Ban cơ bản là gì

Ý nghĩa của từ cơ bản là gì:

cơ bản nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 6 ý nghĩa của từ cơ bản. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa cơ bản mình


1

10

Ban cơ bản là gì
  3
Ban cơ bản là gì

Trái nghĩa với nâng cao. Diễn tả mức độ có thể thực hiện được bởi hầu hết những nhóm người cụ thể.
Dạo gần đây, từ này được dùng nhiều trong cộng đồng mạng và được truyền miệng nhau một cách rộng rãi với một nghĩa mở rộng hơn.
Vd: Đời cơ bản là nhạt. (dịch nôm na là đời mình vốn dĩ đã tẻ nhạt rồi.)

Ban cơ bản là gì
nga - Ngày 06 tháng 10 năm 2018


2

11

Ban cơ bản là gì
  11
Ban cơ bản là gì

cơ bản

Cơ bản có tính quá trình, thể hiện bản chất, tính chất cốt lõi nhất của sự vật, sự việc.

Ẩn danh - Ngày 29 tháng 8 năm 2016


3

18

Ban cơ bản là gì
  21
Ban cơ bản là gì

cơ bản

(Ít dùng) cái làm cơ sở cho những cái khác trong toàn bộ hệ thống đã giải quyết xong về cơ bản Đồng nghĩa: căn bản T [..]


4

10

Ban cơ bản là gì
  14
Ban cơ bản là gì

cơ bản

(xem từ nguyên 1). | Coi như là nền gốc. | : ''Sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều là một vấn đề '''cơ bản''' (Trường Chinh)'' | Trọng y [..]

Từ điển mở Wiktionary

Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm

Mục lục

  • 1 Tiếng Việt
    • 1.1 Từ nguyên
    • 1.2 Cách phát âm
    • 1.3 Tính từ
      • 1.3.1 Dịch
    • 1.4 Tham khảo

Tiếng Việt[sửa]

Từ nguyên[sửa]

  1. Cơ: nền nhà; bản: gốc cây

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng
Hà NộiHuếSài Gòn
kəː˧˧ ɓa̰ːn˧˩˧ kəː˧˥ ɓaːŋ˧˩˨ kəː˧˧ ɓaːŋ˨˩˦
VinhThanh ChươngHà Tĩnh
kəː˧˥ ɓaːn˧˩ kəː˧˥˧ ɓa̰ːʔn˧˩

Tính từ[sửa]

cơ bản

  1. (xem từ nguyên 1).
  2. Coi như là nền gốc. Sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều là một vấn đề cơ bản (Trường Chinh)
  3. Trọng yếu nhất. Chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản (Võ Nguyên Giáp)

Dịch[sửa]

Tham khảo[sửa]

  • "cơ bản". Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)

Lấy từ “https://vi.wiktionary.org/w/index.php?title=cơ_bản&oldid=1821282”

Thể loại:

  • Mục từ tiếng Việt
  • Mục từ tiếng Việt có cách phát âm IPA
  • Tính từ
  • Tính từ tiếng Việt

Ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, qua nghiên cứu các nền giáo dục ở nhiều nước trên thế giới, cho thấy dạy học phân hóa trên cơ sở tự chọn môn học theo nguyện vọng của học sinh THPT đang là xu thế tất yếu. Nhiều nền giáo dục tiên tiến đã bỏ qua phân ban để tiến tới tự chọn hoàn toàn. Vì thế, việc Việt Nam triển khai phương án kết hợp phân ban với tự chọn là phù hợp với xu thế chung. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiến hành dạy học tự chọn từ năm 2015.

Theo ông Tần, phương án phân ban mới được triển khai đại trà bao gồm ba ban:

- Ban Khoa học tự nhiên gồm bốn môn nâng cao: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, thích ứng với những HS chọn thi ĐH hai khối A và B. Các môn còn lại sẽ học theo chương trình chuẩn thống nhất do Bộ GD-ĐT ban hành.

- Ban Khoa học xã hội và Nhân văn gồm bốn môn nâng cao: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ (mới bổ sung). Các môn còn lại sẽ học theo chương trình chuẩn thống nhất do Bộ GD-ĐT ban hành.

- Ban cơ bản: HS được học theo chương trình chuẩn, ngoài ra HS còn được chọn 3/8 môn tự chọn để học nâng cao với thời lượng 4 tiết/tuần.

Theo quy định, các môn nâng cao sẽ "cao" hơn chương trình chuẩn 20%.

Về dạy học tự chọn, các môn học tự chọn gồm có Ngoại ngữ 2 cho tất cả các ban và các môn học tự chọn nâng cao: Toán, Vật lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ dành cho ban cơ bản.

Các chủ đề tự chọn gồm có chủ đề nâng cao của tám môn: Toán, Vật lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ và các chủ đề bám sát của các môn học có trong kế hoạch (không học các môn tự chọn theo sách giáo khoa nâng cao).

Đây là lần đầu tiên, Ngoại ngữ được đưa vào môn nâng cao trong ban KHXH-NV; tuy nhiên, chỉ những học sinh đủ điều kiện học tiếp chương trình ngoại ngữ 7 năm mới được vào ban này. Những học sinh chưa học ngoại ngữ, hoặc học ngoại ngữ khác ở cấp THCS buộc phải học chương trình ngoại ngữ 3 năm. Đối với trường hợp thuộc đối tượng trên nhưng có khả năng đặc biệt, Bộ yêu cầu các trường THPT đặc cách cho các em này học chương trình ngoại ngữ 7 năm nhưng phải có đơn cam kết. Bộ cũng chủ trương dạy hai ngoại ngữ, ngoại ngữ thứ hai học sinh được tự chọn.

Đây cũng là lần đầu tiên, môn Tin học được đưa vào như một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Ở lớp 10, các em học 2 tiết/tuần, lớp 11 và 12 học 1,5 tiết/tuần. Để bảo đảm việc dạy và học tốt môn này, Bộ quy định mỗi trường THPT cần có ít nhất một phòng thực hành tin học với 25 máy tính có kết nối internet. Có 175 tiết tin học trong ba năm học PTTH với chương trình cơ bản nhất bao gồm các khái niệm cơ bản về tin học, hệ điều hành, tin học văn phòng và cơ sở dữ liệu.

Các trường, khối chuyên có thể tự lựa chọn các ban. Môn chuyên sẽ học theo chương trình, sách giáo khoa nâng cao với thời lượng bằng 150% thời lượng chương trình nâng cao tương ứng.

Ban cơ bản: có phải là một thử nghiệm mới?

Những câu hỏi trong cuộc họp báo đều tập trung vào ban cơ bản bởi đó vừa là lựa chọn thích hợp cho những học sinh học giỏi toàn diện, hoặc đang “lừng khừng” chưa biết nên theo ban nào, vừa là lựa chọn của những trường muốn theo kịp xu thế mới, lại cũng là giải pháp tình thế cho những trường chưa có điều kiện triển khai phân ban.

Mặc dù dự đoán 60% HS sẽ theo học ban này, nhưng theo con số thống kê chưa đầy đủ ở một số tỉnh, thành, đã có khoảng 67% HS chọn ban cơ bản, ông Tần cho biết. 21% chọn ban Khoa học tự nhiên và 12% chọn ban Khoa học xã hội và Nhân văn.

Ông Nguyễn Hữu Châu, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục cho biết, để tiến tới xu hướng dạy học tự chọn, ban cơ bản được xem là “hình bóng của tương lai”. Vì thế nếu ban cơ bản có chiếm đến 90% thì cũng là điều đáng mừng.

Việc Bộ chuyển hướng ưu tiên sang ban cơ bản, một ban chưa từng được đưa ra trong các lần thí điểm khiến nhiều phóng viên thắc mắc. Thí điểm hai ban nhưng triển khai thành ba ban, liệu việc này có vi phạm nguyên tắc cơ bản là các phương án trước khi triển khai đại trà đều phải thí điểm?

Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Văn Vọng cho rằng, chương trình chuẩn, SGK được sử dụng cho ban cơ bản đều đã được dạy thử nghiệm trong các lần thí điểm đối với hai ban A và C. Vì thế, không thể nói Bộ đã “thí điểm một đằng làm một nẻo”.

Tuy nhiên, ông Châu thừa nhận, đúng là trong quá trình thí điểm, Bộ thấy có một số vấn đề phát sinh như tỷ lệ chênh lệch giữa ban A (80-90%) và ban C (10-20%), nhiều phụ huynh cho rằng con em họ không có sự lựa chọn nào khác nữa… Vì thế, Bộ thấy cần có mô hình mới cởi mở hơn. Ông Châu cho rằng, mục đích của thí điểm là đưa ra mô hình và nếu thấy không hợp lý thì phải thay đổi. Việc phát hiện ra thiếu sót của việc phân thành hai ban, theo ông, là một trong những thành công của thí điểm. Và ban cơ bản không phải là phương án mới mà là một “tổ hợp linh hoạt”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Nhân Dân về việc một số phụ huynh HS lo ngại trường sẽ không đáp ứng được hết nguyện vọng của HS và sẽ ép các em vào những ban không đúng nguyện vọng, ông Vọng cho rằng, các trường phải đáp ứng tối đa nguyện vọng của HS. Nhưng sẽ có một bộ phận HS nào đó không được đáp ứng vì với điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên hiện nay của nhiều trường THPT chưa thể đáp ứng 100% nguyện vọng của HS.

Sau khi HS trúng tuyển lớp 10, các trường phải mời HS, phụ huynh tới hướng dẫn chọn ban, sau đó mới cho các em đăng ký nguyện vọng chính thức. Nhà trường phải thực hiện theo nguyên tắc cố gắng đáp ứng tối đa trong khả năng có thể. Nếu chưa đạt nguyện vọng 1 sẽ điều chỉnh sang nguyện vọng 2. Nếu điều chỉnh mà một số HS vẫn chưa được đáp ứng thi lúc đó không phải do ép buộc mà do nhà trường không có khả năng đáp ứng được nguyện vọng của HS.

Những mốc đáng chú ý của giáo dục phân ban

- Năm 1992: Phân ban hẹp với ba ban là khoa học tự nhiên (ban A), khoa học tự nhiên - kỹ thuật (ban B) và khoa học xã hội (ban C). Việc thí điểm lúc đầu được thực hiện ở 11 tỉnh, thành phố, sau bảy năm đã lan rộng ra 53 tỉnh thành với 216 trường thực hiện.

- Năm 1998: Quyết định dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên ban. Thủ tướng có chỉ thị số 30 về việc điều chỉnh chủ trương phân ban ở PTTH và đào tạo hai giai đoạn ở đại học.

- Năm 2003: Thí điểm chương trình trung học phổ thông mới (chương trình phân ban) tại 11 tỉnh, thành phố với 48 trường THPT. Học sinh được phân làm hai ban: khoa học tự nhiên (ban A) và khoa học xã hội (ban C).

- Năm 2004: Mở rộng thêm 41 trường của các quận, huyện thuộc 12 tỉnh, thành có học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS theo chương trình THCS mới, nâng tổng số trường thí điểm lên 89 trường tại 21 tỉnh, thành.

- Tháng 4-2005, sau hai năm thí điểm bất thành, Bộ GD-ĐT đã báo cáo Thủ tướng xin điều chỉnh phương án phân ban đang thí điểm. Phương án của Bộ GD-ĐT đã không được thông qua.

- Ngày 9-1-2006, Bộ GD-ĐT tiếp tục báo cáo Thủ tướng hai phương án điều chỉnh phân ban và được chấp nhận phương án phân ban kết hợp tự chọn để triển khai đại trà.