10 vai trò của nhà quản trị vai trò nào quan trọng nhất

Là một nhà quản lý, bạn phải hoàn thành nhiều vai trò khác nhau mỗi ngày:

Ví dụ, khi dẫn dắt đội nhóm, bạn có thể thấy mình đang giải quyết xung đột, đàm phán hợp đồng mới, đại diện cho bộ phận của bạn tại cuộc họp hội đồng quản trị, hoặc phê duyệt yêu cầu cho một hệ thống máy tính mới…

Nói một cách đơn giản:

Vai trò của bạn sẽ thay đổi khi nhiệm vụ, tình huống và kỳ vọng thay đổi. Chuyên gia quản lý và Giáo sư Henry Mintzberg đã nhận ra điều này, và ông lập luận rằng có 10 vai trò chính để phân loại các nhiệm vụ khác nhau của nhà quản lý.

Đọc xong bài viết này, bạn sẽ nâng cao kỹ năng quản lý của mình bằng khả năng ứng biến giữa các vai trò một cách linh hoạt:

Mintzberg đã xuất bản 10 Vai trò của nhà Quản lý trong cuốn sách của ông: “Mintzberg on Management: Inside our Strange World of Organizations,” vào năm 1990. Các vai trò của quản lý đó là:

  1. Tấm gương.
  2. Lãnh đạo.
  3. Liên lạc.
  4. Giám sát.
  5. Thông báo.
  6. Người phát ngôn.
  7. Doanh nhân.
  8. Giải quyết xung đột.
  9. Phân bổ nguồn lực.
  10. Đàm phán.

(Bản quyền © 1989 bởi Henry Mintzberg)

10 vai trò của quản lý được phân chia thành ba nhóm như sau:

Nhóm Vai trò
Giao tiếp
  • Tấm gương
  • Lãnh đạo
  • Liên lạc
Thông tin
  • Giám sát
  • Thông báo
  • Người phát ngôn
Ra quyết định
  • Doanh nhân
  • Giải quyết xung đột
  • Phân bổ nguồn lực
  • Đàm phán

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét từng phần về 10 vai trò của nhà quản lý một cách chi tiết hơn:

Nhóm #1: Giao tiếp

Vai trò của quản lý ở nhóm này bao gồm cung cấp thông tin và ý tưởng:

1. Tấm gương: Là một nhà quản lý, bạn có các trách nhiệm xã hội, nghi lễ và pháp lý. Bạn được mong đợi là nguồn cảm hứng. Mọi người nhìn bạn như một người có thẩm quyền, và như một tấm gương sáng.

2. Lãnh đạo: Đây là nơi bạn lãnh đạo đội nhóm, phòng ban hay thậm chí toàn bộ tổ chức của mình; cũng như quản lý hiệu suất và trách nhiệm của mọi người trong đội nhóm.

3. Liên lạc: Người quản lý phải liên lạc với các yếu tố bên ngoài và bên trong. Bạn cần có khả năng liên kết mạng lưới thay mặt cho tổ chức một cách hiệu quả.

Nhóm #2: Thông tin

Vai trò của quản lý ở nhóm này liên quan tới việc xử lý thông tin:

4. Giám sát: Trong vai trò này, bạn thường xuyên tìm kiếm thông tin liên quan tới tổ chức và ngành công của mình, tìm kiếm những thay đổi liên quan đến môi trường. Đồng thời, theo dõi đội nhóm của bạn về năng suất và phúc lợi của họ.

5. Thông báo: Đây là nơi bạn giao tiếp, truyền tải những thông tin hữu ích cho đồng nghiệp và đội nhóm.

6. Người phát ngôn: Người quản lý đại diện và nói chuyện cho tổ chức của họ. Trong vai trò này, bạn chịu trách nhiệm truyền tải thông tin về tổ chức của bạn và mục tiếp của nó tới những người ở bên ngoài.

Nhóm #3: Ra quyết định

Vai trò của quản lý ở nhóm này liên quan đến việc sử dụng thông tin:

7. Doanh nhân: Là người quản lý, bạn tạo và kiểm soát thay đổi trong tổ chức. Điều này có nghĩa là giải quyết các vấn đề, tạo ra các ý tưởng mới, và thực hiện chúng.

8. Giải quyết xung đột: Khi tổ chức hoặc đội nhóm va chạm vào một rào chắn bất ngờ, người quản lý cần phải đứng ra chịu trách nhiệm. Bạn cũng cần phải hòa giải những tranh chấp, xung đột có thể xảy ra trong đó.

9. Phân bổ nguồn lực: Bạn cũng cần xác định cách sử dụng các nguồn lực của tổ chức sao cho hiệu quả nhất. Điều này bao gồm việc phân bổ ngân sách, cũng như chỉ định nhân viên và các nguồn lực khác.

10. Người đàm phán: Có thể bạn cần phải tham gia trực tiếp các cuộc đàm phán quan trọng trong đội nhóm, phòng bạn hoặc tổ chức của bạn.

Bạn có thể sử dụng 10 vai trò của nhà quản lý để làm một khung tham khảo khi phát triển các kỹ năng và kiến thức của chính mình:

Trước tiên, hãy kiểm tra xem:

  • Hiện tại bạn đang dành bao nhiêu thời gian cho mỗi vai trò quản lý?
  • Bạn có dành phần lớn thời gian của mình để dẫn dắt? Quản lý xung đột? Thông báo thông tin?
  • Trả lời các câu hỏi này giúp bạn quyết định nên tập trung vào kỹ năng nào đầu tiên.

Tiếp theo, hãy viết tất cả 10 vai trò ra một mảnh giấy. Sau đó chấm điểm từ 1-5 cho từng vai trò:

  • 1 điểm là bạn “Không biết gì cả”.
  • Đến 5 điểm là bạn “Rất thành thạo”.

Sau khi bạn đã xác định được các vùng yếu của mình, hãy sử dụng các nguồn lực dưới đây để phát triển năng lực của mình:

1. Tấm gương:

Để trở thành tấm gương sáng cho đội nhóm của bạn. Bạn cần phải cải thiện hoặc xây dựng sự tự tin, hãy bắt đầu với việc xây dựng hình ảnh, hành vi và danh tiếng của bạn. Hãy nuôi dưỡng sự khiêm tốn và đồng cảm, và học cách để trở thành một hình mẫu tốt cho đội nhóm.

2. Lãnh đạo:

Học cách để trở thành một nhà lãnh đạo đích thực, vì vậy đội nhóm của bạn sẽ tôn trọng bạn. Ngoài ra, hãy tập trung vào việc cải thiện trí thông minh xúc cảm của bạn – đây là một kỹ năng quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả.

3. Liên lạc:

Để cải thiện kỹ năng liên lạc của bạn, hãy đọc bài viết 5 bước để xây dựng mạng lưới chuyên gia của bạn.

4. Giám sát:

Để cải thiện ở đây, hãy học cách thu thập thông tin hiệu quả và vượt qua tình trạng quá tải thông tin. Ngoài ra, hãy sử dụng các chiến lược đọc hiệu quả để bạn có thể xử lý tài liệu nhanh chóng và triệt để, cũng như tìm hiểu cách cập nhật thông tin mới về ngành của mình.

5. Người Thông báo:

Để trở thành một người thông báo tốt, bạn cần biết làm thế nào để chia sẻ thông tin và quan điểm bên ngoài một cách hiệu quả, có nghĩa là các kỹ năng giao tiếp tốt là rất quan trọng.

Tìm hiểu về cách chia sẻ thông tin về tổ chức với 06 bước chia sẻ thông tin quan trọng tới từng người trong tổ chức của bạn. Tiếp theo, tập trung vào việc cải thiện kỹ năng viết của bạn.

6. Người Phát ngôn:

Để có hiệu quả trong vai trò này, hãy đảm bảo bạn biết cách đại diện cho tổ chức của mình tại một cuộc họp. Các kỹ năng về thuyết trình hiệu quả và làm việc với các phương tiện truyền thông cũng quan trọng không kém.

7. Doanh nhân:

Để cải thiện ở đây, hãy xây dựng các kỹ năng quản lý sự thay đổi và tìm hiểu những gì không nên làm khi thực hiện chuyển đổi trong tổ chức của bạn. Bạn cũng cần phải nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng sáng tạo của mình, để có thể đưa ra những ý tưởng mới và thực hiện nó thành công.

8. Giải quyết xung đột:

Trong vai trò này, bạn cần phải vượt trội về giải pháp cũng như cách thức giải quyết xung đột trong đội nhóm. Sẽ tuyệt vời hơn nếu như bạn có thể quản lý cảm xúc trong đội nhóm của mình nữa.

9. Phân bổ nguồn lực:

Để cải thiện trong việc phân bổ nguồn lực, hãy học cách quản lý ngân sách, cắt giảm chi phí và ưu tiên, để bạn có thể sử dụng tối ưu các nguồn lực của mình. Bạn cũng có thể sử dụng phân tích VRIO để tìm hiểu làm sao để có kết quả tốt nhất từ các nguồn lực sẵn có.

10. Nhà đàm phán:

  • Nâng cao kỹ năng đàm phán của bạn bằng cách tìm hiểu về đàm phán Win-Win và thương lượng phân tán.
  • Bạn cũng có thể muốn đọc bài viết về “role-playing” – kỹ thuật này giúp bạn chuẩn bị cho các cuộc đàm phán khó nhằn.

Chúc bạn thành công dù ở bất cứ vai trò nào khi thực hiện nghiệp vụ quản lý của mình!

10 vai trò của nhà quản trị vai trò nào quan trọng nhất

Nhà quản trị là những người làm việc trong các tổ chức, công việc của họ là phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định và kết dính các công việc không phải là quản trị trong một tổ chức lại với nhau để đạt mục tiêu chung của chính tổ chức đó. Vậy các chức năng của nhà quản trị là gì, có mấy chức năng quản trị và vai trò của nhà quản trị là như thế nào? Cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu nội dung này qua bài viết sau đây.

Mục lục

Nhà quản trị là những người làm việc trong các tổ chức, công việc của họ là phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định và kết dính các công việc không phải là quản trị trong một tổ chức lại với nhau để đạt mục tiêu chung của chính tổ chức đó.

Các nhà quản trị làm việc trong các tổ chức nhưng không phải ai trong tổ chức cũng là nhà quản trị. Các thành viên trong tổ chức có thể chia làm hai loại: người thừa hành và nhà quản trị.

10 vai trò của nhà quản trị vai trò nào quan trọng nhất
Nhà quản trị là gì?

2. Vai trò của Nhà quản trị

2.1 Vai trò quan hệ với con người

+ Vai trò đại diện cho tổ chức của nhà quản trị:

Với quyền uy chính thức của mình, nhà quản trị là người tượng trưng cho tổ chức và phải thực hiện nhiều chức trách thuộc tính chất này.Trong những chức trách này có một số mang tính hành chính, một số mang tính cổ vũ lòng người, nhưng đều là những việc có liên quan đến quan hệ giữa người với người, không liên quan đến việc xử lý thông tin quan trọng và ra quyết định quản lý. Trong một số tình huống, sự tham gia của nhà quản trị là điều mà pháp luật đòi hỏi như ký kết một văn bản. Trong một số trường hợp khác sự tham gia của nhà quản trị được coi như một nhu cầu xã hội, như chủ trì một số cuộc họp hoặc một số nghi lễ để tăng thêm ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng.

+ Vai trò người lãnh đạo của nhà quản trị:

Nhà quản trị là người chịu trách nhiệm động viên và dẫn dắt cấp dưới, bao gồm việc thuê, dùng, huấn luyện, đánh giá, đãi ngộ, đề bạt, biểu dương, can thiệp và cho thôi việc. Sự thành công của tổ chức là do tâm sức và khả năng nhìn xa trông rộng của các nhà quản trị quyết định. Nếu nhà quản trị bất tài thì tổ chức sẽ rơi vào tình trạng đình đốn. Vai trò lãnh đạo của các nhà quản trị là ở chỗ kết hợp các nhu cầu cá nhân của các thành viên trong tổ chức với mục tiêu của tổ chức đó, do đó mà thúc đẩy quá trình tác nghiệp một cách hữu hiệu.

+ Vai trò người liên lạc của nhà quản trị:

Vai trò này liên quan đến mối quan hệ giữa nhà quản trị với vô số những cá nhân và đoàn thể ở bên ngoài tổ chức. Nhà quản trị thông qua các kênh chính thức, thiết lập và duy trì mối quan hệ của tổ chức với những cá nhân và đoàn thể ở bên ngoài tổ chức. Vai trò liên lạc là một bộ phận then chốt trong các chức năng của giám đốc. Thông qua vai trò này, nhà quản trị liên lạc với thế giới bên ngoài sau đó lại thông qua vai trò người phát ngôn, người truyền bá thông tin và người đàm phán để phát triển hơn nữa mối quan hệ ấy và nhận thức được những điều bổ ích, những thông tin mà mối quan hệ ấy tạo ra.

2.2 Vai trò thông tin

Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thông tin được xem là nguồn lực thứ tư ở mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Các hoạt động về quản trị chỉ thực sự có cơ sở khoa học và có hiệu quả khi nó được xử lý, được thực thi trên cơ sở các thông tin chính xác đầy đủ và kịp thời. Thông tin không chỉ cần cho các nhà quản trị mà chính bản thân họ cũng giữ những vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực này. Nghiên cứu về vai trò thông tin của các nhà quản trị chúng ta thấy:

10 vai trò của nhà quản trị vai trò nào quan trọng nhất
4 chức năng của nhà quản trị

+ Trước hết nhà quản trị có vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị mình.

Nhà quản trị đảm nhận vai trò thu thập thông tin bằng cách thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để nhận ra những tin tức, những hoạt động, những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe doạ đối với hoạt động của tổ chức. Công việc này được thực hiện qua việc đọc báo chí, văn bản và qua trao đổi tiếp xúc với mọi người…

+ Vai trò thông tin thứ hai của nhà quản trị là vai trò người truyền bá thông tin, nghĩa là nhà quản trị phổ biến những thông  tin liên hệ đến người có liên quan. Người có liên quan có thể là thuộc cấp, đồng cấp hay thượng cấp. Thông tin có thể là về những sự thật đang diễn ra hoặc những thông tin có liên quan đến việc lựa chọn quyết định quản lý và những việc phải làm. Chẳng hạn, khi công ty làm ăn thua lỗ, giám đốc có thể sẽ phải trình báo cáo lên chủ tịch hội đồng quản trị công ty về việc sẽ xa thải một số nhân viên, sau đó ông ta thông báo quyết định này cho trưởng phòng nhân sự.

2.3 Vai trò thông tin thứ ba của nhà quản trị là vai trò người phát ngôn.

Có thể nói vai trò người truyền bá thông tin là vai trò trong nội bộ tổ chức, còn vai trò người phát ngôn là vai trò đối ngoại. Đó là việc truyền bá những thông tin của tổ chức cho những cơ quan và cá nhân bên ngoài tổ chức. Mục tiêu của sự phát ngôn có thể là để giải thích, bảo vệ hay tranh thủ thêm sự ủng hộ cho tổ chức.

2.4 Vai trò quyết định

Loại vai trò cuối cùng của nhà quản trị bao gồm 4 vai trò: Vai trò nhà doanh nghiệp, vai trò người khắc phục khó khăn, vai trò người phân phối nguồn lực và vai trò người đàm phán (hay nhà thương thuyết).

+ Vai trò nhà doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ nhà quản trị là người khởi xướng và thiết kế nhiều cải cách của tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình. Mục đích của vai trò này là tạo ra những chuyển biến tốt hơn trong đơn vị.

Việc này có thể được thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ thuật mới vào một tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.

+ Trong vai trò người khắc phục khó khăn, nhà quản trị phải xử lý những tình huống ngoài ý muốn và những biến đổi hàm chứa những nhân tố không thể điều khiển được. Chẳng hạn như khi một cỗ máy chủ yếu bị hỏng, khi nguồn điện bị cúp, khi khách hàng chủ yếu đột ngột không mua hàng nữa, khi mặt hàng kinh doanh đột nhiên bán khá chạy… Khi đó vai trò của nhà quản trị trong các tình huống này là  phải nhanh chóng, kịp thời và quyết đoán để đưa tổ chức trở lại hoạt động bình thường và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể có hoặc là tận dụng tối đa các cơ hội  mới, những yếu tố mới để phát triển.

+ Khi nhà quản trị ở trong tình huống phải quyết định nên phân phối nguồn lực cho ai và với số lượng như thế nào, thì đó là lúc nhà quản trị đóng vai trò là người phân phối nguồn lực. Vai trò này gồm có 3 phần:

* Sắp xếp thời gian của bản thân: Thời gian của nhà quản trị là một trong những nguồn lực quý báu nhất của tổ chức. Điều quan trọng hơn nữa là việc sắp xếp thời gian của nhà quản trị có ý nghĩa quyết định đối với lợi ích của tổ chức và được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của tổ chức.

* Sắp xếp công việc: Chức trách của nhà quản trị là thiết lập một chế độ làm việc của tổ chức mình, làm việc gì, ai làm, thông qua tổ chức nào để làm..Vấn đề này liên quan đến việc phân phối những nguồn lực cơ bản và nói chung, liên quan đến những phương án làm việc mang tính chất cải tiến. Thực chất của vấn đề này là sắp xếp công việc cho cấp dưới. Đó là một vấn đề quan trọng trong phân phối nguồn lực.

* Những quyết định quan trọng phải được nhà quản trị phê chuẩn trước khi thực hiện: Điều này sẽ giúp nhà quản trị có thể duy trì sự điều khiển liên tục đối với việc phân phối nguồn lực. Nhà quản trị phải là người giữ quyền phê chuẩn mọi quyết định quan trọng để đảm bảo cho việc phối hợp các quyết định đó, khiến cho các quyết định đó bổ sung cho nhau, không trái ngược nhau và lựa chọn được phương án tốt nhất trong tình hình nguồn lực có hạn. Nếu quyền lực này bị phân tán thì có thể dẫn đến những quyết định quản lý không ăn khớp và sự không nhất trí trong chiến lược.

* Cuối cùng nhà quản trị còn đóng vai trò là nhà thương thuyết, đàm phán, thay mặt cho tổ chức trong quá trình hoạt động. Sở dĩ nhà quản trị phải thay mặt cho tổ chức tham gia những cuộc đàm phán quan trọng vì họ là người tượng trưng cho tổ chức. Sự tham gia của họ có thể làm tăng thêm sự tin cậy cho đối phương. Với tư cách là người phát ngôn của tổ chức, ông ta là người đại diện về mặt đối ngoại của những thông tin và tiêu chuẩn giá trị của tổ chức. Điều quan trọng hơn nữa là, với tư cách là người phân phối nguồn lực, ông ta có quyền chi phối nguồn lực của tổ chức. Đàm phán là trao đổi nguồn lực, nó đòi hỏi người tham gia đàm phán phải có đủ nguồn lực chi phối và nhanh chóng quyết định vấn đề.

Tóm lại với chức năng và vai trò của mình, nhà quản trị giữ vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của tổ chức và đó cũng là lý do chính của nhu cầu cấp bách phải đào tạo các nhà quản trị, vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

3. Chức năng của nhà quản trị

4 chức năng của nhà quản trị:

10 vai trò của nhà quản trị vai trò nào quan trọng nhất
Chức năng của nhà quản trị

3.1 Lập kế hoạch

+ Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của tổ chức

+ Dự thảo chương trình hành động

+ Lập lịch trình hoạt động

+ Đề ra các biện pháp kiểm soát

+ Cải tiến tổ chức

3.2 Chức năng tổ chức

+ Xác lập sơ đồ tổ chức

+ Mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận

+ Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên

+ Chính sách sử dụng nhân viên

+ Định biên

3.3 Chức năng điều khiển

+ Ủy quyền cho cấp dưới

+ Giải thích đường lối chính sách

+ Huấn luyện và động viên

+ Giám sát và chỉ huy

+ Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả

+ Thiết lập các quan hệ mật thiết bên trong và bên ngoài tổ chức

3.4 Chức năng kiểm soát

+ Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm toán

+ Lịch trình kiểm toán

+ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

+ Các biện pháp sửa sai

Trong bất kỳ tổ chức nào, vai trò của nhà quản trị vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của công ty. Và để ra quyết định hợp lý, nhà quản trị cần phải thực hiện các chức năng quản trị của mình.

Hiện tại, Tri Thức Cộng Đồng đang cung cấp LÀM LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội, HCM,…với mọi chuyên ngành học chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Các tìm kiếm liên quan:

vai trò của nhà quản trị, chức năng của nhà quản trị, vai trò của nhà quản lý, các vai trò của nhà quản trị, chức năng của nhà quản lý, vai trò quan trọng nhất của nhà quản trị, 4 chức năng của nhà quản lý, 4 chức năng của nhà quản trị, phân tích vai trò của nhà quản trị, vai trò của nhà quản trị là gì,