5 nguyên tắc trong tập luyện the dục the thao

CÁC NGUYÊN TẮC TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO
- Nguyên tắc tập luyện thể dục thể thao là những nguyên tắc chuẩn mà mọi
người tham gia tập luyện thể dục thể thao đều phải tuân thủ trong quá trình tập
luyện. Nghĩa là những khái quát và những tổng kết kinh nghiệm tập luyện thể dục
thể thao trong thời gian dài, nó cũng phản ánh quy luật khách quan của tập luyện
thể dục thể thao. Thực tế tập luyện thể dục thể thao đã cho chúng ta thấy bất kể một
hành vi tập luyện thể dục thể thao có hiệu quả sớm thường là kết quả của việc tự
giác hay không tự giác tuân theo một số nguyên tắc tập luyện. Việc tập luyện thể
dục thể thao không thể tách rời những nguyên tắc tập luyện đúng đắn, bắt buộc phải
hiểu và nắm bắt cũng như tuân theo những nguyên tắc tập luyện thể dục thể thao.
1. Hiểu rõ về bản thân thực sự cầu thị.
Nguyên tắc xuất phát từ thực tế là chỉ việc tập luyện thể dục thể thao, rèn
luyện thân thể lấy việc căn cứ vào tình trạng thực tế của bản thân cá nhân và hoàn
cảnh bên ngoài để xác định mục đích tập luyện, lựa chọn môn thể thao thích hợp,
sắp xếp hợp lý thời gian vận động và lượng vận động… Đây chính là nguyên tắc
nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể bắt buộc phải tuân theo.
- Trước hết tập luyện thể dục thể thao phải được căn cứ vào thực trạng bản
thân. Trước khi tập luyện phải hiểu rõ tình trạng của bản thân (bao gồm: giới tính,
tuổi tác, thể chất và sức khoẻ), để có được những phương thức tập luyện phù hợp.
Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả mang tính thực tế (hiệu quả thực tế). Khi
tập luyện cần xuất phát từ những tình trạng thực tế của bản thân để có được lựa
chọn có mục đích và xác định được những môn thể thao, phương pháp tập luyện,
sắp xếp thời gian tập luyện và lượng vận động. Trước mỗi lần tập luyện, đều cần
phải tiến hành đánh giá tình trạng sức khoẻ của bản thân, từ đó làm cho cơ thể có
thể tiếp nhận được độ khó và cường độ của môn thể thao. Nếu đi ngược lại quy luật
cơ bản này thì không những không đạt được hiệu quả tập luyện mà thậm chí còn
làm tổn hại đến sức khoẻ cơ thể.
- Tiếp theo, xuất phát từ thực tế của điều kiện, hoàn cảnh, thời gian bên
ngoài, khi tiến hành tập luyện thể dục thể thao, một mặt cần căn cứ vào tình trạng
thực tế bản thân, mặt khác vẫn cần phải căn cứ theo điều kiện bên ngoài như mùa,
khí hậu, địa điểm, khí tài mà vận dụng phương pháp tập luyện khoa học, lựa chọn


được các môn thể thao, thời gian tập luyện, lượng vận động hợp lý mới có thể thu
được hiệu quả tập luyện cao.
VD: Vào mùa đông nên coi trọng phát triển tố chất sức bền và sức mạnh vào
mùa xuân; thu thì nên chú trọng tiến hành các môn mang tính kỹ thuật, trong mùa
hè nóng bức thì bơi lội là môn thể thao lý tưởng nhất. Trước khi huấn luyện sức
mạnh cần phải kiểm tra kỹ càng các dụng cụ tập luyện để tránh được những phát
sinh về những sự cố gây chấn thương.
2. Xây dựng niềm tin, ý chí tiến thủ.
Tập luyện thể dục thể thao là quá trình tự bản thân tập luyện, tự bản thân
hoàn thiện. Nếu như không tự giác thì người khác cũng bất lực. Tập luyện thể dục
thể thao có thể nâng cao sức khoẻ một cách có hiệu quả. Ngày nay, các sinh viên
đại học đã nhận thức đầy đủ sức khỏe là những yếu tố cơ bản trong những tố chất
nhân tài của xã hội tương lai. Việc nâng cao sức khoẻ không chỉ là nhu cầu của cá
nhân mà còn là của một sứ mệnh lịch sử mà thời đại, xã hội giao phó cho sinh viên.
Xác định rõ được tính mục đích của tập luyện như vậy mới có thể hình thành niềm
say mê, sự hưng phấn để biến thể dục thể thao có thể trở thành một bộ phận thiết
yếu trong cuộc sống. Tự giác trong tập luyện thể dục thể thao và trong quá trình tập
luyện thể dục thể thao có được sự vui vẻ, sảng khoái. Mỗi người đều có một cá tính
riêng, do vậy, trong tập luyện thể dục thể thao sẽ đạt được hiệu quả trong việc chiến
thắng bản thân, chiến thắng mọi khó khăn thử thách.
3. Tập luyện toàn diện, chú trọng hiệu quả thực tế.
Nguyên tắc tập luyện toàn diện là chỉ thông qua tập luyện thể dục thể thao
làm cho hình thái cơ thể, chức năng, tố chất cơ thể và tố chất tâm lý đều được phát
triển toàn diện, hài hoà. Cơ thể là một thể thống nhất hữu cơ, chức năng của các cơ
quan, hệ thống trong cơ thể có sự liên quan và ảnh hưởng tương hỗ với nhau. Nội
dung và phương pháp bài tập được lựa chọn trong tập luyện thể dục thể thao nên cố
gắng có sự toàn diện đối với cơ thể, khiến cho các tố chất cơ thể và chức năng của
các cơ quan, hệ thống trong cơ thể được phát triển toàn diện, do vậy lựa chọn nội
dung và biện pháp thực hiện không được quá đơn điệu bởi vì mọi loại nội dung hay
biện pháp thực hiện đều có ảnh hưởng mang tính cục bộ đối với cơ thể. Nội dung

và biện pháp tập luyện nên phong phú đa dạng, nên tránh tập luyện những bài tập
chỉ phát triển một loại tố chất nào đó. Trong mỗi lần tập luyện thể dục thể thao có
thể dùng một môn nào đó làm chính, số còn lại là những nội dung tập luyện phụ.
VD: Những người yêu thích tập luyện thể dục thẩm mỹ nên tiến hành đồng
thời việc tập luyện phát triển sức mạnh cơ bắp với việc tập luyện phát triển sức bền
ưa khí và tố chất mềm dẻo, làm cho cơ thể có được sự rèn luyện toàn diện.
4. Kiên trì thường xuyên tập luyện.
Muốn đạt được mục đích tập luyện, bắt buộc phải thường xuyên tham gia tập
luyện thể dục thể thao. Ghi nhớ rằng “ba ngày đánh cá, hai ngày treo lưới”. Một
ngày nắng, mười ngày mưa sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả. Tập luyện thể dục
thể thao là có tính liên tục và tính hệ thống của nó, chỉ có thường xuyên tham gia
tập luyện thể dục thể thao, sắp xếp hợp lý những môn vận động mà bản thân yêu
thích và hứng thú, lập ra một kế hoạch rèn luyện cơ thể một cách khoa học mới có
thể không ngừng tăng cường thể chất có hiệu quả. Các thực nghiệm khoa học đã
chứng minh những người không thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao
hoặc những người tập luyện thể dục thể thao bỏ dở giữa chừng đều làm cho chức
năng, tố chất cơ thể và kỹ thuật vận động sẵn có của bản thân giảm sút rõ rệt. Rèn
luyện thân thể mà bỏ giữa chừng, thời gian càng dài thì sự mất đi càng rõ rệt hơn.
Do vậy, rèn luyện cơ thể trong thời gian ngắn sẽ không thể có được hiệu quả rõ rệt,
càng không thể hy vọng “một ngày làm, ngàn năm hưởng”, mà chỉ có thường
xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao mới có thể nâng cao hiệu quả tập luyện
thể dục thể thao. Để nắm vững được một kỹ thuật vận động cũng đòi hỏi phải kiên
trì lâu dài. Con người có một số lượng lớn các nơron thần kinh trong đại não cần
phải thông qua việc tập luyện lặp lại với các hình thức cố định để liên tục tiến hành
các kích thích đối với những nơron thần kinh này mới có thể hình thành một phản
ứng với hình thức cố định trong đại não, đó là động lực định hình. Sau khi động lực
định hình được kiến lập thì người tập có thể hoàn thành bài tập một cách thuần
thục, nhuần nhuyễn, nếu như không kiên trì tập luyện thì những phản ứng điều kiện
đã có thể hình thành phản ứng sẽ không đạt được phát triển kịp thời mà sẽ dần dần
mất đi, sự ghi nhớ các động tác cũng quên đi.

5. Kế hoạch hợp lý, tuần tự, nâng dần.
Nguyên tắc tuần tự tăng dần chủ yếu là chỉ khi sắp xếp nội dung, độ khó,
thời gian và lượng vận động tập luyện cần căn cứ vào quy luật phát triển của cơ thể
và nguyên lý của lượng vận động hợp mức, có kế hoạch, có tiến trình để từng bước
nâng cao yêu cầu làm cho cơ thể không ngừng thích nghi, thể chất từng bước được
nâng cao.
Đầu tiên tăng dần lượng vận động. Tiến hành quá trình rèn luyện thể dục thể
thao tuần tự là quá trình có thể thích ứng đối với sự biến hoá của hoàn cảnh bên
trong và bên ngoài, là một quá trình biến đổi từ từ, từ lượng sang chất. Khi tăng
lượng vận động cần tăng từ nhỏ tới lớn, tăng dần từng bước. Khi ở giai đoạn bắt
đầu tập luyện thể dục thể thao hoặc giai đoạn hồi phục sau tập luyện, cường độ vận
động nhỏ, thời gian ngắn, mật độ đòi hỏi không cần quá cao. Khi cơ thể sản sinh sự
thích ứng đối với một lượng vận động nhất định, thì sau đó kích thích của lượng
vận động này đối với cơ sẽ trở thành nhỏ, do vậy cần gia tăng thời gian tập luyện
và số lần tập luyện thích hợp, làm cho cơ thể sản sinh ra được những thích ứng, từ
đó giúp cho trình độ vận động của bản thân được tăng lên.
- Nội dung tập luyện càng nên tuần tự tăng dần. Nội dung tập luyện càng cần
tăng dần độ khó (từ đơn giản đến phức tạp), yêu cầu về các động tác nên từ dễ đến
khó, từng bước tăng dần độ khó, trước hết nên xem xét đến các động tác đơn giản,
dễ làm, dễ thực hiện, dễ có thể thu được hiệu quả tập luyện. Ở mỗi lần tập luyện
cũng nên bắt đầu tập luyện từ những động tác đơn giản, cường độ không lớn, sau
đó tăng dần độ khó động tác và lượng vận động. Trong tập luyện thể dục thể thao
chỉ có thể tuân theo những quy luật phát triển cơ bản về tâm sinh lý của con người,
căn cứ vào trạng thái sức khoẻ của bản thân, sắp xếp thích nghi một cách khoa học
đối với lượng vận động và nội dung tập luyện mới có thể thu được hiệu quả cao
trong tập luyện.
6. Tuân theo quy luật tự bảo vệ sức khoẻ.
Muốn đạt được hiệu quả tập luyện thật tốt bắt buộc phải tuân theo những quy
luật khoa học trong tập luyện, đồng thời tăng cường sự giám sát của bản thân, bảo
vệ sức khoẻ của bản thân. Khi tập luyện cần thực hiện tốt những hoạt động chỉnh lý

chuẩn bị cho hoạt động, phải chú ý kiểm tra sức khoẻ định kỳ, an toàn vận động,
đảm bảo vệ sinh tập luyện và những thói quen tốt về tập luyện khoa học, đặc biệt là
đối với thời kỳ kinh nguyệt ở các nữ sinh viên, cần tăng cường sự chú ý và linh
hoạt trong sắp xếp lượng vận động và nội dung tập luyện.
Tự bảo vệ sức khoẻ, tự giám sát bản thân trong tập luyện thể dục thể thao là
vấn đề hết sức quan trọng. Tăng cường tự bảo vệ sức khoẻ có thể làm giảm bớt
những chấn thương vận động không cần thiết. Tự theo dõi bản thân, có thể kịp thời
nắm vững được những thông tin về tình trạng biến đổi cơ thể, mức độ mệt mỏi, tình
trạng sức khoẻ, tình hình hoàn thành tốt kế hoạch và hiệu quả tập luyện, từ đó làm
cho việc tập luyện càng có thêm tính xác thực.