Bài tập Nhân số đo thời gian lớp 5

Các bạn học chắc hẳn đang cần luyện tập bài tập tại nhà và chuẩn bị bài học trước khi đến lớp. Chính vì lẽ đó, bài viết này của chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn kiến thức và bài tập nhân số đo thời gian với một số đến các bạn học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn ôn tập kiến thức nhân số đo thời gian với một số và hướng dẫn giải một số bài tập liên quan ở sách giáo khoa trang 135 và 147, các bài tập trong vở bài tập trang 55 toán lớp 5. Các bạn học sinh hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ bài hơn nhé.

Nhân số đo thời gian với một số

Ta muốn nhân số đo thời gian với một số thì làm thế nào?

Ta có phương pháp nhân số đo thời gian với một số ta làm như sau:

  • Ta đặt tính thẳng hàng và ta thực hiện phép tính như đối với phép nhân các số tự nhiên.
  • Khi ta tính sau mỗi kết quả thì ta phải ghi đơn vị đo tương ứng của nó.
  • Ta nhận thấy nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta sẽ thực hiện bước chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

Ta có một số ví dụ minh họa như sau:

  1. Bạn hãy đặt tính rồi tính: 3 giờ 12 phút 3

Hướng dẫn giải như sau:

Ta thực hiện đặt phép tính rồi tính như sau:

Ta có thể kết luận được: 3 giờ 12 phút 3 bằng 9 giờ 36 phút

  1. Bạn hãy đặt tính rồi tính: 5 năm 9 tháng 2

Hướng dẫn giải như sau:

Ta thực hiện đặt phép tính rồi tính rồi tính như sau:

Ta có thể kết luận được: 5 năm 9 tháng 2 bằng 11 năm 6 tháng.

Bài tập vận dụng cách nhân số đo thời gian sách giáo khoa lớp 5

1 – Bài 1 trang 135 sách giáo khoa toán lớp 5

Ta có phương pháp giải như sau:

  • Ta đặt tính thẳng hàng và ta thực hiện phép tính như đối với phép nhân các số tự nhiên.
  • Khi ta tính sau mỗi kết quả thì ta phải ghi đơn vị đo tương ứng của nó.
  • Ta nhận thấy nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta sẽ thực hiện bước chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

Hướng dẫn giải:

Vậy ta có những kết luận sau đây:

Câu a:

  • 3 giờ 12 phút 3 bằng 9 giờ 36 phút
  • 4 giờ 23 phút 4 bằng 17 giờ 32 phút [ vì 1 giờ = 60 phút]
  • 12 phút 25 giây 5 bằng 1 giờ 2 phút 5 giây [vì 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây]

Câu b:

  • 4,1 giờ 6 bằng 24,6 giờ
  • 3,4 giờ 4 bằng 13,6 phút
  • 9,5 giây 3 bằng 28,5 giây

2 – Bài 2 trang 147 sách giáo khoa toán lớp 5

Ta có phương pháp giải như sau:

  • Ta có hai số tự nhiên liên tiếp sẽ hơn [kém] nhau 1 đơn vị.
  • Ta có hai số chẵn liên tiếp sẽ hơn [kém] nhau 2 đơn vị.
  • Ta có hai số lẻ liên tiếp sẽ hơn [kém] nhau 2 đơn vị.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

  • 998; 999; 1000.
  • 7999; 8000; 8001.
  • 66665; 66666; 66667.

Câu b:

  • 98; 100; 102.
  • 996; 998;1000.
  • 2998; 3000; 3002.

Câu c:

  • 77; 79; 81.
  • 299; 301; 303.
  • 1999; 2001; 2003.

Gợi ý giải vở bài tập về nhân số đo thời gian toán lớp 5

1 – Bài 1 trang 55 vở bài tập toán lớp 5

Ta có phương pháp giải như sau:

  • Ta đặt tính thẳng hàng và ta thực hiện phép tính như đối với phép nhân các số tự nhiên.
  • Khi ta tính sau mỗi kết quả thì ta phải ghi đơn vị đo tương ứng của nó.
  • Ta nhận thấy nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta sẽ thực hiện bước chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

Hướng dẫn giải:

Vậy ta kết luận được:

  • 5 giờ 4 phút 6 bằng 30 giờ 24 phút
  • 4,3 giờ 4 bằng 17,2 giờ.
  • 3 phút 5 giây 7 bằng 21 phút 35 giây.
  • 2 giờ 23 phút 5 bằng 10 giờ 115 phút hay 11 giờ 55 phút
  • 2,5 phút 6 bằng 15 phút.

2 – Bài 2 trang 55 vở bài tập toán lớp 5

Hướng dẫn giải:

Số tiết mà Mai học trong 2 tuần là:

25 ⨯ 2 = 50 [tiết]

Thời gian mà Mai học trong 50 tiết là:

50 ⨯ 40 = 2000 [phút]

2000 phút = 33 giờ 20 phút

Ta có đáp số : 33 giờ 20 phút

3 – Bài 3 trang 55 vở bài tập toán lớp 5

Ta tóm tắt đề như sau:

5 phút ⟶ Thì máy đóng được 60 hộp.

Bao nhiêu phút ⟶ Máy đóng được 12000 hộp.

Hướng dẫn giải:

Thời gian mà máy đóng được 1 hộp là:

[ phút]

Thời gian mà máy đóng được 12000 hộp là:

[phút]

Ta đổi 1000 phút = 16 giờ 40 phút

Vậy ta có đáp số là mất 16 giờ 40 phút để máy đóng được 12000 hộp.

Hướng dẫn giải thêm bài 2 trang 135 sách giáo khoa toán lớp 5

Ta có phương pháp giải như sau:

Thời gian mà bé Lan ngồi trên đu quay sẽ bằng thời gian đu quay quay 1 vòng × 3.

Hướng dẫn giải:

Thời gian mà bé Lan ngồi trên đu quay:

1 phút 25 giây 3 = 3 phút 75 giây

Ta đổi: 3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây [vì 1 phút = 60 giây]

Vậy ta kết luận được thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là 4 phút 15 giây.

Một số bài tập nhân số đo thời gian với một số như sau:

1 – Bài tập 1

Đề bài: Cho một vòi nước chảy đầy một cái bể trong 3 giờ 20 phút. Hỏi 4 vòi nước như thế chảy vào bể cùng lúc thì bao lâu sẽ đầy bể?

Hướng dẫn giải:

Thời gian mà 4 vòi cùng lúc chảy đầy bể là:

3 giờ 20 phút x 4 = 3 giờ + 80 phút = 4 giờ 20 phút [ vì 1 giờ = 60 phút]

2 – Bài tập 2

Đề bài: Có một học sinh giỏi Toán hỏi thầy giáo: “Mỗi tuần thầy lên lớp bao nhiêu thời gian?”. Thầy giáo trả lời: “Thầy dạy hai lớp toán, thời khóa biểu của mỗi lớp đều có 3 phần: Đại số, hình học và giải toán. Mỗi lớp trong một tuần học 40 phút phần hình học. Thời gian học phần giải toán thì bằng 2 lần thời gian học phần hình học. Thời gian học phần đại số thì bằng tổng số thời gian học phần hình học và phần giải toán. Bạn hãy cho biết thời gian thầy giáo phải lên lớp trong một tuần là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

  • Ta có thời gian học phần hình học trong 1 tuần là: 40 phút x 2 = 80 phút [= 1 giờ 20 phút vì 1 giờ = 60 phút].
  • Ta có thời gian học phần giải toán trong 1 tuần là: 1 giờ 20 phút x 2 = 2 giờ 40 phút
  • Ta có thời gian học phần số học trong một tuần là: 1 giờ 20 phút + 2 giờ 40 phút = 4 giờ
  • Ta có tổng số thời gian mà thầy giáo phải lên lớp trong một tuần là: 1 giờ 20 phút + 2 giờ 40 phút + 4 giờ = 8 giờ

Vậy ta có thể kết luận được tổng số thời gian mà thầy giáo phải lên lớp trong một tuần là 8 giờ.

Trên đây là hướng dẫn giải bài muốn nhân số đo thời gian với một số mà chúng tôi gửi đến các bạn học sinh và quý vị phụ huynh để giúp các bạn học sinh có thể củng cố kiến thức và quý vị phụ huynh chỉ dạy con em mình. Chúng tôi hy vọng các bạn có thể hoàn thành tốt bài tập này sau khi đọc hướng dẫn giải bài này của chúng tôi. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập trắc nghiệm Nhân số đo thời gian với một số Toán lớp 5 có lời giải, chọn lọc sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán lớp 5.

Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống:

1,2 giờ =

phút

Hiển thị đáp án

Ta có 1 giờ = 60 phút nên 1,2 giờ = 60 phút × 1,2 = 72 phút.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 72.

Câu 2: Điền số thích hợp vào ô trống:

8,4 thế kỉ = năm

Hiển thị đáp án

Ta có 1 thế kỉ = 100 năm nên 8,4 thế kỉ = 100 năm × 8,4 = 840 năm.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 840.

Câu 3: Cho phép tính như sau:

Số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là:

A. 6; 45

B. 6; 15

C. 8; 45

D. 8; 15

Hiển thị đáp án

Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:

Vậy 2 giờ 15 phút × 3 = 6 giờ 45 phút.

Đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 6; 45.

Câu 4: Tính:

4 năm 5 tháng × 5.

A. 4 năm 25 tháng

B. 20 năm 5 tháng

C. 22 năm 1 tháng

D. 22 năm 5 tháng

Hiển thị đáp án

Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:

[25 tháng = 2 năm 1 tháng]

Vậy 4 năm 5 tháng × 5 = 22 năm 1 tháng.

Câu 5: 2 ngày 18 giờ × 5 = 14 ngày 10 giờ. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:

[ 90 giờ = 3 ngày 18 giờ]

Vậy 2 ngày 18 giờ × 5 = 13 ngày 18 giờ

Phép tính đã cho chưa đúng.

Câu 6: Điền số thích hợp vào ô trống [dạng thu gọn nhất nếu có thể]:

6,35 phút × 4 = phút

Hiển thị đáp án

Đặt tính và thực hiện tính ta có:

Vậy 6,35 phút × 4 = 25,4 phút.

Đáp án đúng điền vào ô trống là 25,4.

Câu 7: Một người thợ làm một sản phẩm hết 2 giờ 25 phút. Hỏi người đó làm 8 sản phẩm như thể hết bao nhiêu thời gian?

A. 16 giờ 25 phút

B. 17 giờ 40 phút

C. 18 giờ 20 phút

D. 19 giờ 20 phút

Hiển thị đáp án

Người đó làm 8 sản phẩm như thể hết số thời gian là:

2 giờ 25 phút × 8 = 16 giờ 200 phút = 19 giờ 20 phút

Đáp số: 19 giờ 20 phút.

Câu 8: Tính:

30 phút + 2 giờ 15 phút × 3

A. 6 giờ 45 phút

B. 6 giờ 15 phút

C. 7 giờ 15 phút

D. 8 giờ 15 phút

Hiển thị đáp án

Ta có:

30 phút + 2 giờ 15 phút × 3

= 30 phút + 6 giờ 45 phút

= 6 giờ 75 phút

= 7 giờ 15 phút

Câu 9: Điền số thích hợp vào ô trống:

[3 phút 25 phút + 5 phút 45 giây] × 3 = phút giây

Hiển thị đáp án

Ta có:

[3 phút 25 giây + 5 phút 45 giây] × 3

= 8 phút 70 giây × 3

= 9 phút 10 giây × 3 [vì 70 giây = 1 phút 10 giây]

= 27 phút 30 giây

Vậy đáp án cần điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 27; 30.

Câu 10: Điền dấu [>; 37 ngày 4 giờ.

Vậy 13 ngày 8 giờ × 3 > 9 ngày 7 giờ × 4.

Câu 11: Một vòi nước chảy vào bể từ lúc 8 giờ 15 phút đến 9 giờ 24 phút thì được 3,5m3 nước. Hỏi sau bao lâu bể đầy nước, biết rằng thể tích của bể là 14m3.

A. 1 giờ 9 phút

B. 3 giờ 48 phút

C. 4 giờ 36 phút

D. 16 giờ 6 phút

Hiển thị đáp án

Thời gian để vòi chảy vào bể được 3,5m3 nước là:

9 giờ 24 phút − 8 giờ 15 phút = 1 giờ 9 phút

14m3 gấp 3,5m3 số lần là:

14 : 3,5 = 4 [lần]

Bể đầy nước sau số thời gian là:

1 giờ 9 phút × 4 = 4 giờ 36 phút

Đáp số: 4 giờ 36 phút

Câu 12: Một người thợ may may một cái áo hết 1 giờ 45 phút và may một cái quần hết 1 giờ 20 phút. Hỏi người thợ đó may 4 cái áo và 5 cái quần hết bao nhiêu thời gian? Biết thời gian may 1 cái áo, 1 cái quần không thay đổi.

A. 3 giờ 5 phút

B. 6 giờ 40 phút

C. 7 giờ

D. 13 giờ 40 phút

Hiển thị đáp án

Thời gian để may 4 cái áo là:

1 giờ 45 phút × 4 = 4 giờ 180 phút = 7 giờ

Thời gian để may 5 cái quần là:

1 giờ 20 phút × 5 = 5 giờ 100 phút = 6 giờ 40 phút

Người thợ đó may 4 cái áo và 5 cái quần hết số thời gian là:

7 giờ + 6 giờ 40 phút = 13 giờ 40 phút

Đáp số: 13 giờ 40 phút.

Câu 13: Một đội công nhân chuyển gạo vào 3 kho. Thời gian chuyển gạo vào kho thứ nhất là 1 giờ 24 phút. Biết thời gian chuyển gạo vào kho thứ hai gấp 3 lần thời gian chuyển gạo vào kho thứ nhất. Thời gian chuyển gạo vào kho thứ ba gấp 2 lần thời gian chuyển gạo vào kho thứ hai. Tính tổng thời gian chuyển gạo vào 3 kho.

A. 14 giờ

B. 13 giờ 50 phút

C. 12 giờ 36 phút

D. 8 giờ 24 phút

Hiển thị đáp án

Thời gian chuyển gạo vào kho thứ hai là:

1 giờ 24 phút × 3 = 3 giờ 72 phút = 4 giờ 12 phút

Thời gian chuyển gạo vào kho thứ ba là:

4 giờ 12 phút × 2 = 8 giờ 24 phút

Tổng thời gian chuyển gạo vào cả 3 kho là:

1 giờ 24 phút + 4 giờ 12 phút + 8 giờ 24 phút = 13 giờ 60 phút = 14 giờ

Đáp số: 14 giờ.

Câu 14: Một người đạp xe 3 vòng thành phố, trong khi đạp mỗi vòng người đó nghỉ lại 20 phút rồi mới đạp vòng tiếp theo. Biết thời gian đạp vòng đầu tiên là từ 5 giờ 25 phút đến 7 giờ 10 phút. Hỏi nếu không tính thời gian nghỉ người đó đạp xong 3 vòng thành phố lúc mấy giờ?

A. 9 giờ 40 phút

B. 11 giờ 15 phút

C. 10 giờ 55 phút

D. 10 giờ 40 phút

Hiển thị đáp án

Thời gian người đó đi hết 1 vòng thành phố tính cả thời gian nghỉ là:

7 giờ 10 phút − 5 giờ 25 phút = 1 giờ 45 phút

Thời gian người đó đi hết 1 vòng thành phố không tính thời gian nghỉ là:

1 giờ 45 phút − 20 phút = 1 giờ 25 phút

Thời gian người đó đi hết 3 vòng thành phố không tính thời gian nghỉ là:

1 giờ 25 phút × 3 = 3 giờ 75 phút = 4 giờ 15 phút

Nếu không tính thời gian nghỉ người đó đạp xong 3 vòng thành phố lúc:

5 giờ 25 phút + 4 giờ 15 phút = 9 giờ 40 phút

Đáp số: 9 giờ 40 phút.

Video liên quan

Chủ Đề