Bác sĩ ck1 và ck2 khác nhau chỗ nào năm 2024

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau không?

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa đôi khi khiến sinh viên nhầm lẫn với nhau. Nhiều người không phân biệt được hai chương trình học này. Vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt thế nào là bác sĩ chuyên khoa và nội trú. Đồng thời bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về điều kiện học của hai chương trình.

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau hơn

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi về bác sĩ chuyên khoa và khác sĩ nội trú. Để biết được hai chương trình học này có giống nhau hay không. Thì bạn cần tìm hiểu chi tiết khái niệm và yêu cầu cụ thể của bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú là một chương trình đào tạo dành cho sinh viên Y khoa chính quy đã học xong hệ đại học. Sinh viên có nhu cầu học lên cao hơn về ra trường với tấm bằng danh giá. Mặc dù khái niệm nghe có vẻ xa vời những khi bạn học ngành Y nhất định phải biết đến chương trình này.

.jpg]

Thông thường sinh viên Y khoa phải hoàn thành chương trình đại học dài 6 năm và ra trường thì họ mới có thể học lên bác sĩ nội trú. Sinh viên cũng có thể lựa chọn học cao học tuy vào mong muốn cá nhân. Điều kiện để theo học là sinh viên phải dưới 27 tuổi và chưa từng bị kỷ luật.

Để trở thành bác sĩ nội trú cần hoàn thành những yêu cầu gì?

Không phải ai cũng có thể học lên bác sĩ nội trú. Sinh viên cần biết một số điều kiện để trở thành bác sĩ nội trú như sau:

  • Sinh viên phải là ngành Y khoa chính quy
  • Yêu cầu độ tuổi dưới 27
  • Đã hoàn thành 6 năm Đại học và tốt nghiệp từ bằng khá trở lên, sinh viên không có môn nào phải thi lại.
  • Điểm tổng kết các môn thi nội trú phải từ 7.0 trở lên
  • Sinh viên chưa từng bị kỷ luật và co đạo đức tốt.
  • Sinh viên phải trang bị đầy đủ giấy chứng nhận tốt nghiệp tương ứng với năm thi trong điều kiện yêu cầu.

Hình thức thi bác sĩ nội trú là gì?

Tìm hiểu bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa bạn sẽ thấy hai chương trình học này có nhiều điểm khác nhau. Về hình thức thi bác sĩ nội trú sẽ có những yêu cầu như sau:

  • Hình thức thi là thi trắc nghiệm và thời gian cho mỗi môn và 90 phút.
  • Tổng số môn thi là 4 môn trong đó : môn thứ 1 và 2 môn thi chuyên ngành, môn thứ 3 là môn thi cơ sở và môn thứ 4 là môn ngoại ngữ. Đặc biệt với môn thứ 4 sinh viên có thể chọn 1 trong 3 thứ tiếng là : Anh, Trung Quốc, Pháp.

Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có sự khác biệt rõ rệt. Bác sĩ chuyên khoa là những sinh viên khi đã kết thúc 6 năm học đại học của mình được trao bằng và gọi là bác sĩ. Tuy nhiên họ vẫn chưa được cho giấy phép hành nghề, sinh viên cần học thêm 18 tháng tại các cơ sở y tế.

Lúc này, sinh viên sẽ có 2 hướng lựa chọn là tự học, nghiên cứu thực tập hoặc thực tập lâm sàng. Việc lựa chọn hướng học này sẽ tác động đến bạn trở thành bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hoặc chuyên khoa định hướng.

Thông chi tiết về bác sĩ chuyên khoa 1, 2

Như đã nói ở phần trên thì bác sĩ chuyên khoa được bao gồm: Bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và chuyên khoa định hướng. Mỗi loại chuyên khoa sẽ đặc điểm riêng như sau:

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bác sĩ chuyên khoa 2

  • Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 1 tương đương với thạc sĩ.
  • Điểm đặc biệt : Bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ có trình độ chuyên môn và thực hành sâu về lâm sàng chuyền 1 lĩnh vực cụ thể trong ngành Y. Theo đó bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ có vị trí cao hơn bác sĩ nội trí và chuyên khoa định hướng. Họ sẽ làm ở bệnh viện tư, bệnh viện công hoặc phòng khám tư nhân.
  • Trình độ của chuyên khoa 2 tương đương với tiến sĩ, cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1.
  • Đặc điểm: So với tay nghề, chuyên môn thì chắc chắn bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ cao hơn. Công việc của bác sĩ này sẽ giữ vai trò chủ chốt tại cơ sở y tế.

Kết luận

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau hay không. Với những khái niệm nêu trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn định hướng ngành học tốt hơn.

Bác sĩ chuyên khoa 2 là thuật ngữ quen thuộc thường thấy trong các bệnh viện. Vậy bác sĩ chuyên khoa 2 là gì? Pháp luật quy định như thế nào về đối tượng này? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?

Căn cứ Điều 2, Điều 3 Quyết định số 4306/2003/QĐ-BYT, bác sĩ chuyên khoa cấp II hay thường gọi tắt là bác sĩ chuyên khoa 2 là bác sĩ được nhận văn bằng chuyên khoa trong lĩnh vực y tế, áp dụng với những người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa và được xác nhận trình độ sau đại học trong lĩnh vực y tế.

Sau khi tốt nghiệp trình độ sau đại học trong lĩnh vực y tế, cử nhân tốt nghiệp đại học học chương trình đào tạo chuyên khoa và sẽ được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa cấp II tương đương với chuyên ngành đào tạo, phương thức đào tạo và xếp loại kết quả học tập của người được cấp bằng.

Lưu ý: Bằng chuyên khoa cấp II chỉ được cấp một lần, kèm theo bảng điểm kết quả học tập của người học. Đối tượng này có thể được cấp giấy chứng nhận thay thế và cũng chỉ được cấp 01 lần nếu bằng bị mất hoặc bị nhàu nát, bị hỏng không thể sử dụng được hoặc khi có lý do chính đáng.

Định nghĩa bác sĩ chuyên khoa 2 là gì? [Ảnh minh hoạ]

2. Đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 như thế nào?

Căn cứ Công văn 622/BYT-K2ĐT, để được tuyển sinh bằng bác sĩ chuyên khoa 2, thí sinh dự thi phải:

- Có bằng tốt nghiệp chuyên khoa 1 hoặc bằng thạc sĩ đăng ký vào đúng ngành/chuyên ngành đã được đào tạo ở chuyên khoa 1, thạc sĩ.

Ví dụ: Thí sinh có bằng chuyên khoa I Nội được đăng ký dự thi chuyên khoa 2 Nội Tim mạch, Nội Tiêu hoá…

- Thâm niên chuyên môn: Phải tốt nghiệp chuyên khoa 1 hoặc phải có thời gian 36 tháng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh [áp dụng với các lĩnh vực yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề].

Bằng chuyên khoa 2 có kích thước 19x27 cm gồm 02 mặt theo Điều 2 Quyết định số 4305/2003/QĐ-BYT:

  • Trước: Màu đỏ đậm, phủ nhựa, chữ in màu vàng.
  • Sau: Nền trắng, hoa văn hình trống đồng màu xanh nhạt, chữ in màu đen

3. Bác sĩ chuyên khoa 2 có tương đương tiến sĩ không?

Hiện tại, quy định về bác sĩ chuyên khoa 2 đang được liên kê là tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của các chức danh bác sĩ tại Thông tư liên tịch số 10/2015. Tuy nhiên, các quy định cụ thể bác sĩ chuyên khoa 2 là gì lại tương đối ít.

Theo Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT, bác sĩ chuyên khoa 2 có thể được chuyển đổi tương đương với người có bằng tiến sĩ y học hoặc tiến sĩ dược học và ngược lại.

Cụ thể, khoản 4 Mục III Thông tư liên tịch 30 quy định chuyển đổi từ bằng chuyên khoa cấp II sang bằng tiến sĩ y học hoặc tiến sĩ được học phải đáp ứng các điều kiện:

- Chuyên ngành của bác sĩ chuyên khoa 2 phù hợp với chuyên ngành tiến sĩ y học, tiến sĩ dược học muốn chuyển đổi.

- có Công văn cử đi học chuyển đổi.

- Đạt yêu cầu với các môn cơ bản, cơ sở và bảo vệ đề cương trong kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm do các trường sau đại học có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ tương ứng và được công nhận nghiên cứu sinh bằng quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hoàn thành các môn học còn thiếu của chương trình đào tạo tiến sĩ và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y học, dược học.

Ngược lại, tiêu chuẩn để bác sĩ chuyển đổi từ bằng tiến sĩ y học hoặc dược học sang bằng chuyên khoa cấp II được nêu tại khoản 5 Mục III Thông tư liên tịch số 30 này gồm:

- Chuyên ngành đào tạo của bằng tiến sĩ y học hoặc dược học phù hợp với bằng chuyên khoa cấp 2 muốn chuyển đổi.

- Có công văn cử đi học chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền.

- Hoàn thành các phần thực hành, thi tốt nghiệp thực hành theo quy định của Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp II hiện hành.

Mức lương được hưởng của bác sĩ chuyên khoa 2 là gì? [Ảnh minh hoạ]

4. Bác sĩ chuyên khoa 2 hưởng lương thế nào?

Trình độ đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 căn cứ Thông tư số 03/2022/TT-BYT là tiêu chuẩn của:

- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp hạng I: Yêu cầu phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2 hoặc tiến sĩ nhóm ngành y học [trừ y học dự phòng] hoặc ngành Răng - Hàm - Mặt.

- Tiêu chuẩn để thăng hạng từ chức danh bác sĩ hạng III lên bác sĩ chính hạng II: Có thời gian giữ chức danh bác sĩ hạng II từ 06 năm trở lên nếu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2.

- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ ngành y học dự phòng.

- Tiêu chuẩn để thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng hạng III lên bác sĩ y học dự phòng chính hạng II: Có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng hạng II từ 06 năm trở lên nếu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2.

Do đó, mức lương tương ứng của bác sĩ chuyên khoa 2 là mức lương được hưởng của chức danh bác sĩ cao cấp và bác sĩ y học dự phòng cao cấp. Hai đối tượng này có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.

Chủ Đề