Bài tập về hợp đồng dân sự có đáp an

1. Bài tập tình huống 1

A[ 19 tuổi ] là người bị mắc chứng tâm thần phân liệt thể hưng cảm[ lúc tỉnh táo bình thường,lúc lên cơn không kiểm soát được hành vi] thường làm nhiều việc không kiểm soát được. Tuy vậy những lúc tỉnh táo A vẫn như người bình thường. Một hôm A đem chiếc xe máy hiệu Vespa LX của mình đi bán cho B với giá 10 triệu đồng lấy tiền đi chơi và tiêu xài hết. Gia đình tìm kiếm A khắp nơi, nhưng không thấy liền nhắn tin tìm A trên đài truyền hình địa phương. Vài hôm sau A về cả nhà mới biết A đã bán rẻ chiếc xe máy cho B để lấy tiền đi chơi. Hỏi tại sao A lại làm như vậy thì A ngơ ngác không nói được gì và dường như không biết chuyện gì xảy ra.Hãy xác định hướng giải quyết trong các tình huống sau đây:

a. Nếu cha mẹ A đến đòi xe với lý do: Hợp đồng giao kết với người mất năng lực hành vi dân sự thì có đc không? Tại sao?

b. Các anh chị hãy tư vấn cho A đòi lại  chiếc xe từ B

c. Theo anh chị trong tình huống trên có khi nào hợp đồng A và B vẫn còn hiệu lực pháp luật không? cơ sở pháp lý?

2. Bài tập tình huống 2

Vợ chồng cụ M và cụ Đ sinh được 5 người con là các ông bà L, K, C, Q và S. sinh thời, hai cụ tạo lập được 1 ngôi nhà cấp 4 trên diện tích hơn 500 mét vuông đất, một ngôi nhà ngói 5 gian trên diện tích 600 mét vuông đất và một ngôi nhà mái bằng trên diện tích 300 mét vuông đất. cụ Đ chết năm 2010, không để lại di chúc.

Năm 2011, cụ M quyết định bán 1 phần nhà đất để giải quyết khó khăn cho ông Q. Ngày 13/05/2011, ông S ký hợp đồng bán cho ông P ngôi nhà cấp 4 trên diện tích 237 mét vuông do cụ M và ông Q đang sử dụng. Hợp đồng có chữ ký làm chứng của cụ M, ông Q và bà Ch [vợ ông S] và được UBND xã xác nhận cùng ngày.

Các bên mua bán đã thực hiện quyền và nghĩa vụ. Bên mua đã trả đủ tiền, bên bán đã giao nhà đất và nhận tiền. Tháng 4/2012, ông P kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.

Năm 2013, các bên xảy ra tranh chấp.Vì không hòa giải được nên ông Q đã khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu, với lí do ngôi nhà đã bán là một phần di sản thừa kế do cụ Đ để lại chưa chia, nên việc mua bán phải được sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế.Trong khi theo bà L, ông K và ông C thì tại thời điểm cụ M, ông S, ông Q bán nhà đất, các ông bà này có biết nhưng vì lý do tình cảm nên các ông bà này không có ý kiến gì.

Có ý kiến cho rằng hợp đồng bị vô hiệu, có ý kiến cho rằng hợp đồng trên có hiệu lực, có ý kiến khác lại cho rằng hợp đồng này bị vô hiệu một phần.

Bạn hãy nhận xét về các ý kiến trên và cho biết cần làm rõ những vấn đề gì để giải quyết các tranh chấp trên?

3. Bài tập tình huống 3

Ngày 15/6/2014, gia đình ông Hồng có đám giỗ nên ông đã sang mượn của ông Nam một chiếc quạt cây phục vụ cho việc tổ chức ăn uống. Đây là một chiếc quạt cổ, nên có những hoa văn rất đẹp đẽ được khắc trên đó. Trước khi giao quạt cho ông Hồng, ông Nam đã dặn rất cẩn thận rằng chiếc quạt cổ thời pháp nên chỉ chạy được điện 110v và bảo ông Hồng phải dùng bộ chuyển nguồn.

Khi mang quạt về nhà, mọi người đều rất thích thú vì chiếc quạt lạ mắt. Buổi trưa, khi gia đình tổ chức ăn uống thì con trai ông Hồng đã cắm chiếc quạt cây ông Hồng mượn của ông Nam để phục vụ việc ăn uống.

Do không được nhắc nhở đổi nguồn điện nên anh đã cắm trực tiếp vào dòng điện 220v làm chiếc quạt bị cháy. Sau buổi hôm đó, ông Hồng có sang trình bày sự việc và xin ông Nam cho mình được mua một chiếc quạt cây mới thay thế hoặc đền tiền, nhưng ông Nam không đồng ý vì chiếc quạt cây của ông là chiếc quạt cổ nên rất quý nên yêu cầu ông Hồng phải mang chiếc quạt đi sửa.

Tuy nhiên, vì chiếc quạt của ông Nam là quạt cổ nên trên thị trường không ai có thể sửa được chiếc quạt này. Câu hỏi:

1. Hãy chỉ ra căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong tình huống trên và xác định nghĩa vụ nào là nghĩa vụ bị chấm dứt, thời điểm chấm dứt?

2. Nếu ông Nam chấp nhận cho ông Hồng mua một chiếc quạt cây khác thay thế thì việc ông Hồng giao chiếc quạt cây mới chính là thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản mượn?

3. Khi chiếc quạt không thể sửa chữa được thì ông Hồng hay con trai ông Hồng phải chịu trách nhiệm với ông Nam?

4. Loại trách nhiệm được nêu trong câu hỏi 3 là loại trách nhiệm gì?

4. Bài tập tình huống 4

A và B ký kết một bản hợp đồng có giá trị là 1 tỷ đồng. Hợp đồng được xác lập vào ngày 24/12/2013. Hai bên thỏa thuận tiền giao hai đợt. Đợt 1 sau khi ký hợp đồng giao 500 triệu, đợt 2 vào ngày 24/2/2014 giao tiền đợt 2. B đã giao tiền đợt 1 nhưng không giao tiền đợt 2 nên A đã khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.

A đã đi khởi kiện vào hai đợt:

Đợt 1 vào ngày 24/10/2014 thì thời hiệu khởi kiện vẫn còn nhưng tòa án giải quyết không hợp lý

A đi khởi kiện đợt 2 vào ngày 24/10/2017 thì thời hiệu khởi kiện đã hết.

Hỏi, làm thế nào để bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện?

5. Bài tập tình huống 5

Ông N.T.T là chủ một cơ sở sản xuất nước đá tại huyện Giồng Trôm [Bến Tre]. Năm  2003, ông ký hợp đồng sử dụng điện với Điện lực Bến Tre. Suốt quá trình thực hiện hợp  đồng, ông luôn thanh toán tiền điện đầy đủ, không có bất kỳ vi phạm nào.

Đầu năm 2007, Điện lực Bến Tre đã thay dây tín hiệu điện kế cho cơ sở ông T. Đến ngày  9-5-2007, phía điện lực kiểm tra, phát hiện dây này bị đứt. Nghi ngờ ông T. trộm cắp  điện, phía điện lực đã lập biên bản ngừng cung cấp điện mặc cho ông T. thanh minh  thanh nga hết lời là không hề đả động gì đến cái điện kế cả.

Sau đó, phía điện lực đã yêu cầu Phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre đến kiểm  tra hiện trường, đồng thời nhờ Phân viện Khoa học hình sự giám định vết đứt của dây tín hiệu điện kế. Kết quả giám định là “dây đứt do công cụ hai lưỡi cắt tạo ra”.

Tuy nhiên, hiện trạng thùng điện kế khi dây tín hiệu điện kế bị cắt vẫn còn được niêm

chì. Cơ quan chức năng cũng không xác định được ai cắt, bản thân ông T. thì luôn khẳng định mình vô can. Dù vậy, phía điện lực vẫn cắt điện khiến cơ sở sản xuất nước đá của ông T. bị ngưng trệ. Mãi đến ngày 3-7-2007, Điện lực Bến Tre mới cung cấp điện lại cho ông T.

Điện lực Bến Tre cho rằng từ lúc dây tín hiệu điện kế bị cắt [26-2-2007] cho đến khi phát  hiện, ngừng cấp điện [9-5-2007] là 73 ngày. Vì thế, phía điện lực đã yêu cầu ông T. phải  nộp gần 247 triệu đồng, bao gồm truy thu tiền điện thất thoát, tiền phạt, tiền lãi…

Chẳng những nhất quyết không chịu bồi thường, tháng 7-2007, ông T. còn khởi kiện phía điện lực ra TAND thị xã Bến Tre yêu cầu bồi thường hơn 350 triệu đồng vì cắt điện sai, làm ông phải ngừng sản xuất, mất thu nhập. Sau đó, TAND thị xã Bến Tre đã đình chỉ vụ  kiện vì hợp đồng mua bán điện giữa hai bên diễn ra tại huyện Giồng Trôm.

Đầu năm nay, đến lượt Điện lực Bến Tre khởi kiện ra TAND huyện Giồng Trôm yêu cầu ông T. phải trả gần 247 triệu đồng. Theo đơn khởi kiện, phía điện lực cho rằng dây tín  hiệu bị cắt đứt làm mất ít nhất 1/3 sản lượng điện trên đồng hồ. Phần này ông T. hưởng  nên phải bồi thường. Dù không xác định được ai là người cắt dây tín hiệu nhưng thùng 

Ngược lại, ông T. phản tố, yêu cầu phía điện lực phải bồi thường cho mình hơn 350 triệu đồng do việc cắt điện không đúng cam kết trong hợp đồng.

Câu hỏi:

1/ Là nhân viên pháp chế của Công ty điện lực Bến tre. Anh [Chị] đưa ra căn cứ pháp lý nào để bảo vệ quyền lợi của công ty? 

2/ Yêu cầu phản tố của Ông T đúng hay sai? Nêu căn cứ pháp lý và giải thích?

6. Bài tập tình huống 6

Tháng 2/2013, công ty A ký hợp đồng với công ty B mua lốp xe các loại trị giá 1 tỷ đồng. Công ty A ứng trước cho công ty B 300 triệu đồng. Theo hợp đồng công ty B phải giao hàng đợt 1 cho công ty A bằng 400 triệu đồng vào 10/3/2013. Đến 25/4/2013 theo giấy báo của công ty B, công ty A đến nhận hàng qua kiểm tra thấy chất lượng hàng hóa không đảm bảo, công ty A từ chối nhận hàng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Biết hợp đồng hai bên có thỏa thuận như sau:

– Vi phạm về chất lượng hàng hóa phạt 15% trên giá trị hợp đồng vi phạm.

– Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng phạt 2% giá trị vi phạm cho 10 ngày đầu, 1% cho các ngày tiếp theo, tổng số không quá 15%.

– Không thực hiện hợp đồng phạt 15% giá trị hợp đồng vi phạm.

Hỏi: Xác định mức phạt và mức bồi thường thiệt hại.

7. Bài tập tình huống 7

Ngày 14/3/2006 ông Mỹ lập hợp đồng giấy tay cho ông Khôi thuê căn nhà số 55 TBT , quận Bình Thạnh để kinh doanh cà phê .Thời hạn thuê là 4 năm kể từ lúc 8 giờ ngày 25/3/2006 đến 24/3/2010, giá cho thuê là 900 USD/tháng. Ông Khôi đã đặt cọc cho ông Mỹ 06 tháng tiền thuê nhà là 5.400 USD.

Sau khi nhận nhà ông Khôi đã sửa chữa nhà để làm quán cà phê, nhưng ông Mỹ ngăn cản vì cho rằng hợp đồng thuê có điều khoản “…bên thuê không được tự ý sửa chữa làm thay đổi kết cấu căn nhà..’’ nên ngày 10/4/2006 ông Mỹ thông báo cho ông Khôi để chấm dứt hợp đồng thuê nhà.Ông Khôi  đồng ý trả lại nhà nhưng yêu cầu ông Mỹ phải hoàn trả khoản tiền đặt cọc.Ông Mỹ không chịu trả tiền cọc cho ông Khôi và đến đầu năm 2007 ông Mỹ khởi kiện ra tòa yêu cầu ông Khôi phải:

Trả tiền thuê nhà trong thời gian ông Khôi chiếm giữ nhà mỗi tháng 900 USD từ ngày 10/4/2006 đến 30/12/2006;

Tiền điện, tiền nước từ ngày bàn giao nhà cho đến ngày trả nhà là ngày 30/12/2006;

Thanh toán tiền thuế phát sinh từ việc nhà cơ quan thuế

Yêu cầu ông Khôi phải xin lỗi công khai ông, gia đình ông và những người xung quanh.

Tại tòa ông Khôi thừa nhận có việc ký kết hợp đồng như ông Mỹ trình bày nhưng ông không chấp nhận với các yêu cầu của ông Mỹ vì khi xảy ra tranh chấp ông đồng ý trả nhà nhưng ông Mỹ không trả tiền cọc cho nên ông buộc phải giữ nhà để tránh mất cọc và ông cũng không kinh doanh gì trong  thời gian đó.Ông cũng yêu cầu ông Mỹ phải trả khoản tiền 21 triệu mà ông đã bỏ ra để sửa chữa căn nhà nhằm kinh doanh [ có công chứng từ hợp pháp kèm theo]

Như vậy tòa án sẽ giải quyết yêu cầu của các đương sự như thế nào? Biết rằng kết quả giám định cho thấy việc sửa chữa nhà của ông Khôi đã ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.

8. Bài tập tình huống 8

Trong một lần chị Nhung về vùng quê anh Phúc sinh sống để thu mua các loại gỗ quý thì được người dân trong vùng cho biết về cây gỗ sưa lâu năm của nhà anh. Chị đã đến tận vườn nhà anh Phúc để xem cây gỗ và nhận thấy cây sưa nhà anh Phúc rất to và có thể bán được giá cao trên thị trường nên chị thỏa thuận với anh Phúc để mua cây gỗ sưa với giá 1 tỷ đồng. Chị Nhung viết giấy mua bán và ký vào cuối tờ giấy. Còn anh Phúc vì muốn suy nghĩ thêm nên hôm sau anh mới kí. Chị Nhung giao cho anh Phúc 500.000.000 đồng [Năm trăm triệu đồng] trước và hẹn anh 5 ngày sau sẽ quay lại để chặt cây. Tuy nhiên, 3 ngày sau chị Nhung gọi điện thông báo cho anh Phúc có việc bận đột xuất nên phải 4 hôm nữa chị mới về chặt cây được và anh Phúc đồng ý. Tuy nhiên, hôm sau mưa lũ triền miên trong 3 hôm liên tiếp khiến khu vườn nhà anh Phúc [nằm sát bờ sông] bị sạt lở nghiêm trọng, lũ cuốn trôi hết cây cối và hoa màu ở vườn, trong đó có cây sưa mà anh Phúc đã bán cho chị Nhung. Hỏi:

1. Xác định thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong tình huống?

2. Việc anh Phúc và chị Nhung thỏa thuận để chị Nhung chặt cây sưa muộn hơn so với thỏa thuận đầu có đúng với quy định của pháp luật không? Giải thích?

3. Giải quyết tình huống?

9. Bài tập tình huống 9

Nhà Đầu tư & Xây dựng HICC đã giành được đấu thầu là nhà thầu chính cho xây dựng một dự án cao ốc phức hợp căn hộ và khu thương mại.

Tòa nhà phức hợp có hạng mục công trình khác nhau bao gồm cả thiết kế tường. HICC đặt một quảng cáo trên báo chí và truyền hình để tìm các nhà thầu phụ cho mặt hàng thiết kế tường.

Công ty MSC là một công ty xây dựng, sau khi gặp HICC, cả hai bên đã thoả thuận bằng lời nói [verbal] rằng HICC chấp nhận MSC để thực hiện chương trình xây dựng thí điểm thiết kế tường, nếu chất lượng là ổn, cả hai bên sẽ ký hợp đồng.

Một ngày sau đó, MSC gửi nhân viên đến công trường xây dựng. HICC cũng đã cung cấp thẻ tên cho nhân viên của MSC để ra vào công trường xây dựng một cách hợp pháp. Một tuần sau đó, các nhân viên bảo vệ của HICC đột nhiên đòi và thu thập lại các thẻ tên và cấm các công nhân của MSC vào công trường mà không thực hiện bất kỳ thanh toán nào cho MSC hoặc các khoản lương bất kỳ cho người lao động hay chi phí vật liệu …

MSC kiện HICC đến tòa án, yêu cầu bồi thường 500.000 USD cho các công việc hoàn thành. HICC từ chối, với sự khẳng định rằng hợp đồng chưa được ký kết bởi cả hai bên, vì vậy HICC không có nghĩa vụ để cho MSC thực hiện công việc và thực hiện bất kỳ thanh toán cho MSC. Hỏi:

1. Có hợp đồng thành lập giữa HICC và MSC không? Nếu có thì quy trình cho một hợp đồng được hình thành ở đây là gì?

2. Các nguyên tắc pháp lý và điều kiện để hợp đồng trên có hiệu lực là gì?

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này.

4. Làm sao để MSC nhận được phần thắng nếu như khởi kiện.

5. Mức bồi thường cho MSC là bao nhiêu? Dựa trên những tiêu chí nào?

10. Bài tập tình huống 10

Anh A kí HĐLĐ với công ty B có thời hạn 3 năm, từ ngày 1/6/2010 với vị trí là nhân viên kĩ thuật.

Đến tháng 2/2013, do công ty có nhập về một số thiết bị kĩ thuật mới nên đã cho anh A và một số nhân viên khác tham gia khóa huấn luyện vận hành các thiết bị đó, với chi phí mỗi người 20 triệu bao gồm lương, trợ cấp… Và anh A đã ký cam kết với công ty sau khi kết thúc khóa huấn luyện sẽ làm việc cho công ty trong 3 năm, nếu không sẽ phải bồi thường toàn bộ chi phí huấn luyện.

Đến tháng 5/2013, sau khi kết thúc khóa huấn luyện, do công ty có thiết bị mới và sắp xếp lại công việc cho nhân viên kỹ thuật nên anh A bị dôi ra, không có việc làm. Công ty muốn điều anh sáng công xưởng khác để tiếp tục công việc cũ, nhưng anh không đồng ý. Đến 30/8/2014 thì anh A làm đơn xin nghỉ việc và yêu cầu công ty giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm.

Vậy anh A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng hay trái pháp luật? Công ty có phải giải quyết chế độ trợ cấp mất việc hay không, nếu công ty chấp nhận cho anh A nghỉ việc? Vì sao?

Nếu công ty chấp nhận cho anh A nghỉ việc thì anh A có phải bồi thường chi phí huấn luyện hay không? Vì sao? Nếu có thì bồi thường bao nhiêu?

Video liên quan

Chủ Đề