Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu

Ngành phục hồi chức năng nói riêng và ngành y nói chung luôn có những yêu cầu khắt khe hơn so với nhiều lĩnh vực khác, bởi nó liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Do đó, muốn trở thành bác sĩ phục hồi chức năng thành công, bạn cũng cần phải đáp ứng những tiêu chí nhất định.

Bác sĩ phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành quan trọng trong hệ thống y học, chuyên sử dụng kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau nhằm khôi phục chức năng vận động của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người. Các liệu pháp được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân, bao gồm y học, kinh tế, xã hội, tâm lý… Và bác sĩ phục hồi chức năng chính là người thực hiện các liệu pháp đó.

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu
Bác sĩ phục hồi chức năng là người giúp bệnh nhân khôi phục khả năng vận động của cơ thể

Nói một cách dễ hiểu, những bệnh nhân sau khi gặp tai nạn, hoặc vì bất cứ lý do gì mà bị mất hay suy giảm chức năng của cơ quan, bộ phận nào đó thì sau khi đã điều trị ngoại khoa, nội khoa… sẽ được tư vấn (hoặc chỉ định) gặp các bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, để khôi phục tối đa khả năng hoạt động của cơ thể.

Đôi khi, cũng có những trường hợp không thể can thiệp ngoại khoa, uống thuốc… thì sẽ được trực tiếp chỉ định phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ điều trị với tinh thần mạnh mẽ, lạc quan, sẽ giúp bệnh nhân có thể hòa nhập với cộng đồng và trở về cuộc sống bình thường một cách tốt nhất.

Những tố chất cần có của bác sĩ phục hồi chức năng

Ngành y nói chung luôn có những tiêu chuẩn khắt khe đòi hỏi những ai muốn bước chân vào lĩnh vực này phải đáp ứng và cân nhắc thật kỹ lưỡng. Bởi đây là ngành nghề quan trọng, liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Và Phục hồi chức năng cũng không phải là ngoại lệ.

Nếu bạn đang có nguyện vọng trở thành bác sĩ phục hồi chức năng, hãy bảo đảm bản thân hội tủ đầy đủ những tố chất sau:

- Yêu thương con người

Nếu bạn có một trái tim giá băng, sắt đá, nếu bạn không có sự đồng cảm với nỗi đau của mọi người xung quanh và cả những người xa lạ, thì chắc chắn PHCN (và cả ngành Y) đều không phải là con đường mà bạn nên đi. Bởi “Lương y phải như từ mẫu” mới có thể gặt bỏ tất cả những yếu tố ngoài lề để dốc lòng, dốc sức cứu chữa cho mỗi bệnh nhân.

- Hiểu nghề và yêu nghề

Những gian truân, vất vả mà bạn sẽ gặp trong suốt quá trình học tập và cả sau khi tốt nghiệp, đi làm, sẽ chẳng thể khiến bạn chùn bước nếu bạn thực sự yêu nghề. Mà muốn yêu nghề thì trước hết phải tìm hiểu thật sâu, thật kỹ về ngành PHCN trước khi lựa chọn đó nhé.

Ngược lại, nếu bạn chỉ tìm hiểu qua loa, rồi nghe người này, người nọ nói bác sĩ phục hồi chức năng lương cao mà đăng ký học ngành này một cách tùy tiện thì rất có thể bạn sẽ bỏ cuộc giữa chừng, hoặc kết quả học tập, công tác không được như kỳ vọng.

- Tỉ mỉ và chuẩn xác

Những ngành nghề khác, sai có thể sửa, nhưng với nghề Y, sai lầm của bác sĩ sẽ phải trả giá bằng sức khỏe, thậm chí tính mạng của bệnh nhân. Do đó, muốn theo nghề Y nói chung và ngành PHCN nói riêng, bạn cần rèn luyện cho mình tính cẩn trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác trong mọi tình huống.

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu
Bác sĩ phục hồi chức năng không được phép mắc sai lầm

- Tinh thần sáng tạo và tư duy logic

PHCN là một lĩnh vực rất phức tạp. Mỗi bệnh nhân cũng sẽ ở trong tình trạng riêng không ai giống ai. Do đó, bác sĩ phục hồi chức năng cần phải có năng lực tư duy logic và năng lực sáng tạo tuyệt vời để xâu chuỗi mọi thứ, kết hợp các phương pháp khác nhau để mang lại kết quả tốt nhất cho từng người bệnh.

- Kiên trì

Nếu như phẫu thuật hay uống thuốc, bệnh nhân có thể cảm nhận được sự thay đổi nhanh chóng, thì Phục hồi chức năng lại là một quá trình lâu dài, đòi hỏi cả bệnh nhân, cả người điều trị phải có sự kiên trì, nhẫn nại cao mới có thể thành công.

- Chăm chỉ và cầu tiến

Khối lượng kiến thức của ngành này rất “khổng lồ”. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hay khi đã tốt nghiệp, công tác trong một cơ quan nào đó thì bác sĩ phục hồi chức năng vẫn phải không ngừng học tập, rèn luyện, để cập nhật kiến thức, phương pháp mới, nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa cho bệnh nhân.

Cơ hội việc làm bác sĩ phục hồi chức năng

Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò và tầm quan trọng của ngành Phục hồi chức năng đang ngày càng được nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn. Nhờ vậy mà cơ hội nghề nghiệp của những cử nhân Phục hồi chức năng cũng rộng mở hơn trước rất nhiều.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện từ Trung ương tới địa phương, bệnh viện trong nước lẫn quốc tế đều có khoa Phục hồi chức năng. Ngoài ra, còn có các trung tâm trị liệu tư nhân, các tổ chức phi chính phủ với nhiều dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Tất cả đều đang rất khát nhân lực ngành PHCN do các năm trước số lượng bác sĩ, KTV tốt nghiệp ngành này quá ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Mức lương của bác sĩ phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của từng người và chế độ của mỗi bệnh viện, trung tâm, tổ chức… Những bác sĩ giỏi thu nhập có thể lên tới vài chục ngàn USD mỗi tháng.

Học làm bác sĩ Phục hồi chức năng ở đâu?

Muốn trở thành bác sĩ phục hồi chức năng, bạn có thể nộp hồ sơ tuyển sinh vào các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành này. Thời gian học đại học chính quy là 4 năm, mức học phí tùy vào quy định của từng trường.

Nếu bạn yêu thích ngành này nhưng chưa có điều kiện học Đại học, không đủ điểm hoặc muốn tiết kiệm thời gian và chi phí, thì có thể đăng ký nguyện vọng Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng của trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập, thực hành được đầu tư một cách bài bản và giáo trình đào tạo chuyên sâu, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành những kỹ thuật viên phục hồi chức năng giỏi chuyên môn, giàu đạo đức.

Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, các bạn hoàn toàn có thể vừa đi làm, vừa liên thông lên hệ Đại học để lấy bằng Bác sĩ phục hồi chức năng. Một sự lựa chọn lý tưởng cho những ai eo hẹp về tài chính.

Mọi thắc mắc về tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thí sinh vui lòng liên hệ trực tiếp về nhà trường qua:

Hotline: 096.153.9898 - 093.156.9898

Email: ./.

Ban chủ nhiệm Bộ môn PHCN nhiệm kỳ 2014-2019:

  • Trưởng Bộ môn:         ThS.BS. Hà Chân Nhân
  • Phó Trưởng Bộ môn:  ThS.BS. Bùi Thị Phước Vinh

Nhân sự:   10 

I. Quá trình hoạt động của Bộ môn Phục hồi chức năng từ ngày đầu thành lập đến nay

Bộ môn Phục hồi chức năng – Trường Đại học Y Dược Huế được thành lập vào tháng 01 năm 1999.Tại thời điểm thành lập, Bộ môn PHCN gồm có 3 giảng viên cơ hữu và 1 giảng viên kiêm nhiệm, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn.

  1. 2. Giảng dạy đại học và sau đại học:
  • Trong những năm đầu thành lập, Bộ môn phụ trách giảng dạy Học phần Phục hồi chức năng cho các đối tượng sinh viên đại học chính quy và không chính quy.
  • Từ năm 2006, bắt đầu đào tạo Bác sĩ chuyên khoa định hướng PHCN.
  • Từ năm 2007, bắt đầu đào tạo Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 PHCN.
  • Từ năm 2009, bắt đầu đào tạo Cử nhân Vật lý trị liệu - hệ liên thông.

Đến nay, các lớp Cử nhân VLTL khóa 1 và 2 đã tốt nghiệp. Các khóa 3 và 4 hiện đang theo học năm thứ hai và năm thứ ba.

  1. 3. Cơ sở thực hành lâm sàng:
  • Cơ sở thực hành lâm sàng chủ yếu của sinh viên và học viên sau đại học là Khoa VLTL-PHCN Bệnh viện Trung ương Huế.
  • Từ năm 2009, Đơn vị VLTL-PHCN Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được thành lập, đáp ứng nhu cầu PHCN của bệnh nhân đồng thời cũng là cơ sở thực hành lâm sàng cho sinh viên cử nhân VLTL và học viên sau đại học.
  • Các Bác sĩ và Kỹ thuật viên VLTL của Bộ môn được chia ra làm công tác điều trị tại 2 cơ sở là Khoa VLTL-PHCN Bệnh viện Trung ương Huế .
  • Ngoài 2 cơ sở chính trên, Bộ môn còn liên kết với Bệnh viện Phục hồi chức năng Tỉnh Thừa Thiên Huế để sinh viên và học viên thực tập về PHCN các bệnh lý nhi khoa. Trong chương trình đào tạo, các học viên còn được bố trí kiến tập và thực tập tại các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đặc biệt cho các trẻ khuyết tật trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế.
  1. 4. Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế:
  • Hằng năm, các CBGD của Bộ môn đều có các đề tài hướng dẫn luận văn cho sinh viên y đa khoa và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề PHCN cơ xương khớp, thần kinh, tim mạch và PHCN dựa vào cộng đồng.
  • Trong những năm gần đây, Bộ môn PHCN có nhiều mối quan hệ quốc tế, qua đó nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học, giảng dạy, điều trị và các dự án PHCN phục vụ cộng đồng. Một số mối quan hệ quốc tế quan trọng:
    • Từ năm 2010 đến nay, hợp tác với Tổ chức Rotary Club of Prospect – Australia trong lĩnh vực PHCN Nhi khoa, qua đó mời các chuyên gia VLTL từ các Trường Đại học của Úc đến tham gia công tác điều trị cho trẻ khuyết tật và đặc biệt là nâng cao năng lực giảng dạy học phần PHCN Nhi khoa cho các CBGD và KTV VLTL của Bộ môn.
    • Từ năm 2013 đến nay, hợp tác với Tổ chức Phẫu thuật thần kinh quốc tế - Hoa Kỳ trong lĩnh vực PHCN thần kinh.
    • Trong năm 2015, Bộ môn bắt đầu hợp tác với các tổ chức USAID, HI, VVAF,… trong việc thực hiện các dự án liên quan đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật. Các dự án này đang được triển khai và kéo dài đến năm 2020.
    • Từ năm 2015, hợp tác với Trường Đại học Chonbuk – Hàn Quốc với nguồn tài trợ từ KOICA, thực hiện dự án về Âm ngữ trị liệu tại Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trường.
    • Ngoài ra, Bộ môn còn hợp tác với các cá nhân đến từ Mỹ, Canada, Úc, Đức, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc,… trong các đợt tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Bộ môn.
  1. II. Phương hướng phát triển trong thời gian tới
  2. 1. Đào tạo:
  • Tiếp tục duy trì các chương trình đào tạo đại học và sau đại học hiện có.
  • Hoàn thiện hệ thống giáo trình và tăng cường biên soạn các tài liệu tham khảo thuộc chuyên ngành PHCN.
  • Đào tạo Cử nhân Vật lý trị liệu hệ chính quy.
  • Tăng cường hợp tác với các trường đại học trên thế giới để đào tạo các khóa ngắn hạn cấp chứng chỉ về Hoạt động trị liệu và Âm ngữ trị liệu. Hướng tới việc xây dựng chương trình đào tạo hệ cử nhân hoạt động trị liệu và âm ngữ trị liệu.
  1. 2. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
  • Nâng cao chất lượng và quy mô của các đề tài NCKH.
  • Tăng cường hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế để tổ chức các hội thảo và CME chuyên ngành PHCN.
  • Tiếp tục duy trì các mối quan hệ quốc tế hiện có đồng thời mở rộng tìm kiếm các đối tác mới.
  • Thành lập Khoa Phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Trường trên cơ sở Đơn vị VLTL-PHCN hiện nay. Mở rộng quy mô về khoa phòng và số bệnh nhân điều trị.
  • Phát triển các lĩnh vực điều trị mới như Hoạt động trị liệu, Âm ngữ trị liệu.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÔN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu

1. Tập thể BM Phục hồi chức năng

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu

2. Lớp Cử nhân VHVL Khóa 1

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu

3. Lớp Cử nhân VHVL Khóa 2

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu

4. Giảng day cho sinh viên Cử nhân VHVL theo phương pháp tích cực

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu

4. Hội thảo về vai trò của vận động sớm

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu

6.Tập huấn về hoạt động trị liệu với chuyên gia đến từ Canada

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu

7. Tập huấn về PHCN Nhi khoa với các giảng viên

Bác sĩ phục hồi chức năng học ở đâu

8. Cán bộ của Bộ môn điều trị cho trẻ bại não tại chùa Đức Sơn