell Publishing. tr.319326. ISBN1-4051-1672-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  • National Heart, Lung, and Blood Institute [NHLBI] [1998]. Clinical Guidelines on the Identification, Evaluation, and Treatment of Overweight and Obesity in Adults [PDF]. International Medical Publishing, Inc. ISBN1-58808-002-1.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  • Obesity: guidance on the prevention, identification, assessment and management of overweight and obesity in adults and children [PDF]. National Institute for Health and Clinical Excellence[NICE]. National Health Services [NHS]. 2006. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
  • Puhl R., Henderson K., and Brownell K. Social consequences of obesity In:Peter G. Kopelman, Ian D. Caterson, Michael J. Stock, William H. Dietz [2005]. Clinical obesity in adults and children: In Adults and Children. Blackwell Publishing. tr.2945. ISBN1-4051-1672-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  • Seidell JC. Epidemiology definition and classification of obesity In:Peter G. Kopelman, Ian D. Caterson, Michael J. Stock, William H. Dietz [2005]. Clinical obesity in adults and children: In Adults and Children. Blackwell Publishing. tr.311. ISBN1-4051-1672-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  • World Health Organization [WHO] [2000]. Technical report series 894: Obesity: Preventing and managing the global epidemic [PDF]. Geneva: World Health Organization. ISBN92-4-120894-5.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Nguy hiểm 'ẩn' từ tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ Lưu trữ 2013-08-23 tại Wayback Machine vnexpress, 3/7/2013
  2. ^ WHO 2000 p.6
  3. ^ Sweeting HN [2007]. Measurement and Definitions of Obesity In Childhood and Adolescence: A field guide for the uninitiated. Nutr J. 6 [1]: 32. doi:10.1186/1475-2891-6-32. PMC2164947. PMID17963490.
  4. ^ NHLBI p.xiv
  5. ^ Gray DS, Fujioka K [1991]. Use of relative weight and Body Mass Index for the determination of adiposity. J Clin Epidemiol. 44 [6]: 54550. doi:10.1016/0895-4356[91]90218-X. PMID2037859.
  6. ^ Flegal KM, Ogden CL, Wei R, Kuczmarski RL, Johnson CL [2001]. Prevalence of overweight in US children: comparison of US growth charts from the Centers for Disease Control and Prevention with other reference values for body mass index. Am. J. Clin. Nutr. 73 [6]: 108693. PMID11382664. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= [trợ giúp]Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  7. ^ Kanazawa M, Yoshiike N, Osaka T, Numba Y, Zimmet P, Inoue S [2002]. Criteria and classification of obesity in Japan and Asia-Oceania. Asia Pac J Clin Nutr. 11 Suppl 8: S732S737. doi:10.1046/j.1440-6047.11.s8.19.x. PMID12534701. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= [trợ giúp]Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  8. ^ Bei-Fan Z; Cooperative Meta-Analysis Group of Working Group on Obesity in China [2002]. Predictive values of body mass index and waist circumference for risk factors of certain related diseases in Chinese adults: study on optimal cut-off points of body mass index and waist circumference in Chinese adults. Asia Pac J Clin Nutr. 11 Suppl 8: S68593. doi:10.1046/j.1440-6047.11.s8.9.x. PMID12534691. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= [trợ giúp]

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Body Mass Index
  • Béo phì - Tai họa mới của nhân loại
  • Các phương pháp trị béo phì
  • Đừng quá "chà đạp" béo phì
  • Trẻ béo phì tăng rủi ro bệnh tim mạch
  • Trợ thủ mới chống béo phì
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Béo phì.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề