10kg măng tươi được bao nhiêu măng khô

Bắt đầu từ tháng 7 đến đầu tháng 10, nhiều người dân Rai ở xã Hàm Cần [huyện Hàm Thuận Nam] lại gói cơm, mang nước rủ nhau lên rừng hái măng. Măng là cây phụ giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, bên cạnh sản xuất nông nghiệp.

Khi mùa mưa bắt đầu cũng là thời điểm người dân Rai ở đây tranh thủ thời gian nhàn rỗi vào rừng để thu hoạch măng. Từ sáng sớm, chị Nguyễn Thị Bình ở thôn 1 tất tả chuẩn bị cơm, nước khăn gói lên đường vào rừng sâu để xắn măng về bán kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Theo chị Bình, bắt đầu từ tháng 7, khi những cơn mưa rừng xuất hiện cũng là lúc người dân trong vùng lên rừng tìm măng về bán. Những búp măng nhú lên khỏi mặt đất được người dân xắn, bóc vỏ mang về bán kiếm thêm thu nhập. Chị Bình cho biết: “So với mọi năm, măng rừng năm nay thất thu hơn, có ngày may mắn gặp được nhiều măng thì thu nhập khoảng 200.000 - 300.000 đồng, có khi gặp ít măng thì chỉ kiếm được khoảng hơn 100.000 đồng. Nếu chịu khó cũng có thu nhập”. Tương tự, nhiều phụ nữ người Rai trong vùng cũng tranh thủ thời điểm này lên rừng để tìm măng. Sau một ngày lặn lội tìm măng ở rừng, hai mẹ con chị Mang Hằng đã thu hoạch hơn 15 kg măng rừng, với số măng này chị bán được hơn 200.000 đồng giúp chị có thêm thu nhập để mua đồ ăn hàng ngày cho gia đình và dành dụm để mua cặp, sách cho con chuẩn bị vào năm học mới. Theo người hái măng, công việc lấy măng rừng tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất vất vả, có khi gặp phải nguy hiểm. Đó là những lần họ đối mặt với nhiều bất trắc như gặp phải rắn rết, vắt rừng, bị gai đâm phải…

Người dân lấy măng về bán cho các điểm thu mua

Theo người dân địa phương, rừng Hàm Cần có các loại măng phổ biến được đặt tên theo từng loài tre như măng le, măng lồ ô, măng tre đá, măng tre gai. Trong đó, măng tre gai là loại có giá trị kinh tế và được ưa chuộng nhất, vì độ ngọt của nó và có thể nấu, hâm lại, để lâu ngày vẫn dùng được. Do đó, măng tre gai được mua với giá cao nhất, 16.000 đồng/kg, trong khi các loại măng còn lại được mua với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg. Sau khi thu hoạch măng về, người dân thường mang đến bán tại các địa điểm thu mua để làm măng khô. Do vậy, vào thời điểm này trên địa bàn xã Hàm Cần nhiều người dân cũng mở các điểm thu mua măng tươi của bà con thu hoạch về và chế biến thành măng khô. Theo một người chuyên thu mua măng trong vùng cho biết: Cứ 10 kg măng tươi, sau khi luộc xong, xẻ mỏng và phơi khô sẽ được thành phẩm 1 kg măng khô. Măng khô tre gai có giá 280.000 đồng/kg còn măng khô le có giá 150.000 đồng/ kg. Măng sau khi được phơi khô sẽ bỏ mối phân phối các chợ trong tỉnh. Đặc biệt, các món ăn trong ngày tết không thể thiếu măng khô nên được người dân ưu chuộng, mua nhiều.

Măng rừng phơi khô

Dù công việc thu hoạch măng rừng vất vả, nhọc nhằn nhưng cũng đã mang lại nguồn thu nhập thêm phần nào đỡ đần cho người dân nơi đây những lúc khó khăn để đợi chờ mùa thu hoạch trên nương rẫy.

Cây le rừng rất dễ sống, thích hợp với mọi điều kiện đất đai, đặc biệt là vùng đất đỏ bazan, vậy nên người dân nơi đây truyền lại kinh nghiệm cứ vào mùa mưa mà thấy nơi đâu có đất đỏ là không sợ đói vì có măng le mọc ở đó.

Măng le rừng là một trong những đặc sản Tây Nguyên và Măng le được xếp vào loại quà đặc biệt khi đến vùng đất này đều muốn mua về làm quà tặng hoặc để dùng hàng ngày.

MUA MĂNG LE KHÔ Ở ĐÂU

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở chuyên thu hoạch, sản xuất và bán măng le khô. Miễn là vùng Tây Nguyên thì ở đâu cũng có bán loại măng này, Gia Lai, KonTum, Daklak, thậm chí là ở Hà Nội, Tphcm cũng có cơ sở bán loại măng này. Chất lượng khác nhau và giá cả mỗi nơi cũng khác nhau.

Măng Le Khô Của Tây Nguyên Xanh Có Gì Khác:

Măng của mình được chính những người đồng bào nơi đây đi đào và bán lại trong ngày, không có tình trạng để măng qua đêm nên giữ được độ tươi, độ ngọt khi chế biến.

- Măng được đích thân bên mình làm, từ quy trình sơ chế, quy trình luộc 3 tới 4 lần, quy trình phơi đến quy trình đóng gói mình đều kiểm soát.

- Măng mình làm hoàn toàn thủ công và phơi nắng tự nhiên, 100% sạch, nếu bạn phát hiện có chất bảo quản, mình xin đền gấp đôi.

- Mình đều cắt bỏ phần gốc già và phần sơ trên ngọn [hai phần này làm nặng thêm măng khi bán nhưng mình cắt bỏ luôn], phần này ăn không ngon không thơm không đậm vị măng, khi bạn dùng măng của mình là có thể ăn hết mà không cần cắt bỏ thêm phần nào nữa.

- Măng thành phẩm có mùi thơm đặc trưng [khác với mùi măng sấy]. Măng phơi đủ nắng nên màu sắc vàng tự nhiên và độ khô tuyệt đối.

- Mình không pha trộn bất kỳ loại măng nào vào với nhau [sấy và tự nhiên] vì mình biết rằng chất lượng mới là điều cần thiết để khách hàng tin tưởng khi ăn và tự tin giới thiệu với bạn bè hoặc biếu tặng món quà đặc sản Gia Lai này.

- Mình sẽ gửi cho các bạn một check list thế nào là măng le khô ngon để các bạn đối chứng khi nhận hàng của mình hoặc mua măng ở cửa hàng khác. Nếu không đúng như những gì mình ghi, các bạn có thể đổi trả và mình sẽ sẵn sàng hoàn tiền cho bạn.

MĂNG KHÔ GIÁ BAO NHIÊU

Nếu có thời gian, bạn dạo qua các trang bán măng khô trên mạng sẽ thấy măng khô rất phong phú trên thị trường hiện nay, từ giá cả cho đến quy cách đóng bao bì. Có nơi sẽ chia theo nữa kg, có nơi sẽ bán theo kg. Trung bình là từ 300.000 đồng tới 350.000 đồng 1 ký nhưng cũng có một số nơi giá sẽ rẻ hơn khoảng 250.000. Mình chắc chắn một điều rằng không nhất thiết măng đắt tiền hơn thì sẽ chất lượng hơn hay giá măng khô rẻ hơn thì chất lượng kém hơn. Giá măng khô còn phụ thuộc vào đặc điểm từng vùng miền, ở xa hay gần vùng có măng le, điều kiện khai thác và chế biến có dễ hay khó, năm ấy măng được mùa hay mất mùa, nhu cầu tiêu thụ tại địa phương sản xuất như thế nào [nếu tại nơi đó người dân cũng thích ăn măng, nhu cầu sử dụng của họ cao, sản phẩm nội địa đang tiêu thụ tốt thì bạn ở vùng khác mua sẽ đắt hơn rồi]. Chưa kể là bạn mua của đơn vị trực tiếp làm măng khô hay là đơn vị phân phối, giá cả của hai nơi này cũng hoàn toàn khác nhau. Không quan trọng giá măng khô bao nhiêu mà là chất lượng của măng khô như thế nào, nhiều khi bạn bỏ ra nhiều tiền nhưng chưa chắc đã mua được măng ngon.

Đơn vị nào cho bạn kiểm tra hàng trước khi nhận hoặc cho đổi trả nếu phát hiện măng có vấn đề thì bạn nên mua ở những nơi ấy. Khi bạn mua Măng le khô tại Tây Nguyên Xanh cũng không ngoại lệ nhé, được kiểm tra và được đổi trả nếu măng không đúng như cam kết.

MĂNG KHÔ ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU

Nhiều người cho rằng măng khô không bị hỏng, thực tế nếu không bảo quản đúng các thì măng vẫn bị hư như thường, phơi khô là hình thức rút cạn nước theo tỷ lệ nhất định có trong măng và giữ lại các chất dinh dưỡng. Măng phơi chưa thực sự khô thì khả năng lên mốc là rất cao, ngoài ra nếu bạn để chổ ẩm thấp thì măng khô bị lên mốc còn nhanh hơn nữa. Vì măng khô không dùng hóa chất bảo quản nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, côn trùng có thể đậu vào và làm tổ nếu như măng không được bọc lại bằng túi nylon. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình năm cao, vậy nên măng khô thường được dùng trong thời gian từ 3 tới 6 sáng là tốt nhất, nếu bỏ trong túi zip có khóa kéo hoặc hút chân không thì thời gian bảo quản sẽ còn lâu hơn.

CÁCH BẢO QUẢN MĂNG KHÔ

Cách bảo quản măng khô cũng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần cho măng khô vào túi nylon hoặc túi có khóa kéo, ngăn chặn sự tiếp xúc của côn trùng, bụi bẩn, không khí ẩm là được. Nếu bạn kỹ hơn thì có thể bỏ vào trong túi zip rồi hút chân không.

Để măng nơi cao ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm mốc, tránh những nơi trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Trường hợp để măng quá lâu mà chưa ăn hết, măng xuất hiện các đốm mốc xám trắng thì nên lấy măng ra phơi lại.

CÁCH CHẾ BIẾN MĂNG KHÔ

Bạn có thể tham khảo bài viết tổng hợp các món ngon được chế biến từ măng khô để chiêu đãi cả nhà nhé. Bài viết sẽ giúp bạn biết cách chế biến măng khô đúng điệu để giữ nguyên vẹn vị ngọt vị giòn của măng, giảm tối đa độc tố trong măng. Nếu không có măng khô thì bạn chế biến bằng măng tươi cũng ngon nhé.

Nếu bạn còn phân vân về măng le khô, bạn có thể đọc bài viết ăn măng khô có tốt không để biết thêm chi tiết: bài viết sẽ cũng cấp thông tin cho bạn một cách chi tiết măng khô là gì, ăn măng khô có tốt không, hay bà bầu có được ăn măng khô không cũng sẽ được giải đáp.

ĐÔI ĐIỀU VỀ MĂNG LE KHÔ

Làm măng le khô cũng là một chuyện tình cờ, mình sinh ra ở Tây Nguyên nhưng từ nhỏ tới lớn ít khi được ăn măng le, đến khi đi làm một thời gian và về quê hương lập nghiệp, mình theo ba lên rẫy, được cô chú đồng bào ở đây mời ở lại ăn tối và tránh trời mưa, sẵn có mấy gốc măng le cô chú mới bẻ về nên luộc ăn cơm luôn. Cảm giác lúc đó khó tả lắm các bạn, nhìn miếng măng vàng tươi, giòn giòn ngọt ngọt, chắm với tí muối trắng mà người như ngộ ra được một điều: quê mình có món này ngon như vậy mà lâu nay mình mới biết. Vậy là lần sau, mình thấy cô chú ở gần làng gùi măng le là mình hỏi mua, mua để luộc ăn chứ cũng chẳn phải buôn bán gì.

Vào một tối trước ngày khai giảng, một cô bé đi cùng với mẹ của bé qua nhà mình, nói là bán măng với gà để có tiền ngày mai mua quần áo mới khai giảng, mình cho mượn tiền chứ không mua vì mình mới ăn hai món này [dự định trong đầu nói là vậy], nhưng rồi mình nghĩ lại, thôi thì mua cho em cũng không sao, mua cho em thì em có thêm tiền để chuẩn bị cho năm học mới. Mình nói còn bao nhiêu măng em cứ đem hết qua đây. 30 Kg măng le tươi các bạn ơi, quả là lớn đối với một người ban đầu chỉ thích ăn măng tươi luộc như mình, nhưng đó là con số mở đầu và là tiền đề cho những con số lớn gấp chục lần sau này. Mình thanh toán tiền và bắt đầu lên ý tưởng làm măng khô tặng cho họ hàng, tặng cho đồng nghiệp và dành một phần để nấu măng khô dịp tết. Trong đầu thanh niên ấy ấp ủ một ý tưởng giá như có thể làm một điều gì đó để giúp cho nhiều người ở nơi này thì ngày mai kia, không chỉ có một mà là nhiều em cũng sẽ có áo mới đến trường.

Để kỷ niệm lần đầu mua măng le tươi nhiều đến vậy, mình cũng chụp hình đăng face để vài năm sau có cái mà nhắc lại, vậy là có anh chị và các bạn hỏi thăm, nếu có làm dư thì gửi mấy bạn một ít, mình cũng vui vẻ đồng ý vì nghĩ 30 kg măng tươi mà phơi thì tha hồ dư để tặng các bạn [thanh niên lúc ấy chưa hề biết rằng nếu phơi khô thì chỉ còn hơn 2 ký một tý]. Lỡ nhận lời tặng hơn 10 người rồi mà trong tay chỉ có 2 ký măng, tặng ít thì thấy ngại quá, mình qua bên làng mua thêm vài chục ký nữa về làm để tặng. Những người bạn ấy một phần để ăn, một phần tặng lại bạn bè và rồi cũng là lúc mình bắt đầu nhận lại những phản hồi tích cực và những đơn hàng cũng bắt đầu xuất hiện. Từ số lượng vài ký măng tươi một ngày, đến vài chục ký rồi đến vài trăm ký một ngày, con số cứ tiếp tục tăng lên. Thời gian làm việc ban đầu là vài tiếng một ngày rồi đến lúc làm việc từ sáng tới đêm chỉ để luộc măng, chẻ măng, phơi măng. Và đến lúc mình nhận ra, mình cần có thêm “đồng đội”.

Như phần trên mình có nói là “bên mình làm” chứ không phải là “mình làm”. Vì một mình sẽ không bao giờ làm được. Tách vỏ thì đã có cô chú, anh chị em đi đào làm dùm mình, còn phần luộc thì mình cũng dặn luộc cho thật kỹ, khi bạn làm quen rồi thì chỉ cần nhìn màu sắc, nắn nắn bên ngoài là biết măng luộc bao lâu, thay bao nhiêu nước ngay. Trường hợp nào luộc chưa kỹ, hoặc măng kém vệ sinh là mình cũng nói cô chú thông cảm về luộc lại hoặc không nhận.

Việc cắt măng, phơi măng mình cũng chia đều ra để làm luôn, sẵn đây mình cũng trả lời luôn câu hỏi bao nhiêu kg măng tươi thì được 1 kg măng khô. Câu trả lời là từ 14 kg tới 15 kg măng tươi sẽ được 1 kg măng khô. Để được 10 kg măng khô mà ngồi cắt gần 150 kg măng luộc thì quá sức tưởng tượng. Chưa kể là phơi 150 kg măng ấy và lật hai ba lần trong một ngày để măng được khô đều.

Còn một cái nữa là tranh thủ những ngày nắng trong mùa mưa vàng [vì vào mùa mưa mới có măng le mọc]. Nếu mình không chia ra cho các cô chú ấy làm cùng, phơi măng cùng thì măng cũng sẽ không khô kịp. Gặp đúng trời mưa bất thường thì xác định măng hết ngon. [giờ mới thấm thía câu nói “trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm].

Khi mình chia việc như vậy rồi, nên mình được rảnh rang, không bị thúc ép phải làm sao cho đạt số lượng nữa, mà cái mình quan tâm nhất chính là chất lượng, mình kiểm tra măng, mình thăm măng, mình thăm cô chú đồng bào và mình góp ý khi làm chưa đúng quy trình. Lô măng nào hoàn chỉnh thì đóng gói cho khách, lô nào lỡ dính mưa, lỡ màu không đẹp thì ngậm ngùi đề dành ăn chứ cũng chẳn dám gửi cho khách, biếu tặng lại càng không.

Có chính tự tay mình làm, tự mình cảm nhận và tự mình nhìn thấy những giọt mồ hôi giữa trưa nắng đi lật măng của cô chú, nên mình biết quý trọng những gì được tạo ra, cái mình mong muốn là khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng khi sử dụng măng le khô ở bên mình. Sự tin tưởng ấy đã giúp măng le của mình có thể bước ra ngoài khu vực, tới những vùng thành thị trong nước và xa hơn nữa là ra nước ngoài. Để có được những thành quả ấy, đó là sự nổ lực của cả tập thể và hơn hết là tinh thần biết quý trọng, tôn trọng những gì mình mang đến cho khách hàng. Cho dù hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chất lượng vẫn là yếu tố hàng đầu.

Bao nhiêu kg măng tươi thì được 1 kg măng khô?

Phải mất 17 – 18 kg măng tươi mới được 1 kg măng khô thành phẩm. Do lượng nguyên liệu đầu vào nhiều, anh Vỹ phải phân thành nhiều loại. Chính vì vậy, giá cả cũng đắt rẻ nhiều mức độ khác nhau. Nhưng ngon và đắt nhất vẫn là măng nứa khô miếng, loại 1.

1 kg măng tươi bao nhiêu tiền?

Củ măng có trọng lượng từ 1kg đến hơn 8kg, với giá bán trung bình từ 3 - 4 nghìn đồng/kg và được thu hoạch thường xuyên trong 4 tháng. Nếu phơi làm măng khô thì giá khoảng 110 nghìn đồng/kg. Mỗi năm, trừ tất cả chi phí, gia đình chị Ngải thu về gần 100 triệu đồng từ cây măng mai.

Măng khô làm từ măng gì?

Nguyên liệu làm Măng khô Cho 4 người Nên chọn măng giống măng tre loại măng lá hoặc măng củ đều được, nhưng chú ý hãy chọn măng non và tươi có vỏ ngọn măng màu xanh, vỏ măng còn căng chưa bị chùng xuống.

Măng lễ ở đâu?

Măng le Kon Tum là sản vật mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên khu vực này, đặc biệt là các làng ở các huyện Kon Rẫy, Đắk Tô, Đắk Hà. Để thu hoạch được những nguồn măng le Kon Tum tốt, người dân nơi đây còn đi ngược lên thượng nguồn của con sông Đắk Bla, vốn là nơi tập trung nhiều Măng Le.

Chủ Đề