Bằng so sánh 4 loại hình doanh nghiệp

Sơ đồ +bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp- giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp- ôn thi công chức thuế. Đây là sơ đồ và bản tóm tắt dạng cây với một bảng so sánh rất dễ nhớ. Link download Google driver ở cuối bài.

Bằng so sánh 4 loại hình doanh nghiệp
Sơ đồ +bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp- giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp- ôn thi công chức thuế

Luật doanh nghiệp 2014được ban hành vào ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thay thế choLuật Doanh nghiệp 2005vàLuật sửa đổi bổ sung Điều 170 của luật doanh nghiệp 2013. Luật doanh nghiệp có rất nhiều điểm mới cần phải nghiên cứu để hiểu và áp dụng.

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu một cách căn bản về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2014.

Sau đây là các tiêu chí so sánh các loại hình doanh nghiệp:

Tiêu chí

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty hợp danh

Công ty cổ phần

Doanh nghiệp tư nhân

Thành viên

Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

Từ 2 đến 50 thành viên

Ít nhất 02 thành viên hợp danh (TVHD) là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn (TVGV)

Ít nhât 03 cổ đông, số lượng không hạn chế

Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân

Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

Trong phạm vi vốn điều lệ

Trong phạm vi số vốn góp

TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

TVGV chịu trach nhiệm trong phạm vi vốn góp

Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình

Tư cách pháp nhân

Không

Quyền phát hành chứng khoán

Không được phát hành cổ phần

Không được phát hành cổ phần

Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn

Không được phát hành cổ phần

Chuyển nhượng vốn

Chuyển nhượng nội bộ hoặc bên ngoài nếu không có thành viên nào mua

TVHD không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các TVHD khác đồng ý

TVGV được chuyển vồn góp cho người khác

Trong 3 năm đầu, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập (CĐSL), muốn chuyển cho người khác thì phải được các CĐSL khác đồng ý

Sau 3 năm, chuyển nhượng cho bất cứ ai

Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân

Ban kiểm soát

Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm

Từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát

Trường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soát

Cuộc họp hợp lệ

Họp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp

Lần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ

Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ

Lần 3: không phụ thuộc

Họp đại hội đồng cổ đông: lần 1 ít nhất 51% phiếu biểu quyết, lần 2 là 33%, lần 3 không phụ thuộc.

Họp hội đồng quản trị lần 1 ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 í nhất ½.

Thông qua nghị quyết họp

Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2

Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65%

Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2

Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.

Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT

Trên đây là một số tiêu chí cơ bản để phân biệt các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, để hiểu rõ chi tiết hơn thì các bạn có thể xem tại đây: Luật doanh nghiệp 2014

Luật doanh nghiệp 2020 phân biệt các loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân với một số tiêu chí phân biệt như sau:

TIÊU CHÍ

CÔNG TY 1 THÀNH VIÊNCÔNG TY 2 THÀNH VIÊNCÔNG TY HỢP DANHCÔNG TY CỔ PHẦNDOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
A. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ
1. Số thành viênCó thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng thành viên chỉ có mộtCó thể là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viênÍt nhất hai thành viên hợp danh là cá nhân, có thể thêm thành viên góp vốn. Số lượng thành viên không hạn chế tối đa

Ít nhất 3 thành viên và không hạn chế tối đa.

Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Chỉ do một cá nhân làm chủ, chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân
2. Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnTrong phạm vi số vốn điều lệTrong phạm vi số vốn điều lệ

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp

Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệpChiụ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
3. Tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpCó tư cách pháp nhânCó tư cách pháp nhânCó tư cách pháp nhânCó tư cách pháp nhânKhông
4. Quyền phát hành chứng khoánKhông được quyền phát hành cổ phầnKhông được quyền phát hành cổ phầnKhông được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nàoCó quyền phát hành cổ phần để huy động vốnKhông được quyền phát hành cổ phần

B.VỐN THÀNH LẬP

1.Hình thức

Tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản công ty.

Tách biệt các chi tiêu cá nhân, gia đình với các chi tiêu của Chủ tịch công ty, GĐ, TGĐ.

Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, bất động sản, bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết

Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăngký thành lập doanhnghiệp (Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020)

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký
2.Thời hạn góp vốn90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020)90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này các thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn như đã cam kết (Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020)Luật doanh nghiệp 2020 không quy định. Thời hạn góp vốn sẽ do các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn ấn định trong Điều lệCác cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn (Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020)Không quy định trong Luật doanh nghiệp 2020
3.Xử lý nếu không góp vốn đúng hạnĐăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ

Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

Thành viênchưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vón góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên

Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thành viên góp vốnkhông góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viênđó đối với công ty. Trong trương hợp này, thành viên góp vốncó thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư
4. Tăng, giảm vốn

Giảm vốn:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ.

+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật doanh nghiệp 2020.

+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020.

Tăng vốn:

+ Công ty 1 Thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

Giảm vốn:

Hoàn trả một phần vốn góp cho CSH công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho CSH công ty và Giảm vốn điều lệ theo quy định tại Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020 (Điều 87 Luật doanh nghiệp 2020).

Tăng vốn:

Được quyền tăng vốn từ chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp người khác (dẫn đến thay đổi hình thức doanh nghiệp).

Không quy định cụ thể

Giảm vốn:

Giảm vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần

Tăng vốn:

Bằng cách tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán.

Được quyền tăng, giảm vốn và phải đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh.
5. Chuyển nhượng vốn

Các thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác.

Chủ sở hữu Công ty được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác (Nếu chuyển nhượng một phần sẽ dẫn đến chuyển đổi loại hình công ty sang 02 thành viên hoặc cổ phần).

Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác.

Thành viên góp vốnđược quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.

Trong 3 năm kể từ ngày thành lập, cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

Chỉ chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lậpnếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông

Có quyền cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân

C. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1.Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ)/ Hội đồng thành viên (HĐTV)/ Hội đồng quản trị (HĐQT) Mộ hình tổ chức: Tuỳ theo Công ty do cá nhân hay tổ chức làm chủ sở hữu mà mô hình tổ chức có thể là Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên (có từ 3-7 thành viên).

Mộ hình tổ chức: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Họp ít nhất mỗi năm một lần

Là cơ quan quyết định cao nhất

Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh công ty.

Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên.

Mô hình tổ chức: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Tổng giám đốc.

ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phầnĐHĐCĐ họp thường niên 1 lần/ năm, chậm nhất 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

ĐHĐCĐ có thể họp bất thường

HĐQT có toàn quyền quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Có từ 3 đến 11 thành viên hoặc theo điều lệ

Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.Cuộc họp hợp lệ Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định (Điều 80 Luật doanh nghiệp 2020).

Cuộc họp Hội đồng thành viên:

+ Lần 1: Được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

+ Lần 2: Ít nhất 50% vốn điều lệ.

+ Lần 3: Không phụ thuộc số thành viên.

Chủ tịch HĐTV triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh.

Quyết định:

Tuỳ vấn đề có thể được thông qua khi được 3/4 số thành viên tán thành hoặc 2/3 tổng số thành viên tán thành.

Lần 1: Họp ĐĐCĐ lần 1 ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết (hoặc theo điều lệ).

Lần 2: Ítnhất 33%, Lần 3: Không phụ thuộc.

Họp HĐQT ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 ít nhất ½

Chủ doanh nghiệp quyết
3. Thẩm quyền triệu tập họp

Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của Luật doanh nghiệp 2020.

Nhóm thành viên theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 49 Luật doanh nghiệp 2020.

(Điều 57 Luật doanh nghiệp 2020)

Trình tự:

Hội đồng thành viên triệu tập

Ban kiểm soát triệu tập (nếu có).

Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn.

Chủ tịch HĐTV triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh.

Trình tự:

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát.

Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn

Chủ doanh nghiệp quyết
4. Thông qua nghị quyết họp Quyết định quan trọng ¾ số thành viên dự họp, còn lại là ½ hoặc theo điều lệ Quyết định quan trọng 75% số vốn góp thành viên dự họp tán thành, còn lại là 65% hoặc theo điều lệ Với những quyết định quan trọng phải được ¾ số thành viên hợp danh chấp nhận (hoặc theo điều lệ công ty). Các vấn đề khác ít nhất 2/3

Các quyết định quan trọng của họp đhđcđ cần ít nhất 65% số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp.

Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành. Trường hợp 50/50 thì chủ tịch HĐQT quyết định

Chủ doanh nghiệp quyết
5. Tổng giám đốc (TGĐ)/Giám đốc (GĐ) HĐTV hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê GĐ, nhiệm kỳ không quá 5 năm

Có đủ năng lực hành vi dân sự, trình độ, kinh nghiệm và không thuộc đối tượng không được quản lý kinh doanh.

Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, CP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn thì Giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi,.. Của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó

Giám đốc là thành viên hợp danh nếu điều lệ không quy định khác.

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty

Không còn hạn chế việc làm GĐ cho doanh nghiệp khác

Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường họp thuê người khác làm GĐ quản lý DN thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.

Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng Tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến DN.

Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN

6. Ban kiểm soát (BKS)/ Kiểm soát viên (KSV) Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm Từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soátKhông có

Trường họp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

3-5 thành viên Hơn ½ kiểm soát viên cư trú tại Việt Nam.

Trưởng ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty (hoặc cao hơn do Điều lệ quy định). Đối với công ty niêm yết thì phải có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc kiểm toán

Không có

Trên đây là nhữngso sánh cơ bản của các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020

Nội dung chính:

  • Loại hình doanh nghiệp là gì?
  • Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay?
  • Đặc điểm và ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
    • 1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
    • 2. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
    • 3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
    • 4. CÔNG TY CỔ PHẦN
  • So sánh các loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp chính là hình thức tổ chức mô hình kinh doanh căn cứ vào những yếu tố như số thành viên góp vốn, mức độ chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn góp, cơ cấu tổ chứcđược quy định tại Luật doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp 2014 (LDN) quy định các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH) một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh (CTHD), doanh nghiệp nhà nước. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Về cơ bản, những nội dung khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Số lượng thành viên góp vốn, mối quan hệ giữa các thành viên góp vốn
  • Tư cách pháp nhân. Một doanh nghiệp được hiểu là có tư cách pháp nhân khi và chỉ khi:
  • Được thành lập hợp pháp
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
  • Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập
  • Có tài sản riêng độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình trong phạm vi vốn góp
  • Khả năng huy động vốn
  • Tổ chức quản lý doanh nghiệp

Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay?

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay việc xác định loại hình doanh nghiệp nào là phổ biến nhất là một câu hỏi khó có thể trả lời chính xác do sự đa dạng về các loại hình doanh nghiệp cũng như các ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm thực tế về thành lập doanh nghiệp, Luật NTV nhận thấy doanh nhân khởi nghiệp thường lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Chính vì vậy,Luật NTV sẽ mô tả cụ thể những loại hình phổ biến này dưới đây để Quý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất.

Đặc điểm và ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Đặc điểm:Theo quy định tạiĐiều 183 LDN, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

  • Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mìnhvềmọi hoạt động của doanh nghiệp;
  • DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoánnào;
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
  • DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Ưu điểm:

  • Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Doanh nghiệp tư nhân làloại hình doanh nghiệp đơn giản, cơ cấu gọn nhẹ nhất phù hợp nếu một cá nhân bỏ vốn kinh doanh trong thị trường nhỏ.Thường các ngành nghề kinh doanh sau: bán văn phòng phẩm, , bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng, dịch vụ phụ vụ cà phê, nước giải khát, bán tạp hóa khách hàng thường lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Nhược điểm:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; không giới hạn trong số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

2. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Đặc điểm:Theo quy định tạiĐiều 73 LDN, Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp:

  • Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công tytrongphạm vi số vốn điều lệ của công ty;
  • Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân;
  • Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Ưu điểm:

  • Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
  • Chế độ trách nhiệm hữu hạn nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với một tổ chức muốn thành lập 1 công ty con, hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính thành lập công ty riêng cho mình.

Nhược điểm:Khả năng huy động vốn hạn chế, không được quyền phát hành cổ phiếu.

Tham khảo thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên

3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Đặc điểm:Theo quy định tạiĐiều 47 LDN: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp,trongđó:

  • Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
  • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrongphạm vi số vốn đã góp;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Ưu điểm:

  • Đây là loại hình doanh nghiệp rất phổbiến ở Việt Nam hiện nay, phù hợp với mọi quy mô, lĩnh vực kinh doanh.
  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn DNTN.
  • Việc huy động vốn hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Tham khảo thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên

4. CÔNG TY CỔ PHẦN

Đặc điểm:Theo quy định tạiĐiều 110 LDN, CTCP là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của LDN;
  • Có tư cách pháp nhân;
  • Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Ưu điểm:

  • Đây là lựa chọn của đa phần các công ty lớn có ít nhất 03 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên, kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn, thực hiện lọai hình này có thể huy động vốn dễ dàng và từ nhiều nguồn và đối tượng khác nhau.
  • Chế độ trách nhiệm của CTCP là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
  • Khả năng hoạt động của CTCP rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • Khả năng huy động vốn của CTCP rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
  • Việc chuyển nhượng vốn trong CTCP là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng.

Nhược điểm:

  • Việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
  • Việc thành lập và quản lý CTCP cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Tham khảo thủ tục thành lập công ty cổ phần

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Dựa trên thực tiễn tư vấn pháp lý và kinh nghiệm nhiều năm về thành lập doanh nghiệp, căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, quy mô hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp và tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp khởi nghiệp; Luật NTV đưa ra bảng so sánh giữa hai nhóm loại hình doanh nghiệp nhận được nhiều yêu cầu phân biệt từ khách hàng như sau:

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Tiêu chíDOANH NGHIỆP TƯ NHÂNCÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Chủ sở hữuCá nhân (Khoản 1- Điều 183)Cá nhân/ Tổ chức (Khoản 1- Điều 73 LDN)
Tư cách pháp nhân (TCPN)Không có TCPNCó TCPN (Khoản 2- Điều 73 LDN)
Sự thay đổi vốn góp trong quá trình hoạt độngCó thể chủ động bổ sung vốn. Việc bổ sung này chỉ cần ghi chép trong sổ kế toán của công ty.

(Khoản 3- Điều 184 LDN)

Muốn thay đổi vốn điều lệ phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh.

(Điểu 87 LDN)

Giới hạn chịu trách nhiệmChịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu (Khoản 1- Điều 183)Chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp (Khoản 1- Điều 73 LDN)

CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

Nhóm doanh nghiệp này có điểm chung là: chủ sở hữu có thể là cá nhân, tổ chức; có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp, đều có quyền chuyển nhượng vốn;

Tiêu chíCÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊNCÔNG TY CỔ PHẦN
Quyền phát hành cổ phiếuKhông có (Khoản 3- Điều 47 LDN)Được quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn (Khoản 3- Điều 110)
Số lượng thành viênTối thiểu là 02 và không quá 50 (Điểm a, Khoản 1, Điều 47 LDN)Tối thiểu 03 và không hạn chế số lượng tối đa (Điểm b, Khoản 1, Điều 110)
VốnTính theo tỷ lệ phần trăm vốn góp của các thành viên, tỷ lệ vốn góp có thể là những phần không bằng nhauVốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần, được ghi nhận bằng cổ phiếu (Điểm a, Khoản 1, Điều 110 LDN)
Hình thức huy động vốn khi cần tăng vốnCác thành viên hiện hữu tự tăng vốn góp
Kêu gọi thêm thành viên góp vốn(Khoản 1- Điều 68 LDN)
Chào bán cho các Cổ đông hiện hữu
Chào bán riêng lẻ ra bên ngoài
Chào bán rộng rãi trên thị trường chứng khoán (Khoản 2- Điều 122 LDN)
Chuyển nhượng vốn gópChỉ được chuyển nhượng cho các thành viên khác theo tỷ lệ góp vốn tương ứng trong công ty, trừ khi các thành viên hiện hữu khác từ chối mua hoặc không mua hết phần vốn góp chào bán (Điều 53 LDN)Tự do chuyển nhượng vốn góp sau 3 năm kể từ khi thành lập (Khoản 1- Điều 126 LDN)

Trên đây là sự so sánh cơ bản giữa các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Dựa vào những định hướng này, Luật NTV hy vọng có thể giúp Quý doanh nhân có một khởi đầu thuận lợi, trước tiên là trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với Luật NTV để được tư vấn chi tiết. Bằng kinh nghiệm và uy tín hàng đầu của mình trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp,

Bằng so sánh các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020,
So sánh ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp,
So sánh các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020,
So sánh các loại hình doanh nghiệp 2020,
Tiêu luận so sánh các loại hình doanh nghiệp,
So sánh 4 loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020,
Mã số loại hình doanh nghiệp,
So sánh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam và Mỹ

Bằng so sánh 4 loại hình doanh nghiệp
Bằng so sánh 4 loại hình doanh nghiệp
Khung giờ làm việc của cơ quan nội tạng, 8 khung giờ vàng thải độc cho cơ thể
Thông tin chung về tình hình dịch bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống
Tags: Bằng so sánh các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020Mã số loại hình doanh nghiệpSo sánh 4 loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020So sánh các loại hình doanh nghiệp 2020So sánh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam và MỹSo sánh các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020So sánh ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệpTiêu luận so sánh các loại hình doanh nghiệp