Bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 29

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau:

Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

Theo Trần Mịch

2. Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn trên.

Trả lời:

 Đó là các câu:

–   Về đêm, cảnh vật thật im lìm.

–   Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

–   Ông Ba trầm ngâm.

–   Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.

–   Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

3. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu trên.

Trả lời:

Các câu trên có chủ ngữ và vị ngữ như sau:

  Chủ ngữ

Vị ngữ

  Cảnh vật

thật im lìm.

   Sông

thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

   Ông Ba

trầm ngâm.

   Ông Sáu

rất sôi nổi.

   Ồng

hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

4. Vị ngữ trong các câu biểu thị nội dung gì?

Trả lời:

Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?

–    Vị ngữ trong các câu trên biểu thị đặc điểm, trạng thái hoặc tính chất của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.

–    Các vị ngữ trên được tạo thành bởi các tính từ, động từ hoặc cụm tính từ. 

II. Luyện tập

1. Đọc và trả lời câu hỏi

Cánh đại bàng rất khỏe. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

Theo Thiên Lương

a]   Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn

Trả lời:

Đó là các câu:

–     Cánh đại bàng rất khỏe.

–     Mỏ đại bàng dài và rất cứng.

–     Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.

–     Đại bàng rất ít bay.

–     Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

b]   Xác định vị ngữ của các câu trên.

Trả lời:

Vị ngữ của các câu trên là:

–    rất khỏe                                                         

–    dài và rất cứng

–    giống như cái móc hàng của cần cẩu – rất ít bay

–    giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

c]    Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?

Trả lời:

Vị ngữ của các câu trên do các tính từ, các cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.

2. Đặt 3 câu kể “Ai thế nào?”. Mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

Trả lời:

–    Hoa hồng luôn rực rỡ.

–    Hoa giấy rất giản dị, hồn nhiên.

–    Hoa sen thì tinh khiết và thơm ngát.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang - Tuần 23 trang 28, 29 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Dấu gạch ngang

Giải vở bài tập Toán lớp 4 trang 28, 29: Luyện từ và câu

I. Nhận xét

Gạch dưới câu có chứa dấu gạch ngang ở cột A. Ghi tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu ở cột B.

A B
Câu có dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang

a] Thấy tôi sán đến gần, ông tôi hỏi

- Cháu con ai ?

- Thưa ông, cháu con ông Thư.

 
Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.  

c] Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây :

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đểu với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hàng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng khống nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

 

Trả lời:

A B
Câu có dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang

a] Thấy tôi sán đến gần, ông tôi hỏi

- Cháu con ai ?

- Thưa ông, cháu con ông Thư.

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong một câu.

c] Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây :

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đểu với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hàng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng khống nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

Dấu gạch ngang dùng để đánh dâu các ỷ trong một đoạn liệt kê.

II. Luyện tập

Câu 1: Ghi những câu có chứa dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha [Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 46] ở cột A và tác dụng của mỗi dấu ở cột B.

A B
Câu có dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang
............. ..............

Trả lời:

A B
Câu có dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang
- Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. - Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
- Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao - Pa-xcan nghĩ thầm. - Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói. - Dấu gạch ngang thứ nhất dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan. Dấu gạch ngang thứ hai dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

Câu 2: Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Trả lời:

   Như thường lệ, cứ đến tối thứ bảy là ba tôi lại kiểm tra tình hình học tập của tôi. Tuần này, tôi đã học hành chăm chỉ, bài kiểm tra toán được 10 điểm, điểm văn cũng khá cao cho nên tôi mong tối thứ bảy lắm.

Vừa xoa đầu tôi ba vừa hỏi. Tuần này con học hành sao rồi ?

- Dạ, thưa Ba con được 3 điểm mười môn Toán và 1 điểm 9 môn Văn ạ ! Tôi vui vẻ trả lời.

- Ồ, bài văn tả cái bàn học của con hôm trước đấy à ?

- Ba tôi ngạc nhiên và vui mừng hỏi.

- Dạ, cô giáo con khen con tả đạt và tình cảm lắm. Con khoe bởi đó là cái bàn do chính tay ba con đóng nên con mới tả được như vậy, vì con yêu quý nó lắm mà !

- Con gái ba khéo lắm !

Ba tôi khẽ cốc đầu tôi rồi ôm tôi vào lòng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang - Tuần 23 trang 28, 29 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề