Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong


Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Thẩm định Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước - lớp 6

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Góp ý dự thảo Nghị quyết tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2021

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Thí sinh xác nhận điểm bảo lưu để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2021 ở đâu?

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

THPT Phước Bình vinh danh 37 học sinh đoạt huy chương Olympic Tháng 4

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Đồng Xoài hơn 800 vận động viên học sinh tham gia Hội Khỏe Phù Đổng học sinh cấp thành phố năm học...

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Trường THCS&THPT Võ Thị Sáu: Phối hợp với Đoàn KT-QP 778 tổ chức chuyên đề nâng cao nhận thức của...

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Mẫu phiếu đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2021-2022 tại tỉnh Bình...

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Triển khai tập huấn chuyên sâu công tác tự đánh giá trường mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông năm...

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Giải bóng chuyền nam cán bộ, giáo viên, nhân viên Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước lần thứ...

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Tất cả các trường phổ thông trong tỉnh sẽ tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong vì TNGT vào sáng...

Bản chất của văn hóa nhà trường được thể hiện trong

Góp ý dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm... Xây dựng văn hóa nhà trường góp phần tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng thương hiệu cho các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Nhà trường là môi trường thường có nhiều giá trị văn hóa tích cực. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) được hiểu là quá trình kế thừa, xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa đã tồn tại trong nhà trường. Xây dựng VHNT không hoàn toàn ở việc tạo nên một giá trị văn hóa hoàn toàn mới, xây dựng đồng nghĩa là kế thừa và phát triển những giá trị tích cực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng nhà trường, đồng thời cũng loại bỏ đi những giá trị tiêu cực, không phù hợp hoặc cản trở sự phát triển của nhà trường.

Bạn đang xem: Văn hóa nhà trường là gì


Trường THPT ChuyênQuang Trung với sứ mệnh “Bồi dưỡng, phát huy những học sinh có tư chất thôngminh và phát triển năng khiếu học sinh trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diệntheo hình mẫu phẩm chất, năng lực công dân toàn cầu” và 5 giá trị cốt lõi“Đoàn kết, kiên trì, vượt khó, năng động, sáng tạo”.

Theo tác giả Trần NgọcThêm, “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ cácgiá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trìnhhoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiênvà xã hội” Cơsở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội>. Thực tiễn cuộc sống chỉ rõ, văn hóa chi phối toàn bộ quá trìnhhình thành và phát triển của con người và nhân loại; văn hóa tổ chức giúp conngười trong tổ chức nâng cao nhận thức và cách ứng xử giữa các thành viên bêntrong và bên ngoài tổ chức đó; văn hóa giáo dục để mở mang dân trí, nâng cao kiếnthức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, phẩm chất trong sáng, đào tạo con người có ích cho xã hội. Với ýnghĩa đó, trong các Văn kiện của Đảng ta luôn khẳng định: Văn hóa vừa là nền tảngtinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và động lực phát triển của xã hội. VHNTlà một khái niệm mới xuất hiện trong vài chục năm gần đây, nhưng nội hàm của nóthì đã được đề cập đến từ lâu. VHNT là nền tảng và định hướng cho sự phát triểntiến bộ của nhà trường, là một động lực quan trọng để thực hiện đổi mới quản lýgiáo dục.

Xây dựng VHNT có vai trò quan trọng ảnhhưởng lớn đến nhà trường, cán bộ giáo viên, học sinh. Đối với nhà trường: tỉnh Bình Phước với 35 trường trung họcphổ thông (THPT) trong đó 8 trường THCS&THPT, mỗi trường đều có định hướng chiến lược củamình đó là việc xác định tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị. Cùng với đó việc xâydựng VHNT tác động tích cực tới chất lượng giáo dục góp phần quan trọng tạo nênuy tín “thương hiệu” riêng của mỗi trường. Văn hóa nhà trường thể hiện ở mọigóc độ hoạt động của nhà trường, bao gồm từ ngôn phong, tác phong của cán bộ quảnlý, giáo viên, học sinh; cảnh quan sư phạm, cách bố trí lớp học… cũng như tháiđộ quan tâm của họ đối với những nội dung chương trình và phương pháp giáo dục;đến những định hướng giá trị nhân cách của HS, kể cả các thành viên khác củanhà trường trước những thay đổi của cuộc sống xã hội hiện đại. Đối với sự phát triển của học sinh trung họcphổ thông: Việc xây dựng VHNT sẽ tạo ra không khí thoải mái cho họ trìnhbày ý tưởng, chia sẻ kiến thức và hình thành kỹ năng mới. Xây dựng VHNT có tácđộng ảnh hưởng khuyến khích mối quan hệ hợp tác, học hỏi lẫn nhau giữa các đồngnghiệp trong trường. Đối với sự phát triểncủa học sinh trung học phổ thông: VHNT sẽ tạo ra một bầu không khí học tậptích cực, khuyến khích học sinh học tập và tìm hiểu, tích cực khám phá, thamgia các chương trình với cộng đồng, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tácvới GV, với các nhóm bạn; học sinh cảm thấy vui vẻ, thoải mái, ham học. Từ đó tạora cảm yêu trường, mến lớp, nâng cao thành tích học tập của bản thân.

Mục tiêu xây dựng VHNTở trường trung học phổ thông: Trên cơ sở mục tiêu chung của ngành giáo dục, mỗi nhà trườngđều có mục tiêu xây dựng VHNT của trường mình, đó chính là xây dựng hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực,thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thểhiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm. Xây dựng VHNT cần phải dựa trên cách tiếp cận xây dựng văn hoátổ chức và các yếu tố ảnh hưởng VHNT. Từ đó, xác định một số căn cứ quan trọngđể xây dựng VHNT như sau: Mục tiêugiáo dục và các nhiệm vụ chính trị của nhà trường; Yêu cầu đổi mới giáo dục; Lịchsử phát triển và truyền thống của nhà trường; Các chuẩn mực cần có trong các quan hệ: thầy với thầy, trò vớitrò, thầy với trò, giữa người quản lý với giáo viên và người học; Các chuẩn mực đạo đức và các giá trịvăn hóa thẩm mỹ; Các nhu cầu, mong đợivà ước muốn của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh; Các điều kiện cơ sở vật chất . . ..

Về nội dung xâydựng VHNT: theo mô hình tảng băng trôi, phầnnổi của VHNT gồm tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu; Khung cảnh, cách bàitrí lớp học; Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng; Đồng phục, các nghi thức,nghi lễ; Các hoạt động văn hoá, học tập của trường... phần chìm của VHNT là tổ chức xây dựngbầu không khí dân chủ, thân thiện… trong nhà trường; Tổ chức xây dựng cơ chế giám sát, lập kế hoạch và tiến hành đánh giá côngtác thi đua khen thưởng; kỷ luật; chế độ chính sách; Xác định và đánhgiá giá trị cốt lõi, niềm tin, lí tưởng...nhà trường hướng tới trong tương lai;Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân; Quyền lực và cách thức ảnh hưởng; Thươnghiệu, các giá trị, các giả định ngầm, . . .Các nội dung xây dựng VHNT rấtphong phú, song có thể tóm tắt thành ba nội dung cơ bản sau: Thứ nhất là xây dựng cơ sở vậtchất; Thứ hai là xây dựngmôi trường giáo dục, kiến tạo nhà trường thân thiện, HS tích cực, môi trườnggiáo dục an toàn, tích cực, hiệu quả . . .; Thứ ba, xây dựng môi trường văn hóa ứng xử, giao tiếp trong nhàtrường, làm cho học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, lịch thiệp, nền nếp, kính trên,nhường dưới . . .

Về thựctrạng, trong những năm qua,các trường (THPT) tỉnh Bình Phước đã có nhiều đóng góp quan trọng phát triểntoàn diện cho học sinh. Kế thừa thành quả từ cấp trung học cơ sở các trường tiếptục bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bịcho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. Song trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, cáctrường THPT tỉnh Bình Phước đối mặt với một số bất cập và thách thức đó là vẫn còn phổ biến những tiêu cực tác động từ bên ngoài vàomôi trường giáo dục, tình trạng bạo lực học đường, giao tiếp ứng xử chưa đúng mựccủa một bộ phận giáo viên và học sinh. Do đóvấn đề cần được quan tâm đó là xây dựng VHNT, một thứ tài sản lớn của bất kỳnhà trường, là động lực trực tiếp đến sự phát triển và có tầm quan trọng đặc biệtđối với nhà trường.

Để thựchiện tốt nhiệm vụ đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôi đề xuất mộtsố biện pháp góp phần xây dựng VHNT đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tớinhư sau:

Thứnhất là bồi dưỡng nhậnthức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về tầm quantrọng của văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông. Nhận thức làvấn đề quan trọng hàng đầu vì nhận thức đúng thì hành động đúng. Để làm tốt nội dungnày, nhà quản lý giáo dục cần quán triệt đầy đủ cácNghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục về VHNT ởtrường THPT trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức các buổi nghiên cứu, thảo luận trong CBQL, GV và HS về lý luận VHNT và tầm quan trọng của VHNT tậptrung các vấn đề sau: vai trò, ảnh hưởng của VHNT; Nội dung biểu hiện VHNT (nhữngbiểu hiện tích cực và tiêu cực); Sự cần thiết xây dựng VHNT ở các trường THPThiện nay.

Xem thêm: Đá Sỏi Cát Có Phải Là Đất Trồng Không Vì Sao, Công Nghệ Vnen 7 Bài 1: Đất Trồng

Thứ hai là bồi dưỡng năng lực thực hiện cácchức năng quản lý trong việc xây dựng văn hóa nhà trường cho ban giám hiệu cáctrường. Nhiều nhà khoa học phân chia chức năng quản lý theo nhiều quan điểm khác nhau, tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tranhững nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực củatổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”. (ĐặngQuốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quảnlý, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Thống kê - Hà Nội, tr 16). Xét về chứcnăng quản lý chung, quản lý có 4 chức năng chủ yếu sau: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra.

Nâng cao năng lực lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường cho độingũ cán bộ quản lý.Lập kế hoạch là một trong nhữngchức năng cơ bản của quản lý, nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến lượcmà quản lý cần đạt được. Lập kế hoạch được hiểu là vạch ra các công việc sẽ thựchiện trong tương lai theo một cách thức, trình tự, tiến độ nhất định nhằm đạtđược mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, lập kế hoạch cóvai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý. Tuy nhiên, trong thời qua nănglực lập kế hoạch của đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Phước còn bộc lộ nhữnghạn chế, nhất là trong hoạt động xây dựng VHNT. Vì lẽ đó, để hoạt động xây dựngVHNT đạt kết quả, hiệu quả mong đợi chúng ta cần thựchiện các bước như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng VHNT phùhợp đặc điểm, tình hình của nhà trường; Bước 2:Xác định các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, thực trạng của nhà trường; Bước 3: Xác định: thuận lợi, khó khăn,cơ hội và thách thức; Bước 4: Lựa chọnphương tiện, con đường, biện pháp thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạchxây dựng VHNT; Bước 5: Đảm bảo tínhpháp lý và phổ biến kế hoạch xây dựng VHNT.

Trong xây dựng kế hoạch, việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức là rất quan trọng.Đó chính là khâu nghiên cứu và phân tích kỹ môi trường bên trong và bên ngoài đểđánh giá đúng những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường cũng như các cơ hội vàthách thức mà nhà trường phải đương đầu. Để phân tích môi trường xác định các nộidung nêu trên, Hiệu trưởng sử dụng phương pháp SWOT để phân tích. Từ việc phântích SWOT, đánh giá các yếu tố: Điểm mạnh: Ưu thế bao gồm các nguồn lực(ngồn lực con người, vật lực, tài lực...) và năng lực giá trị (niềm tin, thái độ,hành vi ứng xử...). Điểm yếu:Các khó khăn, trở ngại về nguồn lực, năng lực nội bộ ngăn cản việc thực hiệncác mục tiêu. Cơ hội: Các điều kiệnưu đãi hoặc có lợi bên ngoài tạo thuận lợi cho nhà trường trong hoạt động xây dựngVHNT. Thách thức: là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực, mức độ ảnhhưởng đến hoạt động xây dựng VHNT. Từ nhữngphân tích theo phương pháp SWOT sẽ cho CBQL một bức tranh toàn diện khách quan.Đây là căn cứ vững chắc, thuyết phục cho việc lập kế hoạch hoạt động xây dựngVHNT các Trường THPT

 Xây dựng quytrình tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường. Tổ chức là quátrình sắp xếp con người và các nguồn lực để cùng nhau làm việc nhằm đạt tới mộtmục tiêu cụ thể.  Nhờ chức năng tổ chức mà hệ thống quản lýtrở nên có hiệu quả, cho phép các cá nhân góp phần tốt nhất vào mục tiêu chung.Tổ chức được coi là công cụ quan trọng của quản lý. Để thực hiện hiệuquả chức năng tổ chức, CBQL đứng đầu là hiệu trưởng phải thực hiện tốt các quytrình sau: Bước 1: Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận công tác,từng mảng công việc. Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể chocác thành viên hay các bộ phận trong tổ chức một cách khoa học; Bước 2:Lập danh sách công việc cầnphải hoàn thành để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch; Bước3:Xác định thứ tự ưu tiêncông việc của từng cá nhân, bộ phận; Bước4: Tổchức khai thác và tiếp nhận nguồn lực phục vụ cho hoạt động; Bước 5: Thiết lập cơ chế phối hợp,tạo sự liên kết hoạt động giữa các thành viên và bộ phận trong nhà trường.

 Đẩy mạnh chức năng chỉ đạothực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường. Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành vi vàthái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Chức năng chỉ đạo làsự tác động lên con người, khơi dậy động lực của cá nhân trong hệ thống quảnlý, khích lệ mọi người hăng say làm việc hoàn thành các nhiệm vụ quantrọng. Để thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quảnlý cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Ban hành các quyết định quản lý về xây dựng văn hóa nhà trường; Bước 2: thườngxuyên đôn đốc, động viên và khích lệ các bộ phận, cá nhân trong quá trình thựchiện nhiệm vụ. Bước ba, tiến hànhgiám sát và sửa chữa trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao của cá bộphận và cá nhân; Bước thứ 4:Thúc đẩy các hoạt độngphát triển.

 Tăng cường côngtác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trườngcác Trường Trung học phổ thông. Kiểm tra là việc đo lường, đánh giá để xem xét việc triển khai các quyết địnhtrong thực tiễn nhằm tìm ra những ưu điểm và những hạn chế. Từ đó có những điềuchỉnh cần thiết trong việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo. Chức năng kiểm tra giúp cho chủ thể quản lý rút ra những bài học kinh nghiệmvề nguyên nhân thành công cũng như thất bại của các quyết định và có đổi mớitrong công tác quản lý như đổi mới công tác kế hoạch hóa, công tác tổ chức, chỉđạo cũng như đổi mới cơ chế quản lý, phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượngvà hiệu quả quản lý. Đểthực hiện tốt công tác kiểmtra, đánh giá cần thực hiệntheo trình tự các nội dung dưới đây: Bước 1: Lậpkế hoạch kiểm tra, xây dựng các tiêu chí đánh giá. Bước 2: Thành lập đoàn, tổ, nhómkiểm tra, đánh giá. Bước 3: Tiến hành kiểm tra, đánhgiá; Bước 4: Thông báo kếtquả kiểm tra, đánh giá

Thứba là phát huy hiệuquả các nguồn lực phục vụ hoạt động xâydựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT tỉnh Bình Phước: Muốnthực hiện tốt 4 chức năng quản lý, các nội dung, phương pháp, hình thức xây dựng văn hóa nhàtrường thì yếu tố nguồn lực là rất quan trọng, không thểthiếu được. Vì vậy, cần phát huy hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạtđộng xây dựng VHNT ở các trường THPT tỉnh Bình Phước.Để thực hiện biện pháp này, cán bộ quản lý các trường cần thực hiện như sau: Bước 1: Xác định các nguồn lực cụ thểbao gồm: nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực của trường và cộng đồng phục vụ hoạt động xây dựng VHNT; Bước 2: Tổ chức sinh hoạtbồi dưỡng ý thức, trách nhiệm, tích cực đóng góp công sức, tài chính, của cảicho hoạt động này; Bước 3: Tiến hành tổ chức huy động các nguồn lực cóthể huy động đạt kết quả; Bước 4: Triển khai sử dụng cácnguồn lực phục vụ hoạt động xây dựng VHNT ở cáctrường THPT tỉnh Bình Phước trên tinh thần tiết kiệm, đảm bảo kết quả cao.

Thứ tư là hoànthiệncơ chế phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường về hoạt động xây dựng VHNT ở các trường THPT tỉnh Bình Phước: Để thực hiện tốt nội dung này cán bộ quản lý các trường cầnxác định đầy đủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường có ảnh hưởng đến hoạtđộng xây dựng VHNT. Xây dựng kế hoạch, cơ chếphối hợp hoạt động về nội dung, biện pháp, cơ chế, trách nhiệm giữa nhà trườngvới các lực lượng bên ngoài nhà trường như: chính quyền địa phương, các tổ chứcchính trị - xã hội, cha mẹ học sinh, các cá nhân.... Tổ chức hội nghị, phổ biếnkế hoạch xây dựng VHNT ở cáctrường THPT tỉnh Bình Phước, trong đó chú ý đến nội dung, biện pháp, cơ chế,trách nhiệm giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhà trường như: chínhquyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, cha mẹ học sinh, các cá nhân... Triển khai các văn bản liên quan nhằmtạo sự chuyển biến ý thức tham gia phối hợp quản lý hoạt động xây dựng VHNT ở các trường THPT tỉnh Bình Phước.  Lãnh đạo ở các trường THPT cần làmtốt vai trò tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về công tácnày.

Trongtác phẩm “Hồ Chí Minh toàn tập” Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục địch cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, kho học, tôn giáo, văn học, nghệthuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp củamọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinhra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Hồ Chí Minh toàn tập, Nhàxuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội>. Trong môi trường giáo dục,VHNTở các trường THPT có vai trò tích cực tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục,xây dựng thương hiệu nhà trường và góp phần kiến tạo môi trường văn hóa tại mỗicộng đồng dân cư mà nhà trường tọa lạc. Đây cũng là một trong những biệnpháp nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 và Nghịquyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản,toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.